Thi cử mang tính chất kỹ thuật – là công cụ kiểm định chất lượng giáo dục,mỗi thời mỗi khác, tôi nhớ ở miền Nam trước đây thi cử khá dày đặc, là những rào cảnthử thách các sĩ tử nhưng nếu cố sức chiến đấu vượt qua cầm lấy tấm bằng Tú tài toàn phần trong tay thì vô cùng tự hào sung sướng vì nó là thứ “chứng chỉ ISO” xác nhận chất lượng,hiệu quả đào tạo và đẳng cấp giá trị bản thân người học.
Tú tài thời trước rất có giá - cũng đúng thôi,trước năm 1960 – các bạn thử tưởng tượng cái rây lọc cứ“một trăm học sinh khi xong Tiểu học chỉ còn không đầy 50 em được vào Trung học công lập,một số khác phải vào tư thục nếu gia đình có tiền.Trong số 50 em này sau khi học xong Trung học Đệ Nhất Cấp(THĐNC) chỉ còn khoảng 20 em vào Đệ Tam rồi Đệ Nhị và dự thi Tú tài I. - Xong Tú tài I còn không đầy 10 người lên học Tú tài II.Thường thì hầu hết những người đậu xong Tú tài I đều sẽ đậu Tú tài II sau đó,tính trung bình không hơn 10% học sinh vào trung học được tốt nghiệp trung học! Sang thập niên 1960,Bộ GD(Miền Nam) lược bỏ thi Tiểu học - kỳ thi THĐNC chỉ còn thi viết,bỏ vấn đáp và sau đó cũng bỏ luôn(nhưng lại tổ chức kỳ thi THĐNC Tráng Niên cho người lớn tuổi). Đến năm 1973 kỳ thi Tú Tài I cũng được bãi bỏ chỉ còn giữ kỳ thi Tú Tài II xem như kỳ thi tốt nghiệp bậc Trung học.”- (Theo GS Nguyễn Thanh Liêm,nguyên Thứ trưởng Bộ GD ở miền Nam - Nguồn:Website Pétrus Ký-Australia, 06/02/2005)
Thi cử bây giờ
Mỗi năm đến hè ôm liền hai kỳ: Tốt nghiệp Trung học phổ thông(THPT)và Tuyển sinh Đại học,Cao đẳng (ĐHCĐ),toàn xã hội Việt Nam gần như gồng mình căng cứng để lo trăm thứ : tàu xe vận chuyển,giao thông ùn tắc,chỗ trọ,cha mẹ gác công việc chầu chực đưa đón,rồi nào là tư vấn chọn nguyện vọng,chọn trường,hướng dẫn ghi hồ sơ, tiếp sức mùa thi…
Năm 2009 trên diễn đàn báo chí, nhiều ý kiến trao đổi nghiêng về phương án gộp“2 trong 1”– bỏ thi TNTHPT,lấy kết quả cuối năm lớp 12 xét tuyển ĐHCĐ. Bộ lắng nghe nhưng rồi cuối cùng vẫn cảm thấy chưa yên tâm,chưa dám bỏ thi – do vậy năm tiếp theo đó (2010) vẫn chỉ đạo tổ chức riêng hai kỳ thi với lý lẽ :”để tạo niềm tin trong chính ngành giáo dục và thúc đẩy học sinh học tập”. Và cho đến nay(2014) vẫn thi hai kỳ…
Có nên bỏ thi TNTHPT ?
Tiếng Pháp phân biệt rất rõ:thi tốt nghiệp “examen” có nghĩa xem xét,kiểm tra,khảo sát,không cần ganh đua,đề thi TN ở mức độ kiến thức cơ bản,chỉ cần đủ điểm trung bình là đỗ,khác với thi tuyển“concours” phân biệt hơn kém.Do vậy theo theo nhiều ý kiến đã đến lúc chín muồi bỏ thi TNTHPT thay vào đó xét tốt nghiệp trên cơ sở kết quả năm cuối cấp.
Điều quan trọng ở phổ thông là “Cách học” chứ không phải học “Cái gì”- Jame Beatle đã chỉ ra :“Mục đích của giáo dục là dạy cách nghĩ chứ không phải dạy suy nghĩ cái gì”. GS Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại có lần đã phát biểu:”Giá trị đích thực của học vấn không phải ở “cái gì” học được mà là bằng “cách nào”học được “cái” ấy .Cả hai “cái” và “cách” này không nhất thiết chỉ có thể có được từ nhà trường và không nhất thiết phải đến phòng thi làm công chứng”.Do vậy trong giảng dạy,người thầy cần đặt học sinh vào vị trí trung tâm các phương pháp,rèn học sinh kỹ năng tư duy phê phán - đặt câu hỏi phản biện,thuyết trình nêu vấn đềtranh luận - học sinh chủ động tiếp thu kiến thức thay vì chỉ đơn thuần một chiều .
