Lại bàn về nơi an táng đại thi hào Nguyễn Du

15:16 12/06/2018

MAI VĂN HOAN

Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.

Ngôi nhà rường của ông Mai Khắc Đôn ở Hậu Thôn, Kim Long, Huế

Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch (16 tháng 9 năm 1820). Nguyễn Du mất ở Kinh, lúc đầu chôn ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Được tin Nguyễn Du qua đời, quan lại ở Kinh nhiều người làm câu đối phúng viếng, hết lời ca ngợi tài năng, đức độ của ông: Nhất viện cầm tôn nhân ký khứ/ Đại gia văn tự thế thanh truyền (Rượu đàn đầy viện người đi vắng/ Văn tự hơn đời tiếng dội vang); Nhất đại tài hoa, vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm/ Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc, tử do vinh (Một kiếp tài hoa, làm sứ, làm khanh, sinh chẳng thẹn/ Trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nước, chết còn vinh). Năm Giáp Thân (1824), di cốt của ông được cải táng về quê nhà là làng Tiên Điền, Hà Tĩnh”. Tuy nhiên, không phải điều gì được chép trong gia phả đều chính xác. Vì vậy, việc sử dụng những ghi chép trong gia phả cần phải hết sức thận trọng. Về địa điểm an táng Nguyễn Du, Gia phả ghi “lúc đầu chôn ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên” là thiếu chính xác. Xã An Ninh thuộc huyện Hương Trà (còn gọi là Kim Trà) chứ không phải thuộc huyện Quảng Điền. Thời Gia Long gọi tỉnh Thừa Thiên là doanh (dinh) Quảng Đức. Khi Nguyễn Du mất, Minh Mạng lên ngôi mới được 7 tháng nên ông chưa thể thay đổi gì nhiều. Mãi đến 12 năm sau (1832) ông mới đổi doanh (dinh) Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên và chia thành 6 huyện: Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc (thời Gia Long chỉ có 3 huyện: Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang). Điều đó chứng tỏ Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền do người đời sau chứ không phải là người cùng thời với Nguyễn Du biên soạn nên việc nhầm lẫn không thể tránh khỏi. Riêng địa danh An Ninh là chính xác. An Ninh nguyên là một xã hình thành trước khi xuất hiện sách Ô Châu cận lục (1555), đến thế kỷ XVIII mới tách làm hai: An Ninh thượng và An Ninh hạ. Trong sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có ghi: “An Ninh hạ và An Ninh thượng thuộc tổng An Ninh, huyện Hương Trà”. Dựa vào địa danh xã An Ninh, nhà nghiên cứu Hồ Đắc Duy đã viết công trình Đi tìm nơi an táng của thi hào Nguyễn Du tại Huế (thuyết trình ngày 16/11/2008 tại Cung Văn hóa Lao động TP HCM và đăng trên báo Văn hóa Phật giáo số 131 ngày 16/6/2011). Ông Hồ Đắc Duy về Huế khảo sát và nhờ một số người giỏi phong thủy tác nghiệp, đã đi đến kết luận: “Mộ cũ Nguyễn Du là tiền thân của ngôi mộ Thượng thư Bộ công Hoàng Hữu Thường, thuộc Bàu Đá, làng An Ninh thượng, phía tả sông Bạch Yến”. Nhưng đó cũng chỉ mới là giả thuyết, chưa có cơ sở khoa học đủ sức thuyết phục. Thật khó tin gia đình một vị Thượng thư lại chọn nơi từng có kẻ yên nghỉ để an táng người thân của mình, dù thế đất ở đó có tốt đến mấy đi nữa. Sư thầy Lương Phương (năm nay đã 86 tuổi) ở chùa Phước Duyên, bên cạnh cánh đồng có ngôi mộ Thượng thư Hoàng Hữu Thường cũng xác nhận như vậy. Sư nói: Không thể! Không thể! Còn cụ Nguyễn Đức Pha (trên 70 tuổi) người làng An Ninh thượng khẳng định: Trước 1975, tục truyền khu vực nghĩa địa thuộc xã An Ninh chỉ cho phép người trong xã chôn cất, Vì vậy, theo cụ: “Nơi an táng Nguyễn Du ít có khả năng ở cánh đồng Bàu Đá, làng An Ninh thượng”.

