Lễ bộ Thượng Thư, Hiệp Biện Đại Học Sĩ Lê Bá Thận và công cuộc khôi phục nền giáo dục làng Dương Xuân Thượng

16:23 22/01/2019

NGUYỄN VĂN CƯƠNG - NGUYỄN VĂN KHÁNH

Trong chuyến đi điền dã khảo sát di tích tại khu vực Phường Thủy Xuân, TP Huế. Chúng tôi tình cờ phát hiện một di chỉ cổ nằm lẫn khuất trong những tán cây rậm rạp trên vườn đồi của làng Dương Xuân thượng trước đây. Vạch lá dò dẫm tìm vào, chúng tôi mới nhận ra nơi mình đặt chân đến chính là một Văn Miếu, nơi thờ phụng vị Thánh về Văn, người mà được hậu thế tôn vinh là Vạn thế Sư biểu (người thầy của muôn đời), Đức Khổng Tử. Ngôi miếu nằm lọt thỏm trong những tán lá, bụi cây. 

Văn Miếu làng Dương Xuân thượng (cũ) nằm lọt thỏm dưới những tán cây

Dường như nơi đây đã bị bỏ hoang phế từ lâu. Nhìn lên biển ngạch của miếu có đề hai chữ: Văn chỉ 文址 cùng đôi dòng lạc khoản: Lạc khoản thứ nhất là  揚春上丙午年冬 – Dương Xuân thượng Bính Ngọ niên đông (Dương Xuân thượng mùa đông năm Bính Ngọ) và một lạc khoản đề năm 1966 lập miếu. Bước vào bên trong nội thất thì án thờ giữa chính là chân dung đức Khổng Tử, cùng ngổn ngang những lư, nhang, đèn nằm vun vãi chung quanh, miếu đã khói lạnh nhang tàn không ai săn sóc tự bao giờ. Trong thâm tâm chúng tôi không khỏi lấy làm xót xa, thời gian đã làm mờ đi những giá trị xưa cũ, buồn cho một Thánh địa từng là nơi vinh danh nền giáo dục khoa bảng tiền nhân, nhưng còn đó, hai tấm văn bia đang phủ một lớp bùn đất, ẩn sâu trong lớp đất đó chính là tên một nhân vật triều Nguyễn gắn liền với lịch sử thành lập ngôi miếu này. Đó chính là “Hiệp biện Đại học sĩ Lê Bá Thận”. 

Lịch sử của Văn Miếu tại làng Dương Xuân(1)
 

Dưới triều nhà Nguyễn, ngoài Văn Miếu đại diện cho cả triều đại và cũng là của toàn quốc được vua Gia Long (1762-1820) xây dựng vào năm 1808 tại làng Long Hồ  (nay là phường Hương Hồ, Thị xã Hương Trà, TT.Huế) dùng làm nơi thờ phụng Khổng Tử và các tiên hiền, cho đến các đời vua Minh Mạng (1791-1841), Thiệu Trị (1807-1847) thì việc xây dựng các Văn Miếu ở những nơi khác điều bị cấm, xem là trái lệ triều đình. Có chăng thì một số nhà khoa bảng tự thờ đấng Thánh triết tại tư gia riêng của mình. Mãi đến đời Tự Đức (1829-1883), các địa phương thôn ấp mới được phép xây Văn chỉ, Văn Miếu để thờ phụng Khổng Tử và tôn vinh các bậc tiên hiền, các vị đỗ đạt khoa bảng có xuất thân trong làng, xã, địa phương đó. Trong bài văn bia Miếu Văn Thánh làng Bác Vọng(2) (Xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, TT Huế)  của Đặng Văn Hòa(3) có nói rõ việc này:”國朝大定來吾鄉多由科目出者聖晢扶持之功用也可無數畝之宮以崇報耶昔余自南歸同駙馬都尉少文兄謀之未果行恐越祀也時奉嚴闢斜敎旨凖諸地方村邑皆得建聖祠 余聞之喜然...”. Quốc triều đại định lai, ngô hương đa do khoa mục xuất giả, Thánh triết phù trì chi công dụng dã, khả vô sổ mẫu chi cung dĩ sung báo da? Tích dư tự Nam quy đồng phò mã đô úy Thiếu Văn huynh mưu chi vị quả, hành khủng việt tự dã. Thời phụng nghiêm tịch tà giáo chỉ chuẩn chư địa phương thôn ấp giai đắc kiến thánh từ, dư văn chi hĩ nhiên. Nghĩa là: Từ khi quốc triều đại định đến nay, làng ta nhiều người từ khoa mục mà xuất thân, cũng là nhờ công dụng phò trì của bậc Thánh triết vậy, có thể nào không có cung thất vài mẫu để tôn sùng báo đáp sao? Trước đây tôi từ Quảng Nam trở về, cùng phò mã đô úy là anh Thiếu Văn(4) đã từng bàn định nhưng chưa thành; làm thì lại lo sợ vượt quá điển lễ thờ tự vậy. Lúc bấy giờ (triều vua Tự Đức) có ban chỉ xuống nghiêm cấm tà giáo(5), chuẩn cho các địa phương thôn ấp đều được xây Thánh từ, tôi nghe được mừng vui lắm.

