Ký ức tím

08:22 16/12/2011
PHAN THỊ THU QUỲ Ba tôi - liệt sĩ Phan Tấn Huyên, Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Thừa Thiên - thường dặn tôi mấy điều: dù khó khăn đến mấy cũng không được ngừng nghỉ phấn đấu học hành bởi tri thức là sức mạnh; dù như thế nào đi nữa cũng phải giữ cho được bản sắc văn hóa Huế rất đỗi tự hào của mình...

Dược sĩ Phan Thị Thu Quỳ - Ảnh: donghuongtth.com

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Mỗi lần đi qua những đồi sim, những đồi mua biền biệt ngút ngàn sắc tím lan dài đến cuối chân trời, tôi lại tìm cách đứng lại giữa núi đồi lộng gió, thấy dậy lên trong lòng nỗi nhớ ba. Từ bao giờ không biết nữa, nỗi nhớ ba luôn gắn với màu tím Huế miên man như thế.

Học xong Quốc Học, ba tôi được tuyển vào Kinh làm Hàn lâm viện biên tu. Quan Toàn quyền Pháp một hôm có việc vô Hoàng Thành trình tấu, gặp ba tôi đang phiên dịch giúp nhà vua, đã rất ngạc nhiên: - “Sao ở đây lại có người nói tiếng Pháp hay hơn cả người Pháp!”. Vậy là ngay lập tức ba tôi thuyên chuyển qua làm việc tại Tòa Khâm sứ Pháp ở Huế. Một thời gian sau, ba tôi bị nghi ngờ hoạt động chính trị nên đổi qua làm ở Kho Bạc Huế. Ở đó cũng không lâu, ba và cả nhóm bị nghi ngờ nên Pháp tách cả nhóm mỗi người mỗi ngả, ba bị đổi vô Tòa sứ Đà Lạt. Cách mạng Tháng Tám thành công, ba công khai hoạt động trong Ủy ban Cách mạng lâm thời Đà Lạt. Sau đó ba đưa gia đình về Huế, bỏ hết gia tài, cuộc sống sung túc của công chức Pháp để vào Việt Minh tỉnh Thừa Thiên, cùng bạn bè xây dựng Nha Bình dân Học vụ Trung Bộ tại Huế.

Cuối năm 1946, Pháp tái chiếm Huế. Ba tôi theo các bác Việt Minh Thừa Thiên rút ra Liên khu Bốn, ba được bầu làm Ủy viên Thường vụ Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc Liên khu Bốn tại Nghệ An. Ba đi làm cách
mạng, để vợ và các con ở lại Huế cơ cực đủ đường. Vừa từ giã cuộc sống của gia đình công chức Tây học dư thừa vật chất ở Đà Lạt, bây giờ mạ và mấy đứa con chúng tôi lại phải vừa chịu nhiều cảnh thiếu đói ở Huế, vừa bị Pháp lùng riết. Phải đến ba năm sau, ba mới gửi thư về, trong đó dặn tôi: “Con cố gắng giúp đỡ các anh công an hoạt động Nội Thành làm nhiệm vụ, họ là người tốt và cùng lý tưởng với ba. Con giúp họ tức là con đã cùng lý tưởng với ba rồi”. Tôi nghe lời ba tham gia cách mạng như thế đó.

Mạ bố trí đội Công an làm trụ sở liên lạc ở nhà trên, còn chúng tôi ở nhà dưới. Lúc đó tôi mới 14 tuổi đã bỏ học 3 năm, đành bằng lòng với cái bằng tiểu học của mình. Tôi tận tụy với công tác do đội Công an tình báo Nội thành giao, rất phấn khởi khi được đi theo một hướng cùng ba. Với sự dìu dắt nhẹ nhàng, tinh tế, ba giúp tôi đến với kháng chiến, bước vào hàng ngũ của Đảng từ rất sớm, trở thành một cán bộ trẻ nơi quê hương.

Thế nhưng, ba tôi vẫn chưa hài lòng, ba thường gửi thư về thuyết phục tôi phải trở lại trường học văn hóa trong khi tôi rất ngại ngùng, lo âu vì đã lớn mà sẽ học với con nít. Nhưng ba là một tri thức cách mạng học cao biết rộng, lo cho tương lai, nên bằng mệnh lệnh từ trái tim của người cha thương con vô bờ bến, ba buộc tôi phải vâng lời. Khu ủy kêu gọi trở về tăng cường cho Thừa Thiên nên ba tình nguyện về tỉnh nhà rồi công tác tại UBHCKC tỉnh Thừa Thiên ở chiến khu Dương Hòa. Ba lặn lội về nơi tôi công tác. Ba gặp những người là thủ trưởng của tôi để họ cùng đồng tình với ba. Rồi ba đón tôi lên chiến khu chờ có đoàn cán bộ công an và bộ đội ra Liên khu Bốn, thì gởi tôi đi cùng để trở lại trường học văn hóa.