Ngày 22/1/2018 Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức buổi tọa đàm, xác định địa điểm an táng Nguyễn Du với sự tham gia của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử: Đỗ Bang, Nguyễn Xuân Hoa, Trần Đại Vinh… Theo ông Dương Phước Thu, từ ngôn truyền của người đời trước, con cháu họ Mai Khắc và bà con ở Hậu Thôn, thuộc An Ninh hạ (nay là phường Kim Long, thành phố Huế) vẫn bảo vệ chỗ an táng cụ Du Đức hầu (tước của Nguyễn Du). Người dân Hậu Thôn vẫn coi đó là nơi linh thiêng, không ai dám xâm phạm. Ông Mai Khắc Chính (chắt nội của cụ Mai Khắc Đôn), cho hay: “Một lần, cha tôi (ông Mai Khắc Lưu) chỉ gò đất ở Bàu Đá nói rằng, đó là nơi an táng Du Đức hầu. Từ đó tôi luôn tâm nguyện giữ gìn khu đất này”. Các nhà nghiên cứu có mặt trong buổi tọa đàm hôm đó thống nhất: Việc tìm kiếm nơi từng an táng Đại thi hào Nguyễn Du tại Huế là việc làm cần thiết, tuy nhiên những cứ liệu khoa học ấy là chưa đủ, cần tiếp tục nghiên cứu để có thể khẳng định chắc chắn đó là nơi từng an táng Nguyễn Du. Kết luận tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế cho rằng: Buổi tọa đàm là cơ sở đầu tiên để tiến hành những bước tìm hiểu, nghiên cứu tiếp theo. Cần tổ chức hội thảo khoa học với sự tham gia của các nhà nghiên cứu về Nguyễn Du ở Việt Nam và nước ngoài để có thêm những cứ liệu lịch sử; tổ chức khảo sát, thăm dò, xác định chắc chắn nơi an táng mới tiến hành lập hồ sơ khoa học. Trước mắt, phường Kim Long cần giữ gìn, bảo vệ khu đất đang còn nghi vấn. Buổi tọa đàm đã gây được tiếng vang. Điều đó chứng tỏ nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du ở Huế được nhiều người quan tâm. Thực ra, điều ông Dương Phước Thu trình bày trong buổi tọa đàm hôm 22 /1/ 2018 đã được ông Trần Viết Điền công bố trên Tạp chí Sông Hương với tiêu đề Người Bàu Thôn vẫn lưu giữ “mộ vọng” cụ Nguyễn Du ở Huế (ra ngày 17/4/2015). Ông Trần Viết Điền vốn có bà con với con cháu dòng họ Mai Khắc ở Hậu Thôn nên biết khá tường tận dòng họ Mai Khắc và ngôi “mộ vọng”. Dòng Mai Khắc trước nguyên là Mai Bá, học hành thông minh nhưng chưa có ai đỗ đạt cao. Đến đời Mai Bá Hanh, cụ đi coi thầy, thầy phán: Nếu đổi Bá thành Khắc con cháu sẽ có người đỗ đại khoa. Cụ Hanh bèn đổi tên lót Bá thành Khắc cho các con. Quả như lời thầy phán, ông Mai Khắc Đôn (con trai cụ Mai Bá Hanh) thi đỗ đại khoa, sau trở thành sư phụ và nhạc phụ của vua Duy Tân. Theo ông Mai Khắc Chính thì ông Mai Khắc Đôn có mua 5 mẫu đất, nguyên gốc là đất công, được cấp cho một vị hoàng thân triều Nguyễn, đã giữ nguyên ngôi “mộ vọng” của cụ Nguyễn Du và mộ của Quý nhân Nguyễn Thị Trường (vợ vua Minh Mạng). Hơn nữa bà Quý nhân Nguyễn Thị Trường được táng gần phần đất có “mộ vọng” của cụ Nguyễn Du, chứng tỏ gia đình cụ Nguyễn Du đã chọn huyệt đất tốt với sự hỗ trợ của hoàng tộc triều Nguyễn. Giả thuyết này nghe ra có cơ sở hơn giả thuyết của ông Hồ Đắc Duy, song vẫn chưa có những bằng chứng đủ sức thuyết phục.