 

Trong quá trình chúng tôi tìm hiểu thì biết được rằng Dương Xuân Văn chỉ vốn là miếu thờ Khổng tử của làng Dương Xuân thượng, còn gọi là Văn Miếu. Khởi dựng đầu triều Nguyễn, niên hiệu Minh Mạng, nguyên trước miếu nằm ở vị trí khác; đến năm 1876, Hiệp biện đại học sĩ lãnh Lễ bộ thượng thư sung Cơ Mật viện đại thần, Quốc sử quán phó tổng tài Lê Bá Thận đứng ra chủ trương dời về thôn Hai, thuộc làng Dương Xuân thượng, tức chỗ hiện nay, ngôi miếu nằm phía hữu đường Lê Ngô Cát (phường Thủy Xuân, TP huế), cách chùa Từ Hiếu chừng 800m. Chung quanh là vườn đồi. Đây là Văn chỉ thờ đức Khổng Tử, có ba cấp nền lộ thiên, được làng trùng tu lại năm 1939. Năm 1966, Văn chỉ được xây thêm vách và lợp mái chuyển thành Văn Miếu. Văn Miếu dài 7m, rộng 5m; nóc quyết trang trí tứ linh. Ngoại thất có bốn trụ biểu làm cổng trước; nội thất thiết án thờ Khổng Tử, tứ phối, thất thập nhị hiền và các tiên nho Việt Nam, các tiên hiền đỗ đạt của làng (hiện nay chỉ còn mỗi Đức Khổng Tử). Một bi ký ở vách đông nói về việc Lê Bá Thận tái thiết, chọn nơi lập miếu năm 1876, một bi ký ở vách tây nói về việc làng trích ruộng đất để sung vào công quỹ dành riêng cho việc học của con em trong làng mà Lê Bá Thận là người tiên phong đóng góp (cũng trong năm 1876). Nội dung nguyên văn hai tấm văn bia như sau:

ông (Dương Xuân thượng mùa đông năm Bính Ngọ) và một lạc khoản đề năm 1966 lập miếu. Bước vào bên trong nội thất thì án thờ giữa chính là chân dung đức Khổng Tử, cùng ngổn ngang những lư, nhang, đèn nằm vun vãi chung quanh, miếu đã khói lạnh nhang tàn không ai săn sóc tự bao giờ. Trong thâm tâm chúng tôi không khỏi lấy làm xót xa, thời gian đã làm mờ đi những giá trị xưa cũ, buồn cho một Thánh địa từng là nơi vinh danh nền giáo dục khoa bảng tiền nhân, nhưng còn đó, hai tấm văn bia đang phủ một lớp bùn đất, ẩn sâu trong lớp đất đó chính là tên một nhân vật triều Nguyễn gắn liền với lịch sử thành lập ngôi miếu này. Đó chính là “Hiệp biện Đại học sĩ Lê Bá Thận”. 

 

Văn bia thứ nhất

*Tấm bia thứ nhất:

嗣德二十九年

皇朝誥授榮祿大夫柱國署協辨大學士領禮部尚書兼吏部充幾密院大臣國史館副總栽京畿海防副使管文臣駙馬黎審之擇吉.

子山午向兼壬丙

Nguyên văn:

Tự Đức nhị thập cửu niên

Hoàng triều cáo thụ Vinh lộc đại phu trụ quốc, thự Hiệp biện Đại học sĩ, lĩnh Lễ bộ thượng thư kiêm Lại bộ sung Cơ mật viện đại thần, Quốc sử quán Phó tổng tài, Kinh kỳ hải phòng phó sứ quản văn thần phò mã Lê Thẩm Chi trạch cát.

Tý sơn, ngọ hướng, kiêm nhâm bính

Dịch nghĩa:

Tự Đức năm thứ 29 (1876).

Hoàng triều cáo thụ Vinh lộc đại phu trụ quốc, thự Hiệp biện đại học sĩ, lĩnh Lễ bộ thượng thư kiêm Lại bộ sung Cơ mật viện đại thần, Quốc sử quán Phó tổng tài, kinh kỳ hải phòng phó sứ, quản văn thần phò mã Lê Thẩm Chi (Bá Thận) chọn chỗ tốt lành.

Miếu tọa tại sơn Tý, hướng ngọ, kiêm nhâm bính.

