Ký ức phù sa

17:48 29/04/2009
PHAN THÀNH MINHĐó cũng là tựa đề tập thơ rất dễ thương của Trần Tịnh Yên - nhà thơ của đất kinh kỳ thơ mộng thuở nào - thú thật  là tôi đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tập thơ này do chính  tác giả gởi tặng, dễ thương ở chỗ khổ giấy nhỏ nhắn, trình bày đẹp trang nhã, sách 80 trang với 46 bài thơ cũng mỏng mảnh như thế nhưng nhìn rất thơ, càng thơ hơn nữa khi chính tác giả tự viết lời phi lộ cho mình, tôi rất hợp với anh ở điểm này bởi lẽ chẳng ai có thể thay thế cho mình bằng mình để nói hộ những gì mình muốn nói...:...năm xưa qua ngõ sân đìnhcó người nhặt được mối tình ai rơi

Nhà thơ Trần Tịnh Yên

Ký ức phù sa là tiếng kêu chiều của ngộ - nhận - hư - vô, đồng vọng lên hơi thở không ngừng của trái tim mật ngọt và nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi tìm lại một thời huy hoàng của cỏ xanh lộng lẫy hoa tươi. Đôi khi vọng động trong cõi thiền tình hư ảo rồi tịch lặng theo sương xanh: “Trên tàu sen lục/ tàn rồi/ Giọng trầm thổ ngữ/ chim đồi/ đã bay/ Tình tôi/ lợp lá heo may/ Gió hoang thai thổi/ đã gầy mắt em...”

Em của thi sĩ như con thuyền độc mộc hoang thai giữa lênh đênh mùa thu hoàng lạp, lặng lẽ thả giấc mơ vào sương mai trên dòng Hương Giang biêng biếc để gọi người thơ quay về vùng ký ức yêu thương của mình đầy ắp kỷ niệm thuở nào: “Mượn sông/  một nhánh rong vàng/ Thắp tình em/ giữa/ hai hàng thiên thu”

Không biết cái tuổi học trò ngày xưa của anh có phải trăn trở trong cái nghèo thi vị như thời tôi không, không biết những ước mơ thần tiên ngày xưa của anh có đơn điệu như tuổi tôi trong thời bom đạn triền miên không... mà hồn thơ còn mãi lắng đọng nhiều năm sau ngày hoà bình mới bung vỡ, những nẻo quyên ca (2000) Áo mơ phai (2004) và tập thơ này Ký ức phù sa (2008) mới lặng lẽ trình làng. Chậm nhưng còn kịp, kịp để cho hồn thơ thăng hoa cùng bạn bè cùng năm tháng để rồi quay về với sương mờ khói toả.

Đó là thượng nguồn của sự yêu thương, như dòng sông có khởi thuỷ mà chẳng có điểm dừng, những giọt nước sông trong trẻo kia, bé nhỏ kia... đã đi về đâu trong cõi tạm nhân gian này, phải chăng từ trong máu của mẹ của em, trong hơi thở của muôn loài có mức giới hạn sinh tử: “Chuông chùa/ đổ phía heo may/ Là chiều dưới trúc/ tôi say bên đình/ Em tìm cửa Phật/ nghe kinh/ Tôi về/ nhặt được mối tình ai rơi”.

Có điều gì đó đang lay động trong lòng ta, phải chăng đây giống như những ca từ rất nhân sinh của Trịnh, những cọng buồn cỏ khô, những mắt xanh xao, những lá thu mưa reo mòn gót nhỏ... để nên em hình hài trôi dài trôi mãi trôi trên ngàn năm... Ở đó ngôn ngữ thiền vẽ nên bức tranh đời sáng tối bằng nét cọ nhục dục của muôn loài, oái ăm thay đó lại là chốn quay về của mọi kiếp nhân sinh trăn trở trong cái thế giới ngục tù đầy biến động bất an này.

Bốn câu lục bát mà tôi vừa trích dẫn trên đây của Trần thi sĩ đã quá độ chín thấu, chín mọng như quả thị trong cái bị của bà già trong một câu chuyện cổ tích xa xưa... có chút huyền thoại, có chút nhân gian, có tình... Nhưng tôi hơi tiếc... nếu tác giả thay cụm từ mối tình ai rơi bằng bóng hình ai rơi thì hay quá... một đàng là kế thừa một đàng sở hữu chân chính tuy là cùng động tác nhặt như nhau.

