Ký ức mùa nước lũ

15:05 03/09/2008
LÊ QUÝ LONGThông lệ cứ mỗi buổi sáng uống xong cốc càphê tôi đến mở phòng tranh. Ngày 1 tháng 11 năm 1999 chừng tám giờ sáng, ngoài đường nước đã lên phủ khắp mặt nhựa. Suốt đêm qua cho đến lúc này trời vẫn mưa to.

Tôi vẫn điềm nhiên ngồi sửa lại bức tranh vẽ còn dang dở. Chợt nhớ tới mẹ già ở quê nhà trong mưa gió bốn bề khó khăn. Nôn nao quá, tôi đóng cửa phòng, chạy mua ít mì cua dong thẳng về làng. Trước nhà mẹ tôi có con khe nhỏ, bấy giờ nước đã dâng cao ngập bờ. Trên tay ôm thùng mì cua, tôi xắn quần lội. Nước chảy quá mạnh, đôi chân mất thế thăng bằng, hai lần tôi không qua được. Tôi đành dừng lại, dõi mắt nhìn theo dòng nước chảy. Chừng mười phút sau có một cậu thanh niên ở cùng xóm đi đến. Tôi mừng quá. Hai chú cháu cầm tay nhau chặt, chân men theo dòng nước, dịch lần lần. Hồi lâu chúng tôi cũng qua được.
Mẹ tôi đang ngồi bên bếp lửa, hai tay đưa ra hơ, mắt nhìn hướng ra ngõ chừng như mong ngóng. Tôi bước vào cởi áo mưa ra, ngồi bên mẹ, để hộp mì cua xuống bên. Mẹ tôi nói: "Trời mưa gió, nước khe chảy riết như thế làm sao con về được? Đừng lo cho mẹ, ở đây mẹ có mua đồ ăn dự trữ rồi!". Mái tóc bạc phơ, màu vàng nâu của làn da nhăn nheo, đôi môi tím tái mẹ nói tiếng hơi yếu. Như để chế ngự cơn lạnh rét, ổn định tinh thần, mẹ ngước lên, sắc diện khác hẳn, tươi mươi hơn, thỉnh thoảng lại hé cười thanh thản. Tôi khươi bếp lửa ngẫm nghĩ: "Khi còn trẻ cho đến khi có chồng có con mẹ bộn bề công việc, tảo tần hôm sớm. Giờ tuổi già thế nầy, một mình bên bếp lửa với đôi mắt đăm chiêu... Con cái thì nhiều nhưng mỗi người một nơi, kẻ xa kẻ gần, tất bật với kế sinh nhai. Dâu con có trong nhà nhưng mẹ tôi một mực ăn riêng, không làm phiền ai. Mẹ không than phiền, không trách móc, lúc nào cũng một lòng cầu nguyện cho các con cháu sức khoẻ, ăn nên làm ra. Với tấm lòng nhân hậu vị tha như vậy nên mẹ được xóm làng thương mến, con cái yên tâm. Tôi thưa: "Mẹ, con lên! Sợ nước mỗi lúc một to, qua khe không được!" Ừ, thôi con lên với các cháu. Nhớ qua khe cẩn thận nghe! Nghe nói khi sáng có thằng gì bên xóm lội qua bị nước tống trôi vào bụi tre, may nhờ có người cứu không thì nó chết rồi!" "Con đợi năm ba người cùng dìu nhau qua mẹ ạ" "Rứa thì được! Con lên đi".
Ngoài trời mưa không dứt, mỗi lúc lại xối xả hơn. Trong lòng bồn chồn, làm sao qua khe được rồi còn phòng tranh nữa. Tôi nhặt một đùi tre cán dáo để bên đống rơm chống từ từ bước đi. Mẹ tôi nhìn cho đến khi tôi khuất cửa ngõ. Tôi mạnh dạn chống đùi lần lần đi. Nhưng thềm cống bắt qua con khe nhỏ đã tràn ngập nước, và chảy rất mạnh, tôi phải trở lại, không tài nào qua được, khó khăn hơn lúc đầu.
Châm điếu thuốc tôi hít một hơi dài rồi từ từ phì ra một cách băn khoăn, thì ở trên dốc xa có một nhóm 5 thanh niên đi lại. Hoá ra đều là người quen biết cả. "Chú yên tâm tụi con sẽ đưa chú qua!" Tôi mừng rỡ, rít tiếp hai hơi thuốc dài. Mười phút sau chúng tôi qua thoát. Áo quần ướt hết, cơn lạnh bắt đầu thâm nhập vào cơ thể. Tôi lấy gói thuốc ra phát hết cho các em, chào cám ơn và chạy về nhà thay quần áo, vác xe chạy lên phòng tranh. Qua khỏi cầu An Cựu, không chạy xe được nữa đành trở lại cất xe đi bộ. Đường nước chảy xiết không có một móng người. Làm sao mà đi, tôi thở dài bất lực... Ngày 3 tháng 11. Cơm nước xong cỡ chừng mười giờ sáng, Hai cha con rủ nhau tìm cách lên phòng tranh. Từ Nghẹo Giàng Xay lội ra cầu An Cựu lội tiếp