 

Văn bia thứ hai

Tấm bia thứ hai:

本社會定揀摘肥田壹畝以供祀典又摘房舍肥土壹畝竝寔錢貳百貫(取息)以備學資均永遠無改署協辨大學士官供錢貳百貫留爲學資丙子定

Nguyên văn:

Bổn xã hội định giản trích phì điền nhất mẫu dĩ cung tự điển, hựu trích phòng xá phì thổ nhất mẫu tịnh thực tiền nhị bách quan (thủ tức) dĩ bị học tư, quân vĩnh viễn vô cải, thự Hiệp biện đại học sĩ quan cung tiền nhị bách quan lưu vi học tư. Bính Tý định.

Dịch nghĩa:

Bổn làng họp quyết định kén chọn trích một mẫu ruộng tốt làm ruộng thờ, lại trích một mẫu đất tốt vốn đất nhà ở toàn thảy tiền là hai trăm quan (đã xác nhận) lấy dùng làm quỹ học, cứ đều mãi như thế không thay đổi, quan thự Hiệp biện đại học sĩ cúng tiền hai trăm quan làm quỹ học. Định vào năm Bính Tý (1876).

Tự Đức năm thứ 29 (1876).

 

Hoàng triều cáo thụ Vinh lộc đại phu trụ quốc, thự Hiệp biện đại học sĩ, lĩnh Lễ bộ thượng thư kiêm Lại bộ sung Cơ mật viện đại thần, Quốc sử quán Phó tổng tài, kinh kỳ hải phòng phó sứ, quản văn thần phò mã Lê Thẩm Chi (Bá Thận) chọn chỗ tốt lành.

Miếu tọa tại sơn Tý, hướng ngọ, kiêm nhâm bính.


Về Hiệp biện Đại học sĩ Lê Bá Thận
 

Lê Bá Thận (1822 – 1879), tự Thẩm Chi, biệt hiệu là Xuân Sơn, trước tên Hồng Tân, người Hương Thủy thuộc Thừa Thiên, đỗ cử nhân khoa thi Bính Ngọ, Thiệu trị thứ 6 (1846),  đỗ phó bảng Ất khoa, năm Tự Đức thứ nhất (1848).Trong cuộc đời làm quan, ông trải các chức Tri huyện, Tri phủ, Thị giảng Học sĩ, Bố chánh Nghệ An, Tham tri Bộ Binh, Tả phó đô Ngự sử Đô sát viện. Đương thời, ông lập được nhiều công lao trong chiến trận, có công dẹp giặc, giữ yên bề xã tắc.

Một quan văn nhưng chuyên về nghiệp võ

Lê Bá Thận vốn xuất thân bằng con đường Khoa bảng, văn nghiệp, mang hình tướng của một nhà Nho, tuy nhiên cuộc đời ông lại gắn liền với “thanh gươm, yên ngựa”, đó là một sự lạ. Ông nhiều lần được vua Tự Đức phái đi dẹp giặc và thổ phỉ ngoại xâm hầu khắp các tỉnh trên cả nước. Sách Đại Nam liệt truyện có chép : “Năm thứ Tự Đức 21 (1868), phỉ người Thanh lan tràn quấy nhiễu Thái Nguyên, vua cho Bá Thận sung Tham tán Ninh Thái đạo. Bấy giờ cổ phỉ đánh phá phủ Phú Bình, Thận mang quân đánh phá được. Sau đó bọn giặc lại tụ tập ở trong rừng Lục Ngạn, Bá Thận cùng Tán tương Ông Ích Khiêm đánh lui, được cất bổ lên Thượng thư Binh bộ vẫn sung Tham tán”(6). Nhưng ít lâu sau vì để mất thành Thông Hóa, nên bị giáng làm bố chánh tỉnh Thái Nguyên. Sau đổi về Lễ bộ Thị lang rồi thăng Tham tri thự Thượng thư. Năm Tự Đức thứ 26 (1873), Trần Quang Hoàn ở Hà Tỉnh khởi biến, đánh phá đạo thành, vua cho Bá Thận làm Thống đốc quân vụ cùng với hiệp đốc Vũ Lã mang binh thuyền đến Linh Giang phòng bị đánh dẹp. Sau khi thắng lợi trở về kinh, ông được thăng thự Hiệp biện đại học sĩ, vẫn lãnh Lễ bộ và kiêm Cơ mật viện. Vua Tự Đức từng khen:”Bá Thận một lòng phát thực trung thành. Cẩn thận tinh tường, làm việc ở kinh lâu ngày, giỏi giang thông thạo, chuẩn cho thực thụ Hiệp biện(7). Tuy nhiên, ông luôn tỏ ra khiêm tốn, biết mình, biết người, sách Đại Nam thực lục có chép lại chuyện ông dâng tấu tâu lên vua từ chối khi được thăng chức Hiệp biện đại học sĩ, lời lẽ khá thành thật và khẩn khoản: “Thần vâng mệnh đi trù tính việc quân may nhờ mưu kế tổ tiên, giữ yên cho dân địa phương ấy, thần không có tài năng gì; nay lạm dự vào viện Cơ mật, tâm cơ, thù ứng cho khéo nghĩ làm nhanh nhẹn tinh tường, thần không bằng Phạm Phú Thứ; học thức sâu rộng, mưu chước tinh thâm, thần không bằng Nguyễn Tư Giản; làm việc tính kế thường hợp cơ nghi, có tài hoạt bát ứng biến, thần không bằng Nguyễn Văn Tường. Lần này vâng mệnh phái đi, được cho vào hạng thưởng, càng thấy quá bổn phận, còn như nhất phẩm là bậc cao, triều đình phải so sánh, thần sợ sức không đủ mà làm gượng, thì lo không gì lớn bằng, xin thu về mệnh lệnh mới, chuẩn cho vẫn ở chức cũ (Thượng thư bộ Lễ)”. Vua bảo rằng: “Khuyến khích người có công, đền đắp sự khó nhọc là điển lệ thường của Nhà nước, hầu bỏ điển lệ, thì lấy gì mà khuyên đời, mà tự cam chịu không tài, quên cả tấm lòng mong báo ư?Trẫm rất không khen, chuẩn cho không phải bàn(8). Hiệp biện đại học sĩ Lê Bá Thận còn là sư bảo dạy học ở Dục Đức đường (tức thầy của hoàng tử Ưng Chân(9), người kế vị ngai vàng sau này).

