Lễ kỷ niệm 25 năm Sông Hương: Cháy bỏng những tấm lòng vì văn nghệ cố đô

09:36 11/08/2008
Rất nhiều hoa, rất nhiều nụ cười đã hiện diện một cách cởi mở và đầm ấm trong buổi chiều ngày 18.7.2008 tại Trung tâm Du lịch và Dịch vụ Festival - Huế, nơi diễn ra Lễ kỷ niệm 25 năm Tạp chí Sông Hương phát hành số báo đầu tiên (1983-2008).

Nhà báo Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Tổng biên tập phụ trách phát biểu khai mạc

Trong rừng hoa nở ngát thơm được gửi đến trang trọng mừng ngày vui của Tạp chí, anh em văn nghệ sĩ xúc động khi nhìn thấy lẵng hoa chúc mừng của cá nhân đồng chí Hồ Xuân Mãn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy (do bận họp ở Hà Nội nên không dự được), lẵng hoa của cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh gửi đến, bên cạnh những lẵng hoa của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và các huyện, thành phố Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP HCM, các cơ quan đơn vị và các văn phòng đại diện báo chí cả nước đóng trên địa bàn...
Lễ Kỷ niệm 25 năm thành lập Tạp chí Sông Hương đã vinh dự đón tiếp các đồng chí lãnh đạo: Nguyễn Văn Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch UBND tỉnh, Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Sông Hương, đại diện các cơ quan ban ngành, đồng nghiệp, cộng tác viên trong và ngoài tỉnh...
Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Thiện, thay mặt lãnh đạo tỉnh đã đánh giá: “Từ những bước đi đầu tiên đầy khó khăn gian khổ của những năm đầu thập kỷ 80 khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, đến nay, cùng với sự đổi mới và hội nhập sâu rộng của đất nước, Tạp chí Sông Hương đã từng bước trưởng thành với thời gian, vượt ra khỏi biên giới của địa phương để trở thành diễn đàn trao đổi văn hoá - văn nghệ của các lực lượng văn nghệ sĩ trong tỉnh, trong nước và cả nước ngoài, hoàn thành nhiệm vụ của một cơ quan tư tưởng - văn hoá, được bạn đọc khắp nơi trên mọi miền tổ quốc đón nhận với những tình cảm yêu thương và trân trọng”. Họa sỹ Đặng Mậu Tựu, Q. Chủ tịch Hội LH VHNT nhớ lại: “Một phần tư thế kỷ đã đi qua. Bao sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá đã diễn ra và Sông Hương cũng có những bước thăng trầm theo dòng thời gian với 233 số báo, mang nhiều dáng vẻ của sự nỗ lực đổi thay về hình thức và nội dung nhằm phục vụ bạn đọc một cách thoả mãn nhất. 25 năm và một phép chia bình quân cho 6 đời Tổng Biên Tập, mỗi đời có một khoảng thời gian thật đáng kể cho Sông Hương; mỗi đời đều để lại những dấu ấn sâu sắc trong dòng chảy văn hoá, văn nghệ Huế nói riêng và cả nước nói chung. “Từ diễn đàn Sông Hương, nhiều vấn đề lớn của văn hoá nghệ thuật nước nhà đã được đàm luận, nhiều cây bút đã được phát hiện và ươm trồng, nhiều cánh cửa văn hoá nghệ thuật thế giới đã được mở ra…”. (1) “Bước sang thế kỷ mới, thế kỷ của hội nhập và phát