đến ngã tư Hùng Vương, Nguyễn Huệ thì lội không được nữa vì nước đã ngập cổ, mấp mé vào miệng. Một chiếc ghe nhỏ bằng tôn có hai cậu thanh niên vạm vỡ ở tuổi chừng trên hai mươi. Họ cao to, nước da ngăm ngăm đen, từ từ lướt tới. "Bác cháu đi đâu tụi con đưa đi" - "Tốt quá, lên đến cửa hàng số một là bao nhiêu hai người". "Dạ năm mươi ngàn". Tôi đồng ý "Mời Bác lên ghe". Tôi vịn chiếc ghe cho thằng con trai lên trước. Hai cha con tôi ngồi giữa lòng, hai tay vịn thành ghe cẩn thận. Hai cậu thanh niên lực lưỡng người trước kẻ sau lội đẩy ghe đi. Tôi thấy yên tâm vì hai chàng trai to béo mạnh mẽ. Trên chiếc ghe con đầu mũi có một bịch mì cua của hai chàng thanh niên. Tôi không nói gì cả, thỉnh thoảng dùng chèo tay bơi giúp. "Dòng sông Hùng Vương" ào ào chảy xiết, "sông Bà Triệu" chảy qua "sông Nguyễn Huệ" nối tiếp, ngọn nước giữa bốn ngã tư xoáy khủng khiếp. Hai thanh niên bặm môi ghì chặt, lần chân bám đất tạo thế cân bằng đẩy ghe đi. Được một đoạn cỡ hai mươi mét ngọn nước đâm vào giữa lưng, ghe mất thế thăng bằng trôi trở lại. Hai chàng thanh niên bắt đầu có kinh nghiệm, đẩy ghe vào mé trong bờ lề tránh đầu ngọn nước. Gần một tiếng đồng hồ mà đi chưa đầy một trăm mét. Lòng tôi bồn chồn lo lắng cho số phận những bức tranh. Thỉnh thoảng tôi hỏi thằng con có lạnh không. Nó lắc đầu. Tôi yên tâm phụ lực tiếp sức cho ghe vượt lên. Gần hai giờ chiều, ghe mới vượt đến ngang nhà thờ Tam Kỳ Phổ Độ. Lại một ngã tư nước chảy mạnh và xoáy nữa. Con thuyền bé nhỏ lần này không ghì lại được. Cố gắng hết sức, qua khỏi ngã tư cậu thanh niên phía trước trượt chân, nước cuốn trôi ra xa rồi tấp vào hàng rào dây thép gai trước nhà thờ Tam Kỳ Phổ Độ. Không cựa quậy được, cậu ta nhô đầu lên khỏi mặt nước mũi thở phì phà. Lần lần, không biết cậu ta tháo gỡ ra sao mà đứng dậy được. Nhưng người vẫn còn mắc vướng dây thép gai. Cậu thanh niên còn lại không nản chí quyết tâm một mình đẩy ghe đi. Thuyền đến Nhà hát Trung Tâm, vô ý mũi ghe quay ra ngoài nước tống lật ghe chìm. Hai cha con lóp ngóp bơi vào trong vịn thành, ướt như chuột lột. Cơn lạnh bắt đầu thâm nhập vào cơ thể, hai cha con tay chân run bắn, mặt xanh tái. Trong khi đó, cậu thanh niên hập lặn bơi theo dòng chảy để kịp vớt lấy bịch mì cua. Cậu ta trở lại tìm chiếc ghe chìm. Cậu quăng bịch mì cua vào cho tôi, bơi ra nâng chiếc ghe lên. Nước ào ào... cậu đẩy thuyền ép theo bờ thành, hai cha con lên trở lại. "Con chịu khó, gần đến rồi!" tôi ngoảnh nói với con. Cậu thanh niên đang tìm cách vượt qua khoảng trống rộng của ngã sáu dòng sông giáp công của cơn nước lũ cuồn cuộn dữ dằn. Bên góc đầu đường có một chiếc xe bọc thép chết máy đậu lại, hàng chục người đứng trên xe. Chiếc thuyền và cậu thanh niên giằng co nhau giữa sóng nước. Hồi lâu mới qua khỏi "con sông Đống Đa", qua khỏi chiếc xe bọc thép, bắt đầu tiến về đầu đường Hà Nội. Tôi nghĩ thầm cậu thanh niên này có chiến đấu được không giữa bao la sóng nước này? Từ trong xe bọc thép có một người đàn ông lội ra năn nỉ thiết tha cho lên Cầu Mới tìm vợ. Cậu thanh niên đồng ý cho lên ghe. Chắc cậu ta nghĩ tăng trọng lượng trên ghe để giằng cơn sóng nước lũ. Ba người ngồi trên ghe nhỏ chao qua chao về một hồi lâu. Cậu thanh niên nói: "Ngồi yên không được cử động". Ba người tôi ngồi xích lại tay ghì chặt vào thành ghe. Ghe từ từ tiến lên. Được chừng hai mươi mét tình cờ có một cơn sóng dữ dội đánh vào bờ thành dội ra làm chiếc ghe