Vượt chặng đường hơn 50 km về hướng bắc, từ trung tâm thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai chúng tôi tìm đến làng Kon Solal ở xã Hà Tây, huyện Chư Păh - một trong vài ngôi làng nguyên sơ cuối cùng còn lại của đồng bào BaNa.
Cụ Chor với nếp sinh hoạt hằng ngày
Theo chân anh Biên - người dẫn đường nguyên là Phó Chủ tịch xã Hà Tây, sau cả đoạn dài đường dốc quanh co chúng tôi mới nhìn thấy toàn cảnh ngôi làng nằm chênh vênh trên lưng núi, đẹp như tranh, quần thể kiến trúc hài hòa với những dãy nhà sàn, mái tranh, vách đất hoặc phên tre quây quần. Tọa lạc ở trung tâm là nhà rông rộng lớn vững chãi với hai hàng cột gỗ trắc một người ôm, mái cong cao vút.
Xung quanh làng và dưới các sàn nhà cỏ mọc um tùm vì thiếu bàn tay dọn dẹp. Trong sân vài con gà ngẩng đầu nhìn người lạ, bầy lợn đủng đỉnh ủi giun kiếm ăn. Khung cảnh yên bình và tĩnh lặng lạ thường.
Trong làng có khoảng 70 ngôi nhà sàn lợp mái tranh vách đất hoặc vách tre, nứa với kiểu dáng nhà sàn dài đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Do vị trí và địa thế xa xôi cách trở, làng gần như bị cô lập với bên ngoài. Năm 2003, theo chính sách định canh định cư, UBND huyện Chư Păh vận động dân làng Kon Solal dời ra địa điểm mới để thuận lợi điện - đường - trường - trạm. Hầu hết các hộ dân ra khu định cư mới nên trong làng chỉ còn một số người già. Ngôi làng dần bị lãng quên. Vài nhà đã nghiêng đổ liêu xiêu, mái tranh mục nát.
Cụ Chor - người chứng kiến bao thăng trầm của làng cho biết: “Tôi sống ở đây đã hơn 80 mùa rẫy, biết tin làng rời đi chỗ mới tôi buồn lắm. Vì muốn giữ những thứ cha ông dựng lên nên tôi sẽ gắn bó hết phần đời còn lại ở chốn này”.
Ưn - một thanh niên chia sẻ: “Rời xa làng, vừa phải dựng lại nhà, vừa phải tập thích nghi môi trường sống mới. Dù không còn ở làng cũ nhưng mỗi khi đi rẫy tôi đều ghé qua thăm con gà, bầy heo. Thanh niên lâu lâu vẫn hay lên làng tụ tập đánh chiêng để nhớ về nguồn cội. Tối nào cũng có 2-3 dân quân lên ngủ hàng đêm để giữ 2 hàng cột của nhà rông, và cột nhà toàn bằng gỗ trắc của dân làng khỏi sự dòm ngó của lâm tặc!”.
Những cây khế sai quả, vả, mít, ổi và mãng cầu đầy quả chín mọng rụng dưới gốc vì thiếu vắng lũ trẻ tinh nghịch. Thỉnh thoảng vào dịp cuối tuần, chúng lại rủ nhau đạp xe vào làng chơi hái trái cây, tắm mát dưới vòi nước tự chảy trong vắt chảy ồ ồ quanh năm giữa sân làng.
Đã quen gắn bó với cuộc sống bình dị trong làng, cụ Chor cũng như vài cụ già ở đây vẫn đóng khố, không muốn xa rời quê hương - “Nơi mình nhìn thấy mặt trời lần đầu tiên!”- cụ Chor nói.
Hiện số làng còn giữ được nét nguyên sơ, truyền thống thế này ở Tây Nguyên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những nơi khác, nếp nhà tranh đã thay gần hết thành nhà mái tôn, nền xi-măng hoặc lát gạch men. Ngắm làng Kon Solal, chúng tôi chạnh lòng nghĩ bảo vật văn hóa này rồi sẽ chỉ còn lại hình ảnh để người ta không nguôi tiếc về quá khứ.
Nguồn: Djuang Yên - TPO
NGUYỄN QUANG HÀ Kỷ niệm 20 năm thành lập đặc khu Côn Đảo (8.1991 - 8.2011) Thế hệ chúng tôi, thời tuổi trẻ, ai mà chẳng thuộc bài hát ca ngợi chị Võ Thị Sáu: “Mùa hoa Lêkima nở, ở quê ta miền Đất Đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau...”.
NGÔ VĂN MINH Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Triều Nguyễn sau khi đã mở mang, hợp nhất địa giới hành chính trong toàn lãnh thổ đã có những quy định về việc bảo vệ chủ quyền, tránh các thế lực bên ngoài dòm ngó, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ chủ quyền đường biên giới và đường biển.
LÊ THỊ BÍCH HỒNG Ghi chép Đến hẹn lại lên cứ đến ngày 27/3 (âm lịch) hàng năm, mảnh đất Mèo Vạc - nơi “phên dậu” của Tổ quốc lại rạo rực không khí đón Lễ hội chợ tình Khâu Vai - phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta, thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên thế giới, mà từ lâu đã trở thành huyền thoại.