Có một điều mà tôi biết và tôi cũng trăn trở là tôi chỉ viết được tàm tạm những câu thơ xưa xưa cổ cổ, bước theo dấu chân người đi trước để không biết hỏi mình điều gì, cái hiện đại và hậu hiện đại gì gì đó xin để cho người khác. Chính vì vậy khi nhận được tập thơ này của Trần Tịnh Yên tôi cũng như mọi người là thường tìm bài chủ đạo đọc trước, đó thường là bài thơ được tác giả lấy làm tựa đề cho toàn tập. Trần Tịnh yên cũng không ngoài lệ đó nhưng tôi thất vọng, thất vọng không phải bài thơ không chuyển tải được điều gì mà tiếc cho tác giả dám đem phế táng một tình yêu nào đó trong tâm hồn mình cho cát bụi phù sa

Trong giấc mơ phồn thực
Khổ hạnh
dưới chân tháp nghiêng
Tiên cảm về những lời yêu em
giấu sau ngực lá
Những giấc mơ
chẳng bao giờ được giải mã
Tôi hoả táng
       tình mình
             trong ký ức phù sa

Vâng đó là thơ, là nỗi niềm riêng tư của Trần Tịnh Yên... điều này chỉ có thể nói với riêng mình trong tâm thức, trong tiếng thở dài hoài niệm nhưng với bạn thơ, người yêu thơ thì khó có thể chấp nhận được. Chính cái tâm tưởng không nhất quán của người làm thơ đôi khi lại đẻ ra những câu thơ tưởng chừng vô lý nhưng lại rất là thơ. Ta liên đới: Vườn non/ lá quẫy gọi chồi/ Về giữa lạ/ cỏ mọc lời chiều hoang...”

Đã là vườn non mà còn quẫy gọi chồi thì hơi bị lạ... nhưng đó là cái lạ Trần Tịnh Yên, là thơ của cái không thơ, là ngôn ngữ của cái không biên giới ngôn ngữ: “Em môi nụ hạ/ xa rồi/ Còn phơi dáng đỏ/ bên đồi lá thưa”.

Dẫu biết Phật tức tâm, Tâm có em, Em là Phật, Phật trong ta (kinh sa mạc) thì vô cùng, bởi mọi sự giải thích đều khập khiễng, cái suy diễn của người này có thể có lý nhưng áp dụng với người kia thì có vẻ cao đạo xa vời, yêu nhau cau sáu bổ ba ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười cũng chẳng giúp được gì khi mà tình yêu chủ kiến đã muốn đem đi hoả táng cho xuôi...

Không biết mình có thiên về lục bát không mà những câu thơ sáu tám của Trần Tịnh Yên đã làm cho mình bối rối, ngất ngây: “Có người/ Tình là vết thương/ Hồn như quán vắng/ bên đường cái quan/ Có người/ lòng vẫn bỏ hoang/ Đời như hạt nước/ rụng tràn khe khuya”.

thì không bàn cãi không chỉnh huấn được gì, thơ phải chăng là tiếng nói của tình yêu dị mộng chất chứa trong nó những khổ đau hoan lạc của một đời người, phải chăng là một phúc âm buồn của cõi người tạm bợ muốn được xẻ chia: “Ngày em/ quảy mộng về đông/ Có người đi sắc/ về không/ một người”.

phải chăng Trần Tịnh Yên cũng đã từng ngồi đối ẩm với Trịnh trên cái bàn nhân sinh nhân quả này chăng, để rồi khi phủi tay cát bụi lại trở về với cái bản ngã không cùng của tạo hoá để khỏi vui khỏi buồn với nhân gian: “Có người/ người đã bỏ quên/ Hồn như giếng lạ/ khô bên nghìn trùng”.

Quả là đạo vị, nhưng tiếc thay tác giả không dám phéng đi một từ thừa trong khuôn phép của lục bát, đành vậy thôi...

Qua 46 ảo khúc dung dị nhưng rất thơ này tôi chỉ lạm bàn đôi vần lục bát rất Trần Tịnh Yên, ngoài ra còn nhiếu thể thơ khác nữa cũng được tác giả trao gởi trong 80 trang sách mỏng mảnh này để mong ai đó cảm được. Những thể thơ khác đó có thể tác giả thử nghiệm hay trải nghiệm cũng còn đang mở ngỏ: “Chiều nay/ bên cỏ giao mùa/ Em đi/ cổ tích bỗng lưa thưa buồn/ Lên hoang vu/ bỏ mưa nguồn/ Xa em/ ta thấy thiên đường mất vui”.

Rất khó nói, chỉ cảm thôi cũng đủ mệt nhoài, bốn câu thơ này tôi xin thay cho lời kết bởi nó như bốn mệnh đề độc thoại độc lập mà tôi thì bé nhỏ vô cùng...

Cảm ơn tác giả đã cho đời những vần thơ sâu, còn sâu tới chừng nào thì tôi không đo nổi, chỉ biết rằng Liên Hiệp các Hội Văn Học Nghệ thuật Việt Nam đã trao giải 3 cho tập thơ này trong năm 2008, trân trọng chúc mừng.

Vinh danh cho một người thơ, một đời thơ... âu đó cũng là cái hạnh của những người cầm bút chân chính vậy.

Đà Lạt, 22 giờ 18 ngày 12.1.2009

P.T.M
(242/04-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THẢO LINH 

    Đà Lạt thành phố của ngàn hoa với những con đường trập trùng quanh phố núi với ảo diệu sương mù. Đà Lạt với cảnh sắc hữu tình và thơ mộng đã đi vào thi ca, nhạc họa từ bao đời nay và còn tiếp tục làm say lòng bao người đến kẻ đi.