xoay lại. Con nước xoáy lại nhận chìm thuyền lần hai. May cận thành, cha con tôi vịn được, thở hắt ra. Còn người đàn ông đi nhờ trôi ra xa cùng chiếc ghe. Ông ta lặn hụp, nước cuốn trôi về xa trong khi cậu thanh niên đó đuổi theo nhặt bịch mì cua lần nữa, rồi trở lại với chiếc ghe đẩy đến bên chúng tôi. Con ghe vượt lên thêm năm mươi mét nữa bắt đầu tiến sâu vào đường Hà Nội. Liền lúc đó, con ghe chao đảo, ngọn nước lại nhận chìm nó lần ba. Cha con tôi bị chiếc ghe đè lên người nước đẩy trôi. Rất may ghe va vào cây trứng cá đầu đường. Ghe bị lệch dạt ra ngoài rồi trôi tiếp. Tay nắm tay đứa con một tay ghì chặt vào nhánh cây trứng cá kéo lại "Con cố gắng dùng sức kéo lại gần ba trong khi con nước đưa hai đôi chân trôi theo". Một hồi lâu, hai cha con mới trèo được lên cây trứng cá ngồi nghỉ trong khi cơn mưa trút nước không ngừng, ở dưới con nước cuồn cuộn chảy xiết. Tôi xem đồng hồ tay. Mười sáu giờ chiều bầu trời sẫm lại. Gần sáu tiếng đồng hồ chỉ đi được gần năm trăm mét. Còn chừng hai trăm mét nữa thôi, nếu đến thì trời đã tối trong khi chẳng có đèn đóm gì cả. Chiếc ghe cậu thanh niên đã ghì chặt bên thành. Từ gốc cây đến bờ thành xa chừng hai mét thế mà cậu thanh niên không tài nào đưa ghe ra được. Tôi xuống trước, ôm gốc cây tay vin theo nhánh cây, dùng lực đưa chân xuống chạm đất bấm lại, đưa tay phải lên cho con rồi từ từ trụt xuống... Cậu ghì chiếc ghe, run lập cập, mặt xanh, mắt đỏ ngầu. Đã mệt quá rồi nhưng cậu không một lời bàn lui, thật là gan lì! Qua lần thoát chết, tôi ân hận sao lại đưa con đi như thế này nếu xẩy ra chuyện gì thì sao.
Cậu thanh niên thúc dục chúng tôi lên ghe. Ghe bắt đầu tiến ngược dòng sông nước chảy. Cậu ta đã đuối sức lại một mình nên một lần nữa để mũi ghe bị ngọn nước mạnh tống vào. Ghe lật ấp trôi ra xa. Hai cha con tôi tìm được chỗ vịn, ôm nhau trôi theo dòng nước. Tôi ghì con trai lại, dùng sức nâng lên, đôi chân bỗng chạm đất. Ôm nhau đứng như trời trồng, thì đằng xa cậu thanh niên lại bơi theo nhặt bịch mì cua một lần nữa. Chúng tôi vẫn đứng yên một chỗ xem cậu thanh niên có đem ghe đến không. Lần này cậu thanh niên bất lực không đưa ghe đến mà đẩy trôi theo dòng nước trở về không một lời phân giải. Đằng xa kia cậu thanh niên mắc vào hàng rào dây thép gai đã gỡ xong đứng chờ đợi bạn. Đến nơi hai người thì thầm trao đổi gì không rõ, người trước kẻ sau đẩy ghe về chốn cũ. Chung quanh tôi và trên ngã "các dòng sông" không một bóng dáng người, ghe thuyền. Trời bắt đầu sẩm tối. Không thể đứng như thế, chúng tôi đánh liều dìu nhau lội về. Nước lúc vào miệng lúc vào mũi. Lạnh, đói, rã rời... Từng ngụm nước bạc phun ra từ miệng đứa con mười sáu tuổi nhỏ bé của tôi. Nó ngước nhìn tôi: "Sao Ba, con đi không được nữa, nước vào miệng nhiều, còn chuột rút nữa! - Tôi xanh mặt. "Con cố gắng vin vào vai Ba, đưa thẳng hai chân, con chịu khó đau một lúc rồi hết". Tôi đưa vai cõng con chậm rãi lội. Dưới ngã tư kia, hai cậu thanh niên đã đứng bên chiếc ghe như chờ đợi. "Con hết chuột rút rồi, Ba để con xuống và đứng nghỉ một hồi cho lại sức". Hai cậu thanh niên đàng xa, thấy được bóng cha con, biết là đã thoát, bèn đưa tay vẫy chào rồi mất hút phía sau dãy nhà Trường Cao Đẳng Sư phạm. Tôi vừa đi và thầm nghĩ sao họ tốt thế, đã không đòi tiền lại không đợi để nhận một lời cám ơn, một ít bồi dưỡng... Thế là việc cứu phòng tranh của tôi trong cơn lũ thất bại, tôi phó mặc cho trời đất...