Về công tác tuyển sinh Đại học như hiện nay phải nói khá phức tạp,tốn kém xã hội- Cứ tầm tháng Tư (cuối Học kỳ II) hằng năm chưa cầm tấm bằng TN trên tay,học sinh phổ thông đã lo làm hồ sơ dự thi ĐH,mỗi em 1,2bộ,ảnh chụp,lệ phí thi – tư vấn trực tuyến, rối rắm chọn ghi nguyện vọng, ngành học, khối thi.- Rồi thì đâu phải 100% học sinh TNTHPT đều có chỗ ngồi trên giảng đường ĐH,do vậy triển khai làm hồ sơ sớm xem như mặc nhiên dồn tất cả dự thi ĐH- dẫn đến nghịch lý - lùa học sinh thi ĐH để rồi lại lập luận vào ĐH không phải là con đường duy nhất …! –Tội nghiệp các trường CĐ chuyên nghiệp,trung cấp nghề lúc bấy giờ bị “knock out”sự chọn lựa ngay ở vạch xuất phát,trở thành cái sọt hứng thập cẩm thí sinh rụng xuống .
Thử xem qua cách thức thi cử ở một số nước:
- Ở Pháp thi Tú Tài (baccalauréat – được thiết lập năm 1808 dưới thời hoàng đế Napoléon I) hoàn toàn bằng tự luận - học sinh tốt nghiệp vào thẳng Đại học (hệ thống Université),sau năm học thứ nhât sinh viên phải qua kỳ thi lên lớp rất gắt gao nếu không đạt sẽ bị loại. Hiện nay một số trường thuộc hệ thống tạm gọi “Trường lớn”(Grande École) có “mục tiêu nghề nghiệp” như kỹ sư,chuyên viên cao cấp về Thương mại,Thú y…,buộc các Tú Tài phải trải qua kỳ thi tuyển chặt chẽ.
- Ở Mỹ thi Tú Tài bằng trắc nghiệm,áp dụng học chế tín chỉ,học sinh lớp 12 chỉ cần tích lũy đủ điểm số cho những tín chỉ của các môn học đã chọn theo quy định của chương trình là được trường cấp bằng tốt nghiệp trung học. Tuyển sinh ĐH ở Mỹ là một quá trình phi tập trung hóa mỗi trường ĐH đều có quyền tự trị nên họ tuyển sinh theo các tiêu chí và thủ tục của riêng mình mà không qua một “kỳ thi quốc gia” nào – Nhưng tuyệt đại đa số dựa trên kết quả kỳ thi chuẩn gọi là SAT (Scholastic Aptitude Text)hoặc ACT (American College Text) do Hội đồng Đại học(College Board),một cơ quan độc lập với mọi trường ĐH,tổ chức nhiều lần trong năm cho bất kỳ ai muốn dự thi. Thông thường học sinh Mỹ đăng ký thi SAT vào năm giữa hoặc năm cuối của bậc Trung học. Những trường ĐH có uy tín chưa cao luôn mở rộng cửa đón mọi học sinh tốt nghiệp trung học.
- Ở Hàn Quốc không tổ chức thi Tú Tài (TNTHPT),từ năm 1995 đến nay để được xét tuyển vào ĐH,học sinh phải trải qua kỳ thi chung cấp quốc gia tương tự như kỳ thi SAT của Mỹ,kéo dài hơn 9 giờ,thường được tổ chức vào giữa tháng 11 hàng năm. Kết quả của kỳ thi duy nhất này sẽ là căn cứ để các trường ĐH xét tuyển sinh viên.Cha mẹ học sinh hết sức lo lắng cho con em phải huy động đến “thần linh” yễm trợ.–Đình chùa tổ chức cầu nguyện – cá biệt có rất nhiều bà mẹ đứng lên quỳ xuống lạy 1000 đến 3000 cái để cầu may?!- Ở Việt Nam mình thí sinh kéo nhau đến xoa mòn đầu các cụ rùa Văn miếu Quốc Tử Giám - Hà Nộiđể xin ân phúc).
Tuyển sinh ở Việt Nam:
Cải tổ thi cử là cấp thiết nhưng cần có lộ trình và được nghiên cứu kỹ lưỡng,giải trình tường tận không thể thăm dò dư luận tìm sự đồng thuận đơn giản.Mô hình của Pháp tương đối gần gũi Việt Nam, theo đó nên chăng:
- Nhóm trường có định hướng nghề nghiệp(kiểu Grande École) - đào tạo chuyên biệt như Bách khoa,Y,Dược,Sư phạm,Kiến trúc,Kỹ thuật công nghệ … sẽ trực tiếp tổ chưc tuyển sinh( ra đề,coi,chấm xét tuyển).