triển, thế kỷ của công nghệ thông tin, thế kỷ mà các loại hình báo chí phát triển hùng hậu và quy mô, Sông Hương phải đương đầu với không ít khó khăn”. (2) Trọng trách đặt nặng lên vai người kế nhiệm (Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc); khi mà Tạp chí đang khiếm khuyết một số vị trí lãnh đạo và phóng viên, kinh phí đầu tư chưa đủ trang trải cho công tác chuyên môn... Và, cái lo chủ yếu vẫn là chất lượng của tờ báo.
Với tâm huyết nhiệt thành của một người đi trước, Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã bày tỏ trăn trở của mình là làm sao để Sông Hương có thể hay hơn: “Văn chương phải gắn với đời sống hiện tại, không xa lạ với người đọc; chứ không nên “dựng tháp ngà”, bởi “có biết bao tháp ngà đã sụp đổ!”.
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Tổng Biên tập thứ hai của Tạp chí, lại đặc biệt quan tâm đến việc “viết cái cũ phải sâu, viết cái mới phải mạnh mẽ và nhìn ra thế giới” bằng cách “xé rào đối ngoại”. Đây cũng là điều mong mỏi của Hội Đồng hương TT. Huế, Tủ sách Nhớ Huế tại Tp HCM: “Sông Hương nên mở thêm một chuyên trang dành “đất” cho những người xa quê ở hải ngoại, được bày tỏ, trang trải nỗi niềm và đóng góp nhiều trang viết mang tâm tư, tình cảm và cuộc sống của bà con TT. Huế ở quê người”.
Với kinh nghiệm trong 6 năm điều hành Tạp chí, nhà văn Hồng Nhu đã chỉ ra điều cần thiết của sự ổn định một bộ máy, sau đó “mới tính đến văn chương chữ nghĩa”. Ông cũng ước muốn trong tương lai Sông Hương sẽ tổ chức được những cuộc thi sáng tác văn học nhằm mục đích “phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những cây bút trẻ trên phạm vi cả nước”.
Nhà văn Bửu Ý “báo động đỏ” về sự tồn tại của một tạp chí địa phương giữa bối cảnh báo chí rất phong phú gồm tuần san, nguyệt san, thậm chí báo ngày cũng đang “lấn sân” văn học-nghệ thuật. Từ đó ông đặt ra yêu cầu Ban biên tập, “phải có sự chọn lựa nghiệt ngã, bạo gan”. Nhà văn đề nghị Tạp chí Sông Hương nên mở những diễn đàn học thuật để từ đó tạo môi trường sinh hoạt văn hóa văn nghệ trên không gian miền Hương Ngự. Ông nhấn mạnh: “Sông Hương không thể là một ốc đảo văn hoá; chỉ khi tạo được môi trường văn hoá, Sông Hương mới có hào quang”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nguyên là Phó TBT Tạp chí Sông Hương hứa sẽ có một “văn bản” chi tiết góp ý cho Sông Hương. Tại buổi lễ, ông cũng đã có một số đề xuất đáng lưu tâm, nhất là vấn đề website của Sông Hương. Theo ông, sự ra đời của www. tapchisonghuong.com.vn là một nỗ lực ngoài sức tưởng tượng của ông. Điều đó “khẳng định chúng ta đứng trên quả đất này”.
Những ý kiến đóng góp cho Sông Hương còn nhiều, chứng tỏ sự phát triển của Tạp chí Sông Hương vẫn luôn canh cánh bên lòng quý lãnh đạo, các thế hệ “cầm chịch” đã qua, anh em văn nghệ sỹ cũng như bạn đọc yêu con sông Hương dùng dằng, âm ỉ chảy trong tâm thức của Huế thơ. 
P.V