Cơn lũ thế kỷ bắt đầu rút thì cha con tôi cũng nằm như không dậy nổi. Cơn cảm cúm bắt đầu hành xác, đầu nóng rang, trong lòng lạnh buốt. Sáng ngày 6.11.99 Hai bố con dậy thật sớm đi bộ lên phòng tranh. Các ngã đường vẫn còn lội đến ngang đầu gối. Đường Hà Nội còn ngang mắt cá. Lên đến nơi, tôi mở cửa phòng ra mà ngao ngán. Đất bùn dày cỡ một tấc. Con nước đánh tan tập tranh giấy mỗi bức cuộn vào đất bùn vày vò che lấp rải rác nằm la liệt như bãi chiến trường. Bộ ghế xa lông nghiêng ngửa bên góc cửa ngoài. Nhiều bức tranh sơn dầu lấp dưới bùn non, Có bức nửa lấp nửa hở, nằm co ro như đợi chờ chủ nhân đến cứu lấy. Tôi thấy vô cùng ngao ngán; cơn đau trong người lại chưa dứt hẳn. Chần chừ mãi tôi mới xắn tay lên. "Con từ từ lấy từ ngoài vào, vuốt bùn ra, nhặt tranh đem rửa, mau cả hết nước". Hai bố con tập trung sức lực hốt bùn non đưa tranh ra ngoài để một đống. Nhiều em học sinh lội nước đi qua đứng nhìn cảnh tan nát của phòng tranh, sà vào, cùng nhau phụ giúp. Có một em sinh viên trường Đại học Sư phạm phụ giúp từ đầu cho đến cuối, dội bùn, rửa tranh rất cẩn thận xếp đặt gọn gàng. Tôi ngồi vuốt ve trở lại những bức còn bùn đọng, những giọt nước mắt tự nhiên rỏ xuống. Biết bao công sức trí tuệ đã bỏ ra trên từng tác phẩm! Thế mà hôm nay nhìn lại cảnh tượng vô phương cứu chữa này. Em sinh viên cùng hai cha con tôi rửa khung vải, khung gương, ghế bàn, rồi giăng phơi tranh phía ngoài trước cửa. Nỗi đau một mình nhận lấy, niềm an ủi được cậu bé sinh viên quan tâm giúp đỡ, cứu tài sản của mình một cách trân trọng không hề vụ lợi.
Từ sáu giờ sáng làm liên tục cho đến 14 giờ chiều mà chúng tôi không thấy đói. Mồ hôi tiếp tục tuôn ra. Chắc chính vì thế cơn cảm cúm của tôi dứt hẳn, khoẻ người. Việc thu dọn phòng tranh tương đối ổn định, tôi mời cháu sinh viên đi ăn cơm trưa. Cháu từ chối: "Con phải về nhà kẻo ba mẹ con lo lắng". Tôi dúi ít tiền vào tay cháu. Cháu dứt khoát không nhận, đẩy xe, đạp đi vội vàng. Tôi đứng nhìn theo. Sao những chàng trai như cậu thanh niên đẩy ghe, cậu sinh này làm cho lòng tôi ấm áp đến thế!
Cửa phòng khép lại, thằng con theo bạn chở về. Còn lại một mình tôi ngồi trên thềm cấp trước phòng nhớ lại thời xưa.
Sau ngày giải phóng, tôi có một khu rẫy của cha ông để lại. Tôi muốn có căn nhà biệt lập treo tranh và nơi sáng tác yên tĩnh ý định đã trở thành hiện thực sau năm tháng. Căn nhà cỡ chừng ba mươi mét vuông, lợp tranh, cột sắt, chung quanh tường là ván ép dày một phân, sơn màu mỡ gà trông rất đẹp mắt. Từ thời kỳ tôi triển lãm tại Đà Nẵng sau triển lãm tại Huế năm (1972-1973) còn lại tranh đưa vào nhà trong rẫy. Khoảng chừng hai năm sau xã Thuỷ Dương có kế hoạch đắp đập thuỷ lợi. Khi gần hoàn thành là lúc mùa đông đến. Vùng đất rẫy thành lòng hồ nước! Và giờ đây... Một tiếng chào gọi tên tôi vút qua, tôi tỉnh lại thở phào từ từ đứng dậy. Dù sao thì cũng xin chào cơn lũ đã qua. Mong rằng mi đừng nên trở lại mà hành quê hương, mà hành ta nữa!...
Huế, ngày 15 tháng 3 năm 2002
L.Q.L