Đường lên chiến khu um tùm cây cối. Tôi ngỡ ngàng nhìn thấy phía Tây đồi núi quê hương có những đồi sim tím rực rỡ. Tôi chạy nhảy từ lùm sim này đến lùm sim khác để hái hoa sim tím cài vào ba lô và hái trái sim đầy một túi. Tôi ngây ngất với cảnh lạ. Ở đây như một vườn hoa sim tím khổng lồ và từ đó, ấn tượng những đồi sim bao bọc xung quanh chiến khu Dương Hòa cứ lắng đọng trong ký ức tôi mãi.

Ở chiến khu, chiều chiều ra khỏi nhà xuống suối thì vây quanh bao nhiêu hoa rừng xanh đỏ tím vàng rực rỡ, nhưng tôi vẫn tìm hoa sim tím đem về trang trí trong nhà. Thế rồi ngày lên đường đã đến, tôi từ giã chiến khu và người cha tuyệt vời để ra đi. Trèo đèo lội suối, vượt núi rừng Trường Sơn, tôi lại gặp những đồi sim tím ở Quảng Trị, Quảng Bình. Nhìn những đồi sim tôi chợt nhớ ánh mắt và lời dặn khi ba tiễn tôi lên đường: “Con ơi, đi học cũng phải dũng cảm!”. Đến Nghệ An tôi vô học trường cấp ba Huỳnh Thúc Kháng tại xã Bạch Ngọc. Đó là một xã ven núi đồi của huyện Đô Lương. Một mình trơ trọi xa cha mẹ, tôi nhớ lời ba: “Khó khăn mấy con cũng phải bám trường...”. Học sinh của Bình Trị Thiên ra học thì học bổng một tháng chỉ có 10 kg lúa, ngày nghỉ phải lên núi hái củi, hoặc mót khoai, sắn, đậu, để cho đủ sống. Tôi lại gặp những đồi sim tím của xứ Nghệ khiến tôi nhớ đồi sim quê mình da diết.

Làm sao tôi có thể quên được ngày ba tôi hy sinh ở chiến khu Dương Hòa sau trận càn của giặc Pháp lên chiến khu. Cơ quan đầu não của tỉnh phải rút vô rừng sâu để bảo toàn lực lượng. Tin từ Ủy ban tỉnh Thừa Thiên ở Dương Hòa gửi ra Nghệ An cho tôi như sét đánh. Tôi đau đớn đành đoạn, tôi thương tiếc ba, tôi căm thù giặc... Tôi đổ ra ốm liệt giường đến độ mất trí nhớ. Lúc ấy, chỉ những đồi sim tím ám ảnh là còn nằm lại sâu trong khe kẽ ký ức, khiến tôi còn bấu víu về sự nhớ trên thế gian...

Tôi thi vô trường đại học Dược nằm ở Thanh Hóa. Làng Hội Cù thuộc huyện Nông Cống có một vùng núi đá cạnh trường, đất sỏi cát, suối nước trong veo, bên bờ suối nhỏ có những bụi sim tím to lớn, nở hoa đầy… Chiều chiều ra suối, tôi ngắt hoa sim cắm vào khe đá ngồi tưởng niệm ba đang nằm ở hòn núi xa vời phía Tây quê mẹ. Nhìn về phía Nam, lòng tôi quặn đau khôn tả. Tôi nhớ những quả đồi phủ đầy bông sim tím của quê hương, vấn vương mà nghĩ đến ba đã không còn.