  Suốt 30 năm làm quan, ông là một người giỏi giang, biết chăm lo chức vụ, tuy nhiều lần thăng giáng, cũng gặp không ít sóng gió hoạn lộ chốn quan trường nhưng trước sau ông vẫn cẩn mực giữ đạo làm tôi, một lòng vì nước. Lê Bá Thận từng tham gia biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục.


Vụ án “phạm tất” và sự răn đe của vua Tự Đức

Số là một lần vua đi tuần hành cửa biển Thuận An, Lê Bá Thận bèn "tranh thủ" về nhà cơi nới, dựng thêm nhà cửa, đến khi nghe tin vua trở về thì ông sợ mắc tội bỏ nhiệm sở làm việc riêng, vội vàng đi thuyền đến chỗ làm quan, rủi thay đúng lúc này tay phu chèo thuyền chở ông lại đụng phải vào hậu đạo của đoàn ngự thuyền nhà vua, theo luật triều Nguyễn như vậy là "phạm tất", mắc tội khi quân. Các quan trên đoàn thuyền hậu đạo sau vụ việc đã dâng biểu tâu lên vua đàn hặc ông, vua giao cho bộ Lại nghị tội. Do sợ tội, ông nói thác là muốn đến để hầu thăm sức khỏe vua. Đến khi điều tra biết hết sự việc thì vua ghét là xảo trá, giao cho bộ Lại nghiêm xét bãi truất mọi chức tước, bộ Hình kết án phạt 100 trượng, đồ 3 năm(10). Có thể thấy, vua Tự Đức đối với lỗi lầm của cấp dưới có sự răn đe nhưng cũng có rộng lượng đối với hành vi sai trái nhưng biết nhận lỗi, rất không may cho Bá Thận đã không thành thực thừa nhận sai phạm lại còn lấp liếm khiến nhà vua càng thêm thất vọng về ông. Ngoài Lê Bá Thận đã xử tội ra, những cấp dưới ở bộ Lễ nơi Bá Thận từng quản cũng bị giáng tội theo như Nguyễn Văn Thúy, Trần Thúc Nhẫn. Thậm chí đến Hoàng Diệu(11), người đứng đầu cơ quan đầy quyền lực của triều Nguyễn là Đô sát viện(12) khi đó cũng bị khiển trách, giáng cấp.

Ông mất năm 1879. Sau khi mất, vua Tự Đức tỏ ý hối tiếc, ban sắc truy phục mọi chức tước là Thượng thư Bộ Lễ, nguyên hàm Hiệp biện Đại học sĩ. Nội dung sắc phong(13) như sau:

 

Sắc phong Lê Bá Thận

 

Nguyên văn:

敕革員黎伯愼貫承天府鄉水縣居正總楊春上社兹因病物故念舊不覺悽然該之得罪是該自取但念趨陪已久亦頗勞勤著加恩準爾追復禮部左參知其子亦準預廕用昭厚道欽哉

嗣德叁拾貳正月拾肆日

[硃印:敕命之寶]

Phiên âm:

Sắc cách viên Lê Bá Thận quán Thừa Thiên phủ, Hương Thủy huyện, Cư Chánh tổng, Dương Xuân thượng xã. Tư nhân bệnh vật cố, niệm cựu bất giác thê nhiên, cai chi đắc tội thị cai tự thủ, đãn niệm xu bồi dĩ cửu diệc phả lao cần, trứ gia ân chuẩn nhĩ truy phục Lễ bộ Tả Tham tri, kỳ tử diệc chuẩn dự ấm, dụng chiêu hậu đạo. Khâm tai!

