Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).
46 bài thơ chia trong bốn phần, ôm chứa nhiều điều hưng phấn được khởi lên qua những đối diện dòng đời, thế sự, thời cuộc, thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và mấy khoảnh khắc, hồi ức riêng tư. Trong đó, nhà thơ tỏ ra có tiềm năng với thơ tự do. Những câu thơ dài, dung lượng câu chữ không hạn định và sự không ràng buộc về vần điệu cho phép người viết được kể, tả khá thoải mái nhiều những chi tiết, hình ảnh và rung động cảm xúc. Nhờ đó mà có những nội dung, ý đồ được Đinh Ngọc Diệp truyền tải một cách rất “thỏa” và “say”. Chất văn hóa, màu sắc lịch sử, niềm thiết tha với nhân sinh và nhiều rung cảm hồn hậu được thi nhân dồn kéo vào đây, tạo nên những bài thơ khỏe khoắn. Bài thơ “Ở Bỉm Sơn”, đối diện “nghìn tấn thép lên cao”, thi nhân hoài niệm “tiếng đất cựa mình nhiều thiên kỷ trước”, để cảm nhận bất ngờ: “Những cao ốc ngoài kia/là cái hang của thời hiện đại”. Mạch hồi tưởng về những linh thiêng sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, những di chỉ núi Đọ, Mái Đá Điều, hang Con Moong, cùng những trăm năm “thấm cả máu và vàng son lịch sử” là lời nhắc nhớ mỗi con người hôm nay về sự biết ơn, sống và làm lụng sao cho hài hòa với thiên nhiên, với lịch sử. Bài thơ “Cháy bỏng giọt thanh âm” mang một cái tên hay khi người thơ liên tưởng xa, rộng và hào sảng về tiếng trống Đông Sơn vọng mấy nghìn năm lịch sử. Trên mạch chảy ấy, có tình đồng bào, có niềm tự hào văn hóa, có nỗi khiếp sợ của quân thù trước tiếng trống rung hùng tráng. Một hiện tại sinh sôi trên trầm tích thiêng được tạo lập: “Trà Đông/làng đúc đồng Xứ Thanh nhộn nhịp sáng mai nay/tái hiện mặt Trống đồng tượng hình Chim Lạc/nam nữ trên mặt trống quên đời quấn quýt giao hoan/trong lửa giọt đồng nghìn độ máu định hình”.
Ở góc khác, với những bài thơ, câu thơ ngắn, “thi sĩ Sầm Sơn” lại đã có dấu hiệu tinh hơn, lấp lánh hơn trên hành trình sáng tạo của mình. Những bài thơ như lát cát nhỏ được nghiền ngẫm kỹ để tạo sự cô đúc khi muốn khái quát một bản chất, một nỗi niềm, tình cảm, hay phác dựng một cái tứ nào đó. Đẹp, mới mẻ và giàu tình cảm, là nhiều câu thơ được tìm thấy ở đây: “Biển ấm nhờ có em bơi”, “những đốm nhang dẫn lối Cõi Người”, “Khói đốt lá mỗi chiều, mắt Phật có cay không???”, và: “Những bông hoa từ nay không phải là hoa/đã nhường em tất cả vẻ thắm tươi nức nở/biển Sầm Sơn da thịt sóng đang cười”…
“Hành trình 6” của Đinh Ngọc Diệp gây hứng thú, nhất là với những ai đã đọc thơ ông trước đó. Bởi thấp thoáng vẻ tinh tế hơn, bề thế hơn, đầy đặn hơn, mạnh bạo hơn - hơn những gì ông đã bộc bạch ở những tập thơ trước, người đọc có thể nhận ra ở lần hiện diện này. Đáng thú vị nữa, ấy là người đọc có thể tin được rằng nhà thơ đang trên đà đi tìm một gương mặt sẽ còn nở hoa rạng rỡ hơn trong những chuyến đi tới đây, không cần phải chờ quá lâu nữa.
Theo Hoàng Hoa - Thời Nay
. Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).
Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.
“Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…
"Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.
"Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".
Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…
Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.
Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?
NGUYỄN NHẬT ÁNH
Tạp văn
Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký" khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.
Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…
Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.
Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như bờ sông Hương ở Huế vậy…”.