(nguồn: TCSH số 234 - 08 - 2008)

 

 


---------------------------
(1)
Phát biểu của Phó TBT phụ trách, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc.
(2) Phát biểu của Họa sỹ Đặng Mậu Tựu, Q.Chủ tịch Hội LH VHNT TT. Huế.

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN PHƯƠNG TRÀĐầu năm 1961, hai mươi bốn sinh viên khóa 3 Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội chuẩn bị thi tốt nghiệp. Bắt đầu từ năm học này, sinh viên khoa ngữ văn phải làm luận án. Mỗi chúng tôi được giao làm một bản khóa luận về một vấn đề văn học, một tác giả hay một trào lưu văn học trong hoặc ngoài nước. Tôi chọn viết về Thanh Hải, Giang Nam, hai nhà thơ quen thuộc của miền Nam hồi ấy.

  • NGUYỄN THỤY KHATôi bắt đầu những dòng này về Thanh khó khăn như chính thời gian dằng dặc Thanh đã đi và sống để tìm đến những thời điểm bấm máy "độc nhất vô nhị", nhưng "khoảnh khắc vàng" mà đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh không phải ai cũng có cơ may.

  • NGÔ MINHTrong đội ngũ các nhà thơ Việt hiện đại thế kỷ 20 đang sống ở Huế, có một nữ nhà thơ nổi tiếng thơ hay từ khi mới tuổi hai mươi, suốt mấy chục năm qua luôn được độc giả thơ cả nước ái mộ.

  • THANH THẢONgười dịch Marquez ấy chưa một lần gặp Marquez, dù anh đã từng sang tận xứ quê hương văn hào này.

  • SƠN TÙNGTôi đến sứ quán Việt Nam ở đợi vé máy bay về Bắc Kinh. Phu nhân đại biện lâm thời Tôn Quang Đẩu là bà Hải Ninh phụ trách lưu học sinh sinh viên Việt Nam tại Liên Xô, tôi là đại biểu sinh viên thuộc sự quản lý của bà khi lưu lại Mátxcơva. Cho nên được bà Hải Ninh giúp đỡ tôi như chị gái săn sóc em vậy.

  • VŨ HUẾGiải phóng đã tới năm 78, ba năm sau miền Nam nói chung và thành thị nói riêng, hàng hóa chẳng còn thứ gì “giá rẻ như bèo” (kể cả là nhà, đất). Huống gì tôi không phải hạng có tiền rủng rỉnh (ngoài lương), thành có muốn cái gì cũng khó.

  • PHONG LÊTết Dần năm 1998, vào tuổi 80, bác Kế yếu đi nhiều lắm. Sự thay đổi quá chóng khiến tôi bất ngờ.

  • HOÀNG MINH NHÂNNăm 1992, nhà thơ Lưu Trọng Lư cùng vợ là bà Tôn Lệ Minh vào Đà Nẵng thăm chơi, tôi có gặp. Lúc ấy tôi đang sưu tầm tư liệu về nhà thơ Phạm Hầu. Biết thời còn học ở Quốc Học Huế, nhà thơ Phạm Hầu rất ngưỡng mộ bà Minh, và đã làm nhiều bài thơ tình đặc sắc tặng bà.

  • TRẦN CÔNG TẤNCách nay vừa tròn 47 năm, Lê Minh Ngọc cùng chúng tôi ở chung đơn vị. Sau đó, tôi đi Mặt trận Lào. Minh Ngọc về làm hậu cần rồi đi Bắc Kinh học ngoại ngữ.

  • PHONG LÊTôi được một "cú phôn" mời dự cuộc gặp mặt của một nhóm anh em nhân ngày 20-11 và nhân 40 năm Ủy ban khoa học nhà nước.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNMùa Hè năm 2007, từ Huế chúng tôi chuẩn bị ra thăm Hà Nội lần đầu. Trên ga Huế, chờ chuyến Tàu Đỏ xuyên Việt buổi chiều, nghe một người bạn chưa bao giờ gặp là anh Văn Thành nói trong điện thoại: “Cậu hên quá! Hà Nội đang nắng gắt bỗng dưng hôm qua lại có gió mùa Đông Bắc. Bây giờ Hà Nội như mùa Thu”.

  • NGUYỄN HÀO HẢII. Người tình thứ ba của họa sĩ lớn nhất thế kỷVừa qua ở Paris đã tổ chức cuộc triển lãm bán đấu giá toàn bộ bộ sưu tập Picasso của Dora Maar gây ra một sự huyên náo trong đời sống nghệ thuật ở thành phố họa lệ này sau những tháng ngày im lìm buồn tẻ do ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng toàn cầu triền miên. Cuộc triển lãm này đã làm người ta nhớ lại người đàn bà thứ ba của hoạ sĩ lớn nhất thế kỷ.