Tự Đức tam thập nhị chính nguyệt thập tứ nhật.

Châu ấn: Sắc mệnh chi bảo

Dịch nghĩa:

Sắc cho viên chức bị cách là Lê Bá Thận, nguyên quán làng Dương Xuân thượng, tổng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên Thiên. Nay vì mắc bệnh mà mất, nghĩ đến những chuyện cũ mà thấy buồn thương, những gì đáng tội thì ngươi đã tự gánh, nhưng nghĩ đến sự đóng góp  đã lâu, cũng có công lao, nay gia ân chuẩn ngươi truy phục Tả Tham tri bộ Lễ, con ngươi được vào hàng tập ấm, để làm sáng tỏ việc đối xử có trước có sau.

Kính thay!

Ngày 14 tháng 2 năm Tự Đức thứ 32 (Ngày 4 tháng 2 năm 1879)

Ấn son: Sắc Mệnh chi bảo


Lê Bá Thận đối với việc xây dựng Văn Miếu ở làng Dương Xuân
 

Trong những năm cuối đời, ông trở về làng Dương Xuân, vốn là con dân của làng, ông hết sức chăm lo đến phong hóa, nền giáo dục của địa phương. Năm 1876, ông đã chọn một vị trí “đắc địa” về phong thủy ở làng Dương Xuân thượng và cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử, đồng thời đứng ra vận động người dân trong làng quyên góp tiền để xây trường, gây quỹ học tập cho con em của làng (xem thêm nội dung hai bài văn bia ).


Thay lời kết
 

Giống như hiện trạng hoang phế của đình Phú Vĩnh (phường Đúc, TP Huế), Văn Miếu Dương Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế) đến nay vẫn chưa được đưa vào danh mục bảo vệ và công nhận di tích.

Văn Miếu chính là nơi lưu giữ những minh chứng lịch sử sự nghiệp giáo dục của cả nước. Cùng với đó là sự thể hiện các giá trị truyền thống nhân văn của người Việt Nam ta luôn được gìn giữ và phát huy từ xưa đến nay. Văn Miếu - Văn chỉ nhiều nơi trên tỉnh thành cả nước đều có, là biểu trưng của tinh thần tôn sư trọng đạo, chấn hưng học nghiệp đời xưa. Thiết nghĩ, ngoài một số Văn Miếu lớn của cả nước như: Quốc Tử Giám (Hà Nội), Trấn Biên (Đồng Nai), Văn Miếu Huế (hay còn gọi là Văn Thánh, phường Hương Hồ, Huế)… thì Văn Miếu ở làng Dương Xuân thượng (nay là phường Thủy Xuân, Huế) cũng là một công trình kiến trúc có bề dày truyền thống lịch sử, là di tích tôn vinh nền giáo dục của địa phương. Đồng thời đây là một thiết chế di sản văn hóa cần được bảo tồn và phát huy giá trị một cách xứng đáng.

những giá trị xưa cũ, buồn cho một Thánh địa từng là nơi vinh danh nền giáo dục khoa bảng tiền nhân, nhưng còn đó, hai tấm văn bia đang phủ một lớp bùn đất, ẩn sâu trong lớp đất đó chính là tên một nhân vật triều Nguyễn gắn liền với lịch sử thành lập ngôi miếu này. Đó chính là “Hiệp biện Đại học sĩ Lê Bá Thận”. 

 


N.V.C - N.V.K
(SHSDB31/12-2018)

....................................

(1) Làng Dương Xuân: Làng cổ Dương Xuân được thành lập từ rất sớm vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, ở bờ Nam sông Hương, nay phần lớn thuộc địa bàn phường Thuỷ Xuân, thành phố Huế. Thời Tây Sơn tách thành Dương Xuân Thượng và Dương Xuân Hạ, thuộc tồ̉ng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ.

(2) Trần Đại Vinh (2006), Văn bia&văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế, NXB Thuận Hóa Huế,Tr.114-115.

 (3) Đặng Văn Hòa (1791-1856): hiệu là Lễ Trai. Người làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, TT Huế (nay là phường Hương Xuân, Thị xã Hương Trà). Đặng Văn Hòa là "nguyên lão tứ triều" làm quan từ thời Gia Long đến thời Tự Đức. Đại Nam thực lục có ghi lại lời khen tặng của vua Minh Mạng: "Đặng Văn Hòa tài cao đức trọng, giỏi chính sự, biết khuyến khích, hướng dẫn dân, khiến nhân dân yên vui làm ăn".

(4 )Đặng Huy Trứ (1825-1874): cháu gọi Đăng Văn Hòa bằng bác ruột, đỗ cử nhân năm 1843, đỗ giải nguyên năm 1847. Năm 1866, khi làm biện lý bộ Hộ, ông đã lập ty Bình chuẩn để mua bán điều hòa giá cả. Nhiều lần được phái đi Quảng Đông (Trung Quốc) công cán, ông đã mở hiệu ảnh đầu tiên tại Hà Nội.