NGUYỄN MINH CHÂU Trong đời viết văn của tôi, các tác phẩm chính về truyện ngắn và tiểu thuyết đều viết về vùng đất Bình Trị Thiên.
NGUYỄN HOÀNG YẾNChiếc xe khách chạy chậm dần. Âm giọng đặt sệt miền Nam của gã phụ xe chợt vang lên “Đến ngã ba MaDaGui rồi… có ai xuống không” Kiểu nói oang oang của gã kèm với tiếng thắng xe rít nhè nhẹ đánh thức tôi ra khỏi vùng ký ức mơ hồ vừa nồng nàn ấm áp vừa gian khổ chua cay.
XUÂN ĐỨCLàng tôi cách thị trấn Hồ Xá không xa, người lớn đi bộ gần một giờ, còn trẻ con thì đủ sức níu lấy gióng mẹ mà chạy lon ton từ nhà lên chợ huyện.
KÊ SỬUGiá trị văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, thẩm mỹ được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề trình diễn và các hình thức lưu giữ khác.
NGÔ THIÊN THUPhước Yên một thời là thủ phủ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ sáu của Nguyễn Hoàng. Sau khi lên ngôi chúa ông cải tổ lại mọi công việc và được dân gọi là chúa Sãi. Sau khi Nguyễn Hoàng mất vào năm 1613, theo lời di huấn, ông ra sức củng cố sức mạnh cho mình bằng cách hoàn thiện bộ máy hành chính và quân sự... Năm 1626 ông dời phủ từ Dinh Cát vào đất Phước Yên để lập phủ mới. Mục đích chính cho việc chuyển phủ vào đây là để chuẩn bị thực lực chống quân Trịnh lâu dài.
NGUYỄN THAM THIỆN KẾDo xê dịch ngẫu nhiên của số phận, tuổi thơ tôi lớn lên ở mường Cự Thắng, châu Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
VI THÙY LINHÔ tô xanh chạy triền đê thở cùng những đợt hôn ngạt thở. Không phải Hollywood mà hơn cả Hollywood, khi mỗi nhịp vô - lăng là một scène cuồng say nơi miền không chạm đất nơi miền không lên trời. Sông Thao đang chảy trong tình yêu của tôi.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Dọc một thời trai trẻ của những năm chín mươi, khi ấy đất nước bắt đầu đổi mới, tôi đi gần như khắp các làng quê xứ Huế từ biển khơi, đầm phá đến thẳm sâu rừng núi đại ngàn.
KÊ SỬU1. Đặc điểm đời sống của dân tộc Ta ôi
HIỀN QUANGCâu chuyện của tôi về vùng núi ven đường số 9, ngay trên thung lũng Khe Sanh lịch sử này chỉ xoay quanh con cá và cây cà phê trong hướng đi lên của hợp tác xã Tân Độ.
NGUYỄN VĂN VINHCuối năm 1953, Pháp thực hiện kế hoạch Na-Va, chúng tổ chức nhiều cuộc càn quét có quy mô đánh sâu vào vùng hậu cứ nước ta. Quân dân ta đánh trả quyết liệt. Pháp thua to, dẫn đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vị trí chiến lược quan trọng vào bậc nhất của giặc Pháp bị tiêu diệt.
HÀ LẬP NHÂNLần đầu tiên người Việt phát hiện ra những điều sâu kín nhất trong chính tâm hồn mình. Đó là tích truyện An Dương Vương quay lại chém chết con gái Mỵ Châu yêu quí của Người sau khi kinh đô Cổ Loa thất thủ. Vì vậy cho dù bản thân An Dương Vương không phải là một nhà tư tưởng, nhưng tích truyện về ông thì lại có một tầm tư tưởng thật sâu sắc.
NGUYỄN HỮU SƠN1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (?- 1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý:
PHONG LÊTrên các chuyến tàu xuyên Việt, từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh tôi thường xiết bao bồi hồi khi qua mảnh đất miền Trung quê tôi - xứ nghèo Nghệ Tĩnh, khô khát nắng hạn và gió Lào.
NGUYỄN KHẮC PHÊGọi là “một ngày”, nhưng có nhiều cách tính. Thông thường, đó là quãng thời gian từ sáng đến tối; với các công chức thì chỉ gọn trong “8 giờ vàng ngọc”.
TRẦN HOÀI... Chiều nay ra đứng trông về, bên ven bờ Hiền Lương mây lặng lờ trôi... Phải, đến bây giờ, sau hơn 40 năm kể từ ngày nhạc sỹ Hoàng Hiệp ôm cây đàn mãng- đô- lin hát bài hát đầu tay của mình mới sáng tác "Câu hò bên bến Hiền Lương" nổi tiếng, mây vẫn lặng lờ trôi.
NGUYỄN HỮU NHÀN Ghi chép Ngày nay đồng bào cả nước nô nức về Phú Thọ để tưởng niệm Vua Hùng. Theo sử sách cổ của Trung Hoa thì ông Vua Hùng chính là người Lạc Việt có nhiều pháp thuật, quyền năng phục được các bộ lạc, làm thủ lĩnh mà xưng là Hùng Vương (1).