Kháng chiến ròng rã 30 năm thì hết 25 năm tôi xa quê đi học và công tác, trải qua những nẻo đường xa xôi hẻo lánh ở Bình Trị Thiên, Liên khu Bốn, Việt Bắc, Cao Bằng, Hà Nội... Thỉnh thoảng tôi bắt gặp đó đây những đồi núi đầy sim, những lúc ấy tôi nhớ ba, và cũng nhớ mạ da diết. Lúc tôi ở chiến khu Dương Hòa, mạ tôi gửi lên cho tôi một ba lô áo quần để đi học. Trong đó có một áo dài lụa tím may rất công phu với màu tím Huế rất đẹp. Tôi rất quý cái áo lụa tím của mạ tiễn tôi ra đi. Suốt thời gian đi học, tôi gói ghém kỹ lưỡng chiếc áo ấy, thỉnh thoảng đem ra ngắm mà nhớ mạ. Tôi chỉ mặc vài lần khi đi biểu diễn văn nghệ ở trường. Suốt 25 năm xa mạ, nhìn áo lụa tím tôi nhớ ba điều mạ dạy: “Đói cho sạch rách cho thơm. Giấy rách còn lề. Giữ nề nếp gia phong”.

Lời dạy của ba, của mạ cứ văng vẳng nhắc nhở, khiến tôi vững vàng, sống trong sáng để cống hiến. Ra đi, mạ tặng áo lụa tím nhắn gửi tình thương bao la của mạ để mong chờ ngày con trở về trưởng thành. Và ngày tôi trở về cũng đã làm mạ hài lòng. Ngày miền Nam giải phóng, tôi về gặp mạ sau 25 năm xa cách nhớ nhung. Tôi rước mạ vô Sài Gòn ở với gia đình tôi để trị bệnh. Mạ lành bệnh thì ngay lập tức đi phố mua thưởng cho tôi một chiếc áo dài nhung màu tím Huế. Tôi để dành chiếc áo đó mặc trong dịp có ý nghĩa. Rồi dịp đó đã đến. Tôi vui sướng mặc áo dài nhung tím Huế của mạ tặng trong buổi lễ Nhà nước giao vốn cho các giám đốc “doanh nghiệp Nhà nước” bước sang thời kỳ hoạt động tự chủ. Được mặc áo nhung tím mạ cho trong buổi lễ trang nghiêm đó thật là một vinh dự lớn lao của đời làm cán bộ của tôi.

Màu tím của những đồi sim tím bao bọc mộ ba tôi và màu tím Huế của hai chiếc áo dài mạ tặng tôi ở hai thời kỳ khác nhau trong cuộc đời, có những kỷ niệm rất sâu sắc đối với tôi, nó cứ vương vấn trong ký ức tôi mãi không bao giờ quên được.

Suốt cuộc đời dọc theo đất nước trong cả hai cuộc kháng chiến, tôi đã qua hầu hết những dòng sông lịch sử từ sông Hương đến sông Lô, sông Hồng, sông Nhật Lệ, sông Lam, sông Lãng Giang, sông Thái Bình, sông Sài Gòn rồi trở về sông Hương. Tôi cũng qua rất nhiều núi đồi của đất nước: Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn... Mỗi dòng sông tôi qua, mỗi núi đồi tôi qua là một đoạn đời với bao kỷ niệm sâu sắc. Nhưng cái màu tím hoa sim ấy, trong đó có đồi sim vẫn còn bao bọc ngôi mộ ba tôi mãi mãi, với dòng chữ “Liệt sỹ Phan Tấn Huyên, nguyên Ủy viên thường vụ, Chánh văn phòng Ủy ban KCHC tỉnh Thừa Thiên hy sinh ngày 27 - 9 - 1951. Ngôi Mộ nầy gia đình để lại làm di tích chiến khu Dương Hòa”, luôn khiến tôi nao lòng nhớ đến.

Vâng, làm sao mà không nao lòng mỗi khi nhớ đến.

P.T.T.Q
(274/12-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • bút ký của Lê Vũ Trường Giang

    Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất mỏng như lưỡi liềm, những đường cong với nhiều bãi tắm đẹp thu hút du khách cùng những làng nghề chế biến muối và nước mắm nổi tiếng.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Đi trên đường phố Huế bao giờ cũng có cái cảm giác êm ả. Nhất là mỗi lần từ trong Nam ra, ngoài Bắc vào, đến Huế, ta như vừa bất chợt gặp lại sự yên lành.

  • SONG CẦM  
          Bút ký  

    Với tôi, nước Nhật không những không xa lạ mà còn rất gần gũi. Tuy vậy, tám năm ở Nhật trước đây chưa phải là dài lắm để tôi đủ thời gian và cơ hội trải nghiệm tất cả.

  • PHÙNG SƠN

         Truyện ký

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Chúng tôi về Điền Lộc vào một ngày tháng năm, nắng hực trảng cát hun hút trải dài mùa biển.