(nguồn: TCSH số 163 - 09 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NHỤY NGUYÊN
                     Bút ký

    Bao Vinh hôm nay nếu soi vào lịch sử thật chẳng xứng với danh hiệu là khu thương mại lớn của đất kinh kỳ vào thế kỷ XIX.

  • Sông Hương xứ Huế đã bao đời miệt mài làm nên những nét tinh tế và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Đó là dòng chảy giao hòa và dung hợp của nét văn hóa truyền thống dân gian với văn hóa cung đình với những con người Huế với những nét đặc trưng không lẫn với bất cứ nơi nào về giọng nói, tiếng cười, điệu hò và những món ăn Huế hấp dẫn.

     

  • ILIA ÊRENBUA
            Trích hồi ký

    Tôi đã viết, tôi đón đợi đại hội các nhà văn Xô-viết hệt như một cô gái đón đợi buổi vũ hội đầu tiên trong cuộc đời. Nhiều trong số những niềm hy vọng ngây thơ của tôi, có thể đã không được thực hiện, nhưng đại hội vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi như một ngày hội lớn, kỳ lạ.

  • HOÀNG LONG 

    Đây là một tiểu thuyết cực tiểu, gồm năm thiên. Và không có tên. Cũng như mọi thứ trên đời này đều như vậy. Tự thân không có tên. Chúng ta đặt tên cho chúng và ban cho vạn vật một ý nghĩa nào đó với chúng ta. Tất cả là do tâm tạo tác. Cái vọng tưởng đó của ta chẳng liên quan gì đến thế giới. Vì thế giới vận hành trong sự không tên.

  • NHÂN KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7/2013

    HỒNG NHU
              Bút ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                            

    Vừa mới hôm nào nhận thư Phong Sơn báo tin năm nay sẽ được mùa lớn. Lúa phơi màu rất đẹp.

  • VÕ NGỌC LAN

    Đi trong thành phố xanh này, ở đâu cũng thấy một màu xanh dịu mát. Có lẽ nhờ thế mà mưa nắng cứ đến rồi đi, cỏ hoa cứ bốn mùa làm xanh thêm cuộc hành trình mưa nắng.

  • BẢO CƯỜNG 

    Tiếng sáo làm bạn với con người ngay từ tuổi ấu thơ. Tiếng sáo gợi hồn quê hương dân tộc. Chỉ với một ống trúc giản dị, mục đồng đã chế tạo thành một ống sáo để thổi. Những ngày lùa trâu ra đồng các em ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo nghe réo rắt, vang xa đến tận cuối làng.