(5) Tà giáo: tức Công giáo. Năm 1848, Tự Đức lên ngôi vua và ra dụ cấm đạo, đồng thời khuyến khích cho phép các địa phương xây đền, Thánh miếu thờ các bậc tiên hiền Nho giáo nhằm đối lại với Công giáo. Cũng vì sự cấm đạo có phần tàn nhẫn dẫn tới thực dân Pháp có cơ hội lấy cớ xâm chiếm Việt Nam.

(6) (7) Quốc sử quán triều Nguyễn (2013), Đại Nam liệt truyện, tập 2, NXB Thuận Hóa, Tr.600-601.

(8) Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 8, NXB Giáo Dục, tr.69.

 (9)Ưng Chân: Dục Đức (1852 –1883), tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Ái, sau đổi thành Nguyễn Phúc Ưng Chân, là vị Hoàng đế thứ năm của triều đại nhà Nguyễn. Ông lên ngôi vua ngày 19 tháng 7 năm 1883, nhưng tại vị chỉ được mấy ngày, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Cung Tông .

(10) Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục , tập 8, NXB Giáo Dục, tr .294-295.

(11)Hoàng Diệu (黃耀: 1829 - 1882): Giữ chức Tổng đốc Hà Ninh dưới triều Tự Đức, khi Pháp tấn công Hà Nội, ông tử thủ bảo vệ thành, quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân Hà thành dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu nên thiệt hại nặng. Nhưng trong lúc chiến sự diễn ra khốc liệt thì kho thuốc súng của Hà Nội nổ tung, do Việt gian mua chuộc bởi bọn Pháp làm. Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu vẫn tiếp tục bình tĩnh dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại quân Pháp dù lực lượng ngày càng yếu đi, không thể giữ được thành nữa. Cuối cùng, Hoàng Diệu đã ra lệnh cho tướng sỹ giải tán để tránh thương vong. Một mình Hoàng Diệu vào hành cung, thảo tờ di biểu, rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 54 tuổi.

(12) Đô sát viện:  là cơ quan tối cao trong các triều đại Việt Nam xưa, với trọng trách thay mặt vua giám sát, đàn hặc và kiến nghị mọi hoạt động của quan lại các cấp, lẫn trọng trách giám sát việc thi hành luật pháp và thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc triều đình ban hành từ trung ương đến địa phương. Đô sát viện là cơ quan độc lập tại trung ương, trực thuộc sự điều hành của vua, và không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan nào trong hoạt động giám sát của mình. Đô sát viện đã tạo nên một hệ thống giám sát hiệu lực và góp phần làm trong sạch hệ thống quan lại trong các triều đại quân chủ xưa.

(13) Chúng tôi xin chân thành cám ơn NNC Nguyễn Công Trí, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử TP Hồ Chí Minh đã cung cấp ảnh tư liệu trên.

 

 



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BĂNG SƠN           Tuỳ bútDòng sông Hồng Hà Nội là nguồn sữa phù sa và là con đường cho tre nứa cùng lâm sản từ ngược về xuôi. Dòng sông Cấm Hải Phòng là sông cần lao lam lũ, hối hả nhịp tầu bè. Dòng sông Sài Gòn của thành phố Hồ Chí Minh là váng dầu ngũ sắc, là bóng cần cẩu nặng nề, là những chuyến vào ra tấp nập... Có lẽ chỉ có một dòng sông thơ và mộng, sông nghệ thuật và thi ca, sông cho thuyền bềnh bồng dào dạt, sông của trăng và gió, của hương thơm loài cỏ thạch xương bồ làm mê mệt khách trăm phương, đó là sông Hương xứ Huế, là dòng Hương Giang đất cố đô mấy trăm năm, nhưng tuổi sông thì không ai đếm được.

  • PHAN THUẬN THẢO                Chiều chiều trước bến Vân Lâu                Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,                Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông.                Thuyền ai thấp thoáng bên sông,                Đưa câu Mái đẩy chạnh lòng nước non.                                              (Ưng Bình Thúc Giạ)

  • LÃNG HIỂN XUÂNChẳng hiểu sao, từ thuở còn thơ ấu, tôi đã có một cảm nhận thật mơ hồ nhưng cũng thật xác tín rằng: Chùa chính là nơi trú ngụ của những ông Bụt hay bà Tiên và khi nào gặp khó khăn hay đau khổ ta cứ đến đó thì thế nào cũng sẽ được giải toả hay cứu giúp!