  • NGUYỄN PHƯƠNG ANH

    LGT: Chu kỳ biến đổi khí hậu khiến thời tiết Huế mấy năm gần đây thay đổi rõ rệt. Huế ít lụt hẳn đi, thậm chí lụt cũng thay đổi chu kỳ lụt, ai đời như năm nay, lụt (tiểu mãn) vào tháng hai ta.
    Lụt Huế thay ngày tháng năm, nhưng ký ức thì khó phai mờ, như tùy bút dưới đây…

  • HÀ LINH

    1.
    Con đường xa tắp. Chuyến đi xuất phát với lòng tin nơi đến là cuộc hành trình từ bỏ hạnh phúc con người.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   


     Bút ký  

    Ngắm những ruộng bậc thang chín vàng rực rỡ cả thung lũng, ít ai nghĩ rằng cái tên Mù Cang Chải theo tiếng người H’Mông có nghĩa là làng Cây Khô.

  • Lời người sưu tầm: Có những người xuất hiện với tác phẩm đầu tay như một ánh chớp, gây xôn xao và hâm mộ trong bạn đọc một thời nhưng rồi sau đó, mặc dầu cũng có một sự nghiệp văn học, có hàng bao nhiêu trăn trở tìm tòi, rồi cũng có dăm bảy, thậm chí hàng chục tác phẩm tiếp theo nhưng không sao tìm thấy được sự khởi sắc sâu đậm như tác phẩm ban đầu.

  • HÀ KHÁNH LINH
                    Bút ký

    Trường được thành lập từ năm 1963.
    Thầy và trò lần lượt ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến nay chỉ còn sót lại hơn một nửa, tìm cách liên lạc với nhau mãi mới thực hiện được một chuyến trở về tìm lại dấu tích mái trường xưa - giờ đã nằm sâu vào lãnh thổ nước Lào...

  • PHƯƠNG ANH 

    Tôi thường chọn cho mình những phút giây lặng lẽ, bình yên của những ngày vào thu ở một góc quán vắng để ngắm nhìn dòng xe xuôi ngược, mỗi chuyến xe là một cuộc đi.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Tôi vẫn thường thắc mắc không hiểu có ai sống với nhau tròn trăm năm không? Bởi tuổi của đời người mong manh, chẳng ai chờ ai, rồi lại nghĩ mình có ngộ nhận chữ nghĩa trăm năm đó không?

  • PHI TÂN
         Bút ký

    Phá Tam Giang trải dài theo hướng từ Bắc vào Nam, song song với bờ biển từ huyện Phong Điền cho đến huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), được chảy vào bởi ba con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNG
                   Truyện ký

    "Kiến Giang nước chảy một dòng
    Bên bồi bên lở đau lòng hay chưa
    "
                           (Ru con Lệ Thủy)

  • VI THÙY LINH

    Trong các phần của cơ thể con người, tóc thuộc về ngoại hình mà câu chuyện tóc liên quan, ảnh hưởng tới nhiều mặt, từ mỗi con người tới lịch sử nghệ thuật, xã hội. Tóc rụng hằng ngày nhưng mấy ai thương tóc. Đời tóc đi qua những đời người.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                             Bút ký

    Bạch Mã có mối lương duyên thuần khiết với mây, đến cái tên gọi cũng bắt nguồn từ những áng mây quanh năm quần vũ trên chóp núi.

  • NGUYỄN NGỌC PHÚ
                        Bút ký

    Trong chuyến hành hương trên đất Phật chúng tôi đã đến ba vùng đất quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, ba địa danh nằm trên đất Ấn Độ đó là Boddhgaya nơi Đức Phật sau bao thăng trầm trong cuộc tìm kiến chân lý đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và giác ngộ.

  • PHƯƠNG ANH

    Tôi đã từng nhìn vào ánh mắt của những người đàn bà, những người mẹ; những đôi mắt luôn ẩn giấu những câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Bởi cuộc đời họ dường như chẳng có lấy được một phút giây thanh thản để tự hỏi rằng: Mình là ai?

  • NGUYỄN VĂN UÔNG

    Tết về là gói bánh tét. Thế mà bây giờ cái mặc nhiên ấy không còn là mặc nhiên. Cái ông già tuổi đã cổ lai hy cứ nhớ vẩn vơ chuyện ấy mỗi khi Tết về.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Đi qua miền sơn cước lớp lớp mây mù giăng trên những đầu núi, vượt đèo A Co, những cơn gió đông của A Lưới heo hút, lạnh băng xộc từ những hẻm núi sâu táp sa mặt mũi.