  • MAI VĂN HOAN

    Nhà thơ Hồ Chí Minh từng viết: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” (Thơ xưa yêu cảnh thiên thiên đẹp). Có thể nói thiên nhiên tràn ngập trong thơ xưa - đặc biệt là mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông… Riêng về cỏ, các nhà thơ xưa rất ít nhắc đến.

  • NGUYỄN KIM CƯƠNG  

    Những ngày đầu Tết Mậu Thân 1968, quân dân ta tấn công và nổi dậy khắp các thành thị miền Nam, buộc lực lượng Mỹ và quân đội Sài Gòn phải phân tán đối phó.

  • CÁI NẾT  

    Trên cánh đồng lúa Mụ Dâu ngút ngàn, lạ thay, người ta không thấy màu xanh non của mạ, chỉ thấy một rừng hoa dài đến tận chân trời…

  • NGUYỄN THỊ THÁI  

    Bao lâu rồi dã quỳ nồng nhiệt, dã quỳ rủ rê, dã quỳ khắc khoải, dã quỳ đớn đau. Tây Nguyên thấp thỏm màu vàng, mỗi người có một lần đợi mong, người thiếu phụ mang trong ngực tháng mười mơ ước, nhập vào sắc hoa hoang dại mênh mang thương và nhớ.

  • NGUYỄN DƯ

    Đi đâu mà vội mà vàng
    Mà vướng phải hố, mà quàng phải xe

    Ngày nay, nhiều người sợ đi ngoài đường. Khác ngày xưa…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI

    Chiều hôm ấy mưa to lắm…
    Được cô cho nghỉ sớm, tôi rời lớp học thêm vật lý và đi dạo cùng đứa bạn thân. Thấy lề đường ướt sũng mà trái tim tôi cũng ướt theo. Nhìn qua thấy đứa bạn đang nói chuyện điện thoại với cha của nó… thì ra, hơn nửa tuổi thơ này… tôi đã không có cha! Trời hôm nay thật lạnh nhưng chỉ lạnh bằng một góc nào thật nhỏ của tháng ngày trước, cái ngày mà cha tôi ra đi… nỡ để lại trước mắt đứa con gái bé nhỏ của ông một cái xác không hồn…

  • HOÀNG HỮU CÁC

    Tiếng chân giày của trung tá Nguyễn Đình Sơn bước bồn chồn trên nền đất ẩm của căn hầm kiên cố dùng làm sở chỉ huy của đoàn B15 bộ binh là âm thanh duy nhất tôi nghe được ở đây trong chiều hôm nay.

  • THÁI KIM LAN

    Con thương yêu,
    Mẹ đang ở Huế, ngồi trong nhà của ngoại viết thư cho con. Con ơi, rời mùa Thu Munich về đây, lại thấy Huế cũng Thu.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                  bút ký

    Hồ Tịnh Tâm lại đã đến mùa sen nở. Những cánh sen trắng khiêm tốn lấp ló giữa bạt ngàn lá xanh dịu. Mới đó, năm ngoái, sau cơn bão số 8, ngôi nhà lục bát trên hòn đảo giữa hồ bị đổ nát, cảnh hồ thật tiều tụy. Quy luật xoay vần của thiên nhiên quả là kỳ diệu.

  • TỐNG TRẦN TÙNG

    Xin được giải thích ngay cụm từ “đi mót” ở đây. Theo từ điển tiếng Việt thì nghĩa thứ hai của từ mót là “nhặt nhạnh của để rơi vãi hoặc bỏ sót”.  Tuy vậy, ở quê tôi, khi nói đến đi mót thì người ta nghĩ ngay đến đi mót ngày mùa, mùa gặt lúa, mùa cày khoai, mùa nhổ lạc…

  • THÍCH CHƠN THIỆN
                            Tùy bút

    Kinh Pháp Cú (Dhammapada), một bản kinh phổ biến nhất trong các nước Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền (Phật giáo thế giới) ghi: “Những người có đủ 36 dòng ái dục, họ mạnh mẽ rong ruỗi theo dục cảnh, người có tâm tà kiến hằng bị những tư tưởng ái dục làm trôi giạt hoài”. (câu 339)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH  

    Trên bàn tay Phật pháp vô biên hẳn còn nhiều hướng đi khác tích cực hơn và Tạ Thị Ngọc Thảo đã chọn phương pháp Vòng Thời Gian (hay Đạo pháp Calachakra) trong Mật giáo.