  • BÙI MINH ĐỨCNói đến trang phục của các Cụ chúng ta ngày xưa là phải nhắc đến cái búi tó và cái khăn vấn bất di bất dịch trên đầu các Cụ. Các Cụ thường để tóc dài và vấn tóc thành một lọn nhỏ sau ót trông như cái củ kiệu nên đã được dân chúng đương thời gọi là “búi tó củ kiệu”. Ngoài cái áo lương dài, cái dù đen và đôi guốc gỗ, mỗi khi ra đường là các Cụ lại bối tóc hình củ kiệu và vấn dải khăn quanh trên đầu, một trang phục mà các cụ cho là đứng đắn nghiêm trang của một người đàn ông biết tôn trọng lễ nghĩa. Trang phục đó là hình ảnh đặc trưng của người đàn ông xứ ta mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 20 mới bắt đầu có nhiều biến cải sâu đậm

  • MAO THUỶ THANH (*)Tiếng hát và du thuyền trên sông Hương là nét đẹp kỳ thú của xứ Huế. Trên sông Hương có hai chiếc cầu bắc ngang: cầu Phú Xuân và cầu Trường Tiền nhưng trước đây người dân Huế thường có thói quen đi đò ngang. Bến đò ở dưới gốc cây bồ đề cổ thụ, nằm đối diện với trường Đại học Sư phạm Huế. Một hôm, tôi và nữ giáo sư Trung Quốc thử ngồi đò sang ngang một chuyến. Trên đò đã có mấy người; thấy chúng tôi bước xuống cô lái đò áp đò sát bến, mời chúng tôi lên đò.

  • VÕ NGỌC LANBuổi chiều, ngồi trên bến đò Quảng Lợi chờ đò qua phá Tam Giang, tôi nghe trong hư vô chiều bao lời ru của gió. Lâu lắm rồi, tôi mới lại được chờ đò. Khác chăng, trong cảm nhận tôi lại thấy bờ cát bên kia phá giờ như có vẻ gần hơn, rõ ràng hơn.

  • HỒNG NHUTôi vẫn trộm nghĩ rằng: Tạo hóa sinh ra mọi thứ: đất, nước, cây cỏ chim muông... và con người. Con người có sau tất cả những thứ trên. Vì vậy cỏ cây, đất nước... là tiền bối của con người. Con người ngoài thờ kính tổ tiên ông bà cha mẹ, những anh hùng liệt sĩ đã mất... còn thờ kính Thần Đất, Thần Nước, Thần Đá, Thần Cây...là phải đạo làm người lắm, là không có gì mê tín cả, cho dù là con người hiện đại, con người theo chủ nghĩa vô thần đi nữa! Chừng nào trên trái đất còn con người, chừng đó còn có các vị thần. Các vị vô hình nhưng không vô ảnh và cái chắc là không vô tâm. Vì sao vậy? Vì các vị sống trong tâm linh của con người, mà con người thì rõ ràng không ai lại tự nhận mình là vô tâm cả.

  • MẠNH HÀTôi không sinh ra ở Huế nhưng đã có đôi lần đến Huế, khác với Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, Huế có nét trầm lắng, nhẹ nhàng, mỗi lần khi đến Huế tôi thường đi dạo trên cầu Trường Tiền, ngắm dòng Hương Giang về đêm, nghe tiếng ca Huế văng vẳng trên những chiếc thuyền rồng du lịch thật ấn tượng. Cho đến nay đã có biết bao bài thơ, bài hát viết về Huế thật lạ kỳ càng nghe càng ngấm và càng say: Huế đẹp, Huế thơ luôn mời gọi du khách.

  • VÕ NGỌC LANNgười ta thường nói nhiều về phố cổ Hội An, ít ai biết rằng ở Huế cũng có một khu phố cổ, ngày xưa thương là một thương cảng sầm uất của kinh kỳ. Đó là phố cổ Bao Vinh. Khu phố này cách kinh thành Huế chừng vài ba cây số, nằm bên con sông chảy ra biển Thuận An. Đây là nơi ghe, thuyền trong Nam, ngoài Bắc thường tụ hội lại, từ cửa Thuận An lên, chở theo đủ thứ hàng hoá biến Bao Vinh thành một thương cảng sầm uất vì bạn hàng khắp các chợ trong tỉnh Thừa Thiên đều tập trung về đây mua bán rộn ràng.