Ngôi mộ vọng ở Hậu Thôn, Kim Long, Huế


Việc tìm cho ra nơi an táng Nguyễn Du ở Huế một cách chính xác là điều gần như không tưởng, còn khó hơn cả “đáy bể mò kim”. Nhưng điều có thể khẳng định một cách chắc chắn là: Nguyễn Du mất ở Huế và an táng tại khu vực xã An Ninh, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế). Trong khi tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát, tổ chức hội thảo… tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế cần gấp rút lập dự án xây dựng khu tưởng niệm Nguyễn Du để dân chúng và khách du lịch trong ngoài nước sớm được tham quan, chiêm bái.

Có thể lựa chọn địa điểm sau:

Hậu Thôn, An Ninh hạ, phường Hương Long, thành phố Huế. Dọc theo đường Nguyễn Hoàng, qua cầu, rẽ phải, theo đường Lý Nam Đế khoảng 400m, đến nhà thờ dòng họ Mai Khắc ở Hậu Thôn, thẳng ra phía cánh đồng chừng 200m. Ở đây, đã có sẵn ngôi “mộ vọng” tương truyền của Du Đức hầu (Nguyễn Du). Bên cạnh là lăng bà Nguyễn Thị Trường (vợ vua Minh Mạng). Trong xóm Hậu Thôn có nhà thờ họ Mai Khắc. Cạnh nhà thờ họ Mai Khắc là ngôi nhà rường khá đẹp. Trong ngôi nhà rường có điện thờ ông Mai Khắc Đôn và bà Mai Thị Vàng (vợ vua Duy Tân)… Tất cả làm thành một cụm di tích lịch sử rất đặc biệt.

Công trình khu tưởng niệm Nguyễn Du có thể với quy mô vừa hoặc nhỏ, song nên có bức tượng Nguyễn Du (có thể phỏng theo bức tượng ở vườn lưu niệm Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh); ngôi mộ đơn sơ (có thể lấy nguyên mẫu ngôi mộ khi chưa sửa sang của Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh); văn bia khắc vắn tắt thân thế, sự nghiệp Nguyễn Du. Trồng vài khóm cúc, vài khóm lựu, vài khóm trà mi… (là những thứ hoa từng được Nguyễn Du nhắc đến trong Truyện Kiều).

Nếu có thể nên dựng bia, khắc những câu thơ của Nguyễn Du viết về Huế theo lối thư pháp, như: Hương Giang nhất phiến nguyệt/ Kim cổ hứa đa sầu (Sông Hương một mảnh trăng/ Xưa nay gợi không biết bao nhiêu mối sầu); Hương Cần quan đạo liễu thanh thanh/ Giang bắc, giang nam vô hạn tình (Hương Cần dương liễu rập rờn xanh/ Bến bắc, bến nam vô hạn tình…); Cổ tự thu mai hoàng diệp lý/ Tiên triều tăng lão bạch vân trung (Chùa xưa lá thu vàng phủ kín/ Triều cũ tăng già bạc mây bông - Vọng Thiên Thai tự) ở các địa điểm: Công viên bên bờ bắc sông Hương, trước sân chùa Thiên Thai, phía nam cầu Hương Cần.

M.V.H  
(TCSH351/05-2018)




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG NGỌC CƯƠNG

    LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.

  • CAO THỊ THƠM QUANG

    Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.

  • TRẦN VĂN DŨNG   

    Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.

  • THANH HOA - LÊ HUỆ

    Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.

  • VÕ QUANG YẾN

    Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.

  • “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế,  từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.

  • PHẠM HỮU THU

    Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.

  • LÊ QUANG THÁI

    Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết. 

  • LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
    Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI

    Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.

  • Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.