- Các trường ĐH tổng hợp,đa khoa nhiều ngành (Université Pluridisciplinaires),dạy kiến thức khoa học cơ bản hoặc đào tạo có định hướng nghề nghiệp - cho đăng ký ghi danh tự do - học theo chế độ tín chỉ - mở toang cửa đầu vào nhưng siết chặt đầu ra .
Tóm lại bớt một kỳ thi,giảm được phân nửa sức ép,giao quyền tuyển sinh cho các trường ĐH chủ động,Bộ đỡ sa vào sự vụ,rảnh tay cho nhiều công việc hệ trọng khác ở tầm chiến lược vĩ mô.
Nhân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo từ năm 2015 sẽ chỉ còn một kỳ thi để phục vụ cả mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở giúp các trường ĐH, CĐ tuyển sinh,dư luận chung rất tán thành.
(nguyên PHT.THPT Gia Định –TP.HCM,18/7/2014)
Nguồn: Phan Văn Thạnh - vanchuongviet
Sáng ngày 2/10, tại Đại học Huế đã diễn ra Lễ chào đón Tân sinh viên thế hệ đầu tiên của Quỹ học bổng VietSeeds tại Huế. Đây là chương trình hợp tác đào tạo giữa Quỹ VietSeeds với Đại học Huế và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 11/9, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, đã diễn ra Hội thảo Quốc tế về “Đổi mới sáng tạo trong giáo dục nghề nghiệp”. Hội thảo do Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế và Bosch Rexrot - Bộ phận Truyền động và Điều khiển trực thuộc Bosch Việt Nam tổ chức.
Sáng 26/8, Đại học Huế đã tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020.
Chiều ngày 24/7, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chủ trì buổi gặp mặt tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 và tuyển sinh đầu cấp THPT, THCS năm học 2019-2020 trên địa bàn tỉnh.
Chương trình chung kết và trao giải cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Huế lần thứ II – năm 2019” vừa được tổ chức tại Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế.
Sáng 20/4, Thư viện tổng hợp tỉnh phối hợp với Hội đồng Đội - Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế tổ chức "Ngày hội văn hóa đọc năm 2019". Đây là hoạt động hưởng ứng "Ngày sách Việt Nam 21/4" và "Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4".
Hội Sinh viên Đại học Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (09/01/1950 - 09/01/2019) và tuyên dương Giải thưởng “Sao tháng Giêng”, “Sinh viên 5 tốt” cho các sinh viên có thành tích cao trong học tập và hoạt động phong trào.
Sáng ngày 14/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức Tọa đàm “Hành trình 120 năm Trường Bá Công - Kỹ nghệ thực hành - Cao đẳng công nghiệp Huế”.
Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế và Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế vừa tổ chức chương trình “Diễn đàn Trí thức trẻ nghiên cứu và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
Sáng ngày 27/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII năm 2019.
Chiều ngày 26/11, Sở Giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội khuyến học Huế tổ chức trao quà cho các giáo viên có hoàn cảnh khó khắn trên địa bàn tỉnh.
Sáng ngày 13/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Sàn Giao dịch Việc làm Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Tuyển sinh học nghề, tuyển dụng lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018.
Chiều 30/8, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế, Tổ chức khoa học và giáo dục “ Gặp gỡ Việt Nam” đã tổ chức lễ trao học bổng Odon Vallet năm 2018 cho các em học sinh và sinh viên xuất sắc của tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Chiều 13/8, tại Hội trường Đại học Huế (03 Lê Lợi) đã diễn ra Hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025".
Sáng 25/6, trên 12.470 thí sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức bước vào kỳ thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia 2018.
LÊ CHÍ QUỐC MINH
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân. Đó là đạo đức của người chiến sĩ suốt đời đấu tranh, dâng hiến cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho lý tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Do đó, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức hành động
Trường Đại học Tài Chính - Kế toán long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Tài chính - Kế toán tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 18/1, tại Đại học Huế đã diễn ra Hội nghị biểu dương sinh viên “ Học tập tốt – Rèn luyện tốt” lần thứ VIII, giai đoạn 2015 – 2017.
Chiều ngày 2/1/2018, Đại học Huế phối hợp Hội Từ thiện giáo dục, y tế, văn hóa California - Hoa Kỳ (VNHelp) trao 150 suất học bổng Nguyễn Trường Tộ cho sinh viên đang học tại các trường đại học thành viên của Đại học Huế.
Sáng ngày 08/12, tại TP Huế đã diễn ra chương trình Khai mạc sự kiện Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo miền Trung 2017.