  • Lập thân, lập nghiệp ở Pháp nhưng Tiến sĩ Thu Trang vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc. Hơn 10 năm nay bà dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu tiềm năng du lịch Việt Nam, viết sách về du lịch, tham gia giảng dạy ở nhiều lớp đào tạo cán bộ du lịch và ở khoa du lịch của một số trường đại học trong nước. Là một cộng tác viên thân thiết, tên tuổi bà đã thân thuộc với độc giả Tạp chí Sông Hương, thế nhưng ít người đọc được biết người trí thức Việt kiều yêu nước này từng là Hoa hậu Sài Gòn 1955.

  • VÕ MẠNH LẬPÔng Nguyễn Văn Thương xa quê hương làng Vân Thê, Hương Thủy TT.Huế từ hồi còn trẻ. Ông cũng như mọi con người khác, xa quê, thương cha nhớ mẹ. Xa quê là nhớ quê, đậm nét tình bờ dậu, gốc tre làng, hương hoa của đất phảng phất theo suốt chặng đường xa.

  • HOÀNG QUỐC HẢITình cờ và cũng là may mắn nữa, vào Sài Gòn lần này tôi được gặp bà góa phụ Vũ Hoàng Chương, tức bà Thục Oanh ở nhà ông Trần Mai Châu, nơi đường Tự Đức cũ. Nhà ở xế ngôi trường Trần Văn Ơn vài chục mét.

  • LTS: Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân là một trong những người cầm bút từ Trường Sơn về đã lao vào việc nghiên cứu lịch sử văn hoá Huế và đã đạt được một số kết quả. Trong số những gì đã đạt được anh thú vị nhất là Chuyên đề Bác Hồ, thời niên thiếu ở núi Ngự sông Hương.

  • HOÀNG CẦMThư gửi người âm (nhớ thi sĩ Đặng Đình Hưng)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHCơn cuồng lũ đã chìm về thủy phủ hơn chục ngày rồi mà những nơi nó đi qua vẫn ngổn ngang, bơ phờ xác họa. Huế vốn là một thành phố sạch đẹp với sương khói mờ nhân ảnh, thế mà giờ đây lại phải thay vào đó bằng rác rưởi, bụi bặm. Khắp phố phường ai nấy đều khẩn trương thu dọn, xử lý nhưng sức người không thể làm kịp cái khối lượng khổng lồ hậu quả thiên tai để lại.

  • HOÀNG PHƯỚCTrận lũ lịch sử đầu tháng 11 vừa qua, Thừa Thiên Huế là tỉnh bị thiệt hại rất nặng cả về người và của cải. Anh em Văn nghệ sĩ may mắn không ai mất mạng, nhưng cũng đã có trên 300 người nhà bị ngập nước, bị sập, bị tốc mái... Một số lớn những kinh sách, thư tịch, sách cổ, tranh ảnh nghệ thuật, hoành phi đối liễn, từ điển các loại, đồ sứ men lam, đàn dương cầm, nhạc cụ dân tộc, phim, máy ảnh, máy ghi hình, bản thảo, tài liệu gốc có giá trị văn hóa lịch sử, hư hỏng ẩm ướt, hoặc bị bùn đất vùi lấp, bị trôi, thiệt hại không thể tính được.

  • HOÀNG MINH TƯỜNGĐi Bình Trị Thiên hè này, tôi có hạnh phúc được hầu chuyện quá nhiều văn nhân nổi tiếng.Nhà văn Nguyễn Quang Hà, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, ngay khi vừa đi phá Tam Giang tìm bối cảnh cho bộ phim truyền hình nhiều tập, về đến thành phố, đã tìm đến khách sạn, giao cho hai bố con tôi chiếc honda 86 và hai mũ bảo hiểm. Xăng đầy bình rồi. Cứ thế mà đi. Ông cười hiền từ chỉ hướng cho hai bố con lên đàn Nam Giao và khu đền thờ Huyền Trân Công Chúa vừa mới khánh thành.