  • TRẦN TRIỀU LINH

    (Đọc Đi ngược đám đông - Thơ Đông Hà, Nxb. Thuận Hóa, 2014)

  • UYÊN PHƯƠNG 

    Bạn đang sống ở Thủ đô Hà Nội ngàn năm cổ kính hay giữa Sài Gòn hoa lệ vàng rực ánh nắng hoặc giả có thể ở bất cứ thành phố náo nhiệt nào trên đất nước Việt Nam? Bạn đang hòa mình vào nhịp sống đô thị với đầy ắp sự văn minh, hiện đại nhưng cũng khá ồn ào và bụi bặm, thậm chí có lúc bạn cảm thấy chán nản muốn rời xa sự xô bồ và ngột ngạt của chúng?... Vào lúc ấy, chắc hẳn bạn sẽ rất vui nếu được đi đâu đó vài ngày… Cảm giác khi tạm rời xa nơi thành phố cũng rất tuyệt”.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo” là công trình Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào tháng 6 năm 2014.

  • Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - gọi thân mật là Nguyên “đầu bạc” (vì mái đầu bạc trắng từ lúc còn trẻ) - một người xứ Nghệ “thuần chủng” cha ở Nghệ An, mẹ ở Hà Tĩnh, nhưng đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Có thể nói cuốn “An lạc mùa chay - Món chay dâng Mẹ” của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh (Nxb. Phụ Nữ, 2014) vừa được Nhà sách Phương Nam ấn hành trong tháng tám vừa qua, là cuốn sách thực hành về sự an lạc.

  • Tiếp sau Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh..., đến lượt Phan Khôi được mở hội thảo khoa học tại quê hương Quảng Nam hôm qua 6.10, đúng 127 năm ngày sinh của ông, để vinh danh một con người đa tài.

  • (Phỏng vấn đối thoại với các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc và nhà thơ Trần Dần)

  • Hữu Loan [1916-2010 là khuôn mặt văn học đặc biệt trong nền thi ca Việt Nam đương đại từ non 70 năm nay. Ông làm thơ hay, hiện đại, tân kỳ, nhưng tên tuổi thường xuất hiện theo thời sự.

  • Tiểu thuyết "Công chúa nhỏ" của Frances Hodson Burnett kể câu chuyện về cô tiểu thư thất thế, nhưng vẫn mang trong mình cốt cách lớn.

  • (Vài cảm nhận khi đọc “BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA” tiểu thuyết của nhà văn TRƯƠNG VĂN DÂN
    (cty vh Phuong Nam-Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • “Lịch sử không bao giờ lầm lẫn, nhà văn Lan Khai là người có công với nước”. Câu nói đó của Thiếu tướng Hoàng Mai đã khẳng định những cống hiến của Lan Khai đối với cách mạng và nền văn học nước nhà. Từ thành tựu sáng tác cho đến nhận định của các nhà văn, nhà báo tiền bối (Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan...) về Lan Khai, chúng ta càng thấy tự hào về một con người, một nhà văn đáng kính đã làm trọn thiên chức của mình đối với dân tộc...

  • “Những năm chiến tranh, miền Trung là túi bom túi đạn, và nguồn lực đất nước cũng dồn về đây. Nhiều nhà văn nhà thơ, nhiều tác phẩm VHNT nổi tiếng cũng xuất hiện từ vùng đất này. Còn hiện nay, dù đội ngũ tác giả ở miền Trung có thưa hơn, nhưng những con người miền Trung dù đi đâu cũng vẫn mang theo truyền thống sáng tạo độc đáo, giàu khí chất của miền đất này. Đó là một cuộc mở mang và bồi đắp tâm hồn trên dọc dài đất nước…”

  • Khi cầm bộ sách này trong tay thì hình ảnh nhà nho yêu nước Phạm Phú Thứ không còn bị khuất lấp trong lớp sương mù thời gian mà hiện ra rờ rỡ, rõ ràng trước mắt chúng ta với một tâm thế mới.

  • “Có lần tôi hỏi anh Học: Tư tưởng cách mệnh của mày nảy ra từ hồi nào? ​Anh đáp: Từ năm độ lên mười tuổi! Hồi ấy tao còn học chữ Nho ở nhà quê...”.

  • NGÔ MINH

    Trong các tập thơ xuất bản ở Huế trong mấy năm lại đây, "Ngọn gió đi tìm" là một trong số rất ít tập được đọc giả mến mộ, có thể nói được rằng: đó là một tập thơ hay! Tập thơ tạo được sự cuốn hút, sự nhập cuộc của người đọc.

  • “Với Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, GS Lê Thành Khôi đã trình bày lịch sử không phải lịch sử chính trị, mà là lịch sử của con người”, GS Phan Huy Lê nói về cuốn sử quý vừa ra mắt tại VN sau nhiều năm ở nước ngoài.

  • Sự nát tan của các giá trị tinh thần trong đời sống hiện đại được Trần Nhã Thụy đưa vào tiểu thuyết mới bằng văn phong hài hước, chua chát.

  • Cuốn sách "Trăm năm trong cõi" của giáo sư Phong Lê viết về 23 tác giả khai mở và hoàn thiện diện mạo văn học hiện đại Việt Nam.

  • Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng  bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.