  • NGUYỄN XUÂN HOATrước khi quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới, thành phố Huế đã được nhiều người nhìn nhận là một mẫu mực về kiến trúc cảnh quan của Việt Nam, và cao hơn nữa - là “một kiệt tác bài thơ kiến trúc đô thị” như nhận định của ông Amadou Mahtar  M”Bow - nguyên Tổng Giám đốc UNESCO trong lời kêu gọi tháng 11-1981.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU                       Bút kýXứ Thuận Hóa nhìn xa ngoài hai ngàn năm trước, khi người Việt cổ từ đất Tổ Phong Châu tiến xuống phía Nam, hay cận lại gần hơn bảy trăm năm kể từ ngày vua Trần Anh Tông cho em gái là Huyền Trân Công chúa sang xứ Chàm làm dâu; cái buổi đầu ở cương vực Ô Châu ác địa này, người Việt dốc sức tận lực khai sông mở núi, đào giếng cày ruộng, trồng lúa tạo vườn, dựng nhà xây đình, cắm cây nêu trấn trị hung khí rồi thành lập làng xã.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCSông Hương, một dòng sông đẹp, sôi nổi với những ghềnh thác đầu nguồn, mềm mại quàng lấy thành phố như một dải lụa, hài hoà tuyệt diệu với thiên nhiên xinh đẹp và hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, đền chùa; với hàng trăm điệu hò, điệu lý; với những ngày hội vật, hội đua trải, đua ghe; với mảnh vườn và con người xứ Huế, là nguồn cảm hứng vô tận của người nghệ sĩ, thu hút sự say mê của nhiều khách phương xa. Không những là một dòng sông lịch sử, sông Hương còn là không gian văn hoá làm nẩy sinh những loại hình nghệ thuật, những hội hè đình đám, là không gian của thi ca, nhạc hoạ, là dòng chảy để văn hoá Huế luân lưu không ngừng.

  • TÔN NỮ  KHÁNH TRANG              Khi bàn về văn hoá ẩm thực, người ta thường chú trọng đến ẩm thực cung đình, hay dân gian, và chủ yếu đề cập đến sinh hoạt, vai trò, địa vị xã hội... hơn là nghĩ đến hệ ẩm thực liên quan đến đời sống lễ nghi.

  • TRƯƠNG THỊ  CÚC• Bắt nguồn từ những khe suối róc rách ở vùng núi đại ngàn A Lưới - Nam Đông giữa Trường Sơn hùng vỹ, ba nhánh sông Tả Trạch, Hữu Trạch và nguồn Bồ đã lần lượt hợp lưu tạo thành hệ thống sông Hương, chảy miên man từ vùng núi trung bình ở phía đông nam A Lưới, nam Nam Đông, băng qua những dãy núi đồi chập chùng ở Hương Thuỷ, Hương Trà, Phong Điền rồi xuôi về đồng bằng duyên hải, chảy vào phá Tam Giang để đổ nước ra biển Đông.

  • NGUYỄN KHẮC MAIỞ xứ Huế có những tên làng quê mà nghĩa của chúng vẫn còn là sự ám ảnh kiếm tìm giải thích, chắc chắn chúng phải có nghĩa cụ thể nào đó. Người xưa không bao giờ đặt tên một vùng đất mà chẳng có nghĩa gì cả cứ như là người Mã Lai họ đặt tên vùng đất kinh đô cũng lần ra cái nghĩa đó là “cửa sông bùn lầy” (Kua-la-lăm-pua). Những cái tên như Kim Long, An Hoà, Dương Xuân, Phú Tài, Phú Mậu thì những ai có chút hiểu biết chữ Hán đều có thể lần tìm ý nghĩa. Nhưng có những cái tên làng quê thật khó đoán được cái nghĩa của chúng.

  • BÙI MINH ĐỨC Ngày nay, hễ nói đến đường để nấu chè là ai ai ở Huế cũng nghĩ đến đường cát trắng, đến thứ đường bột trắng tinh đã được tinh lọc do các nhà máy đường tân tiến sản xuất. Có người cũng còn nhớ đến đường phèn để chưng với chanh ăn khi bị ho, hoặc đường tinh thể là thứ đường đặc biệt màu vàng dùng để uống với cà phê cho thêm phần đậm đà. Nhưng chẳng ai có thể nhắc đến chiếc bánh đường đen ở Huế của thuở nào.

  • NGUYỄN TIẾN VỞNKinh Dịch (Chu Dịch) là sách về sự biến đổi. Dịch, nói gọn lại là biến đổi. Tinh thần xuyên suốt của Kinh Dịch là quy luật chuyển dời, biến hoá của vạn vật trong cõi trời đất. Mọi vật, bất kể to lớn như vũ trụ, hay nhỏ nhoi như các nguyên tử, đều không bao giờ đứng yên. Mọi sự, từ chuyện người có thể biết đến chuyện chỉ trời đất biết, cũng vận động biến hoá khôn lường.

  • PHAN THUẬN AN            Dạ thưa xứ Huế bây giờ,Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương.                                              (Bùi Giáng)

  • NGUYỄN VĂN THỊNHCũng như trên cả nước, trước cách mạng tháng Tám, làng (tên gọi chữ Hán là xã), ở Thừa Thiên Huế là một đơn vị cơ bản trong tổ chức hành chính của các vương triều.

  • VÕ NGỌC LANNếu cuộc đời người là một trăm năm hay chỉ là sáu mươi năm theo vòng liên hoàn của năm giáp, thì thời gian tôi sống ở Huế không nhiều. Nhưng những năm tháng đẹp nhất của đời người, tôi đã trải qua ở đó. Nơi mà nhiều mùa mưa lê thê cứ như níu giữ lấy con người.