(SH) - Ngày 10/7, tại Triện Miếu - Đại Nội Huế đã diễn ra lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên có công tích to lớn đối với hành trình khai phá vùng đất Thuận Hóa-Huế và cả miền Nam Việt Nam, tạo điền đề cho việc hình thành vương triều Nguyễn và kinh đô Huế sau này.
Dâng lễ cúng kỷ niệm 400 năm ngày mất của chúa Nguyễn Hoàng
Buổi lễ có sự sự tham dự của lãnh đạo các ban ngành, các nhà nghiên cứu triều Nguyễn và đông đảo con cháu cùng các thành viên Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc.
Chúa Nguyễn Hoàng- vị chúa Nguyễn đầu tiên có công lao to lớn đối với hành trình vĩ đại khai phá vùng đất Thuận Hóa-Huế và cả miền Nam Việt Nam, sinh năm 1525, là con trai thứ của An Thành Hầu Nguyễn Kim, người đã phò vua Lê Trang Tông để trung hưng lại nhà Lê từ năm 1533. Sinh thời, Nguyễn Hoàng đã nổi tiếng là một vị tướng tài, văn võ kiêm toàn, được vua Lê phong tước Đoan Quận Công. Năm Mậu Ngọ (1558), mang sứ mệnh của vua Lê vào trấn nhận xứ Thuận Hóa, khi ấy nổi tiếng còn là vùng đất “Ô châu ác địa”, Nguyễn Hoàng đã thể hiện rõ tài năng, bản lĩnh phi thường của mình. Chỉ trong 10 năm trấn nhậm ở đây, với chính sách khoan hòa rộng mở, biết hội nhập và kế thừa, biết sử dụng nhân tài giúp sức, ông đã biến Thuận Hóa thành một xứ sở trù phú, giao thương tấp nập, một trung tâm chính trị, văn hóa mới ở phương Nam.
Từ năm 1570, Nguyễn Hoàng được vua Lê tin cậy giao phó kiêm quản thêm đất Quảng Nam, từ đấy ông càng có cơ hội kiến tạo Thuận-Quảng thành vùng đất giàu mạnh. Ông đã xây dựng một chính quyền địa phương có kỷ luật nghiêm minh, lấy an cư lạc nghiệp của dân làm gốc, dung nạp hiền tài làm trọng, đặt nền móng cho việc chọn lựa vùng đất Huế để xây dựng thành thủ phủ của Đàng trong- kinh đô của nước Việt Nam thống nhất thời Nguyễn, đặt nền tảng cho việc hình thành các di sản văn hóa vô giá của xứ Huế ngày nay.
Chúa Nguyễn Hoàng mất vào mồng 3 tháng sáu âm lịch năm Quí Sửu (1613), ban đầu an táng tại núi Thạch Hãn, Hải Lăng Quảng Trị, về sau cải táng tại núi La Khê, Hương Trà, Thừa Thiên và được vua Gia Long truy tôn thụy hiệu Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế, dựng Triệu Tổ Miếu để thờ, đặt tên lăng là Trường Cơ. Tuy xuất thân là võ tướng, cả đời ra sức phò vua dẹp giặc, chăm lo xây dựng cơ nghiệp cho hậu thế, khi mất vẫn là một danh tướng của nhà Lê nhưng Nguyễn Hoàng được nhân dân vùng Thuận Quảng tôn vinh, gọi là Chúa Tiên, thờ tự như người có công lao hàng đầu, như vị Thành Hoàng của xứ Đàng Trong.
Hương án thờ các Chúa Nguyễn tại Triện Miếu
Nhiều nhà nghiên cứu sử học, Huế học tham dự lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của chúa Nguyễn Hoàng
Có mặt tại buổi lễ, nhiều nhà nghiên cứu triều Nguyễn, nhà Huế học bày tỏ niềm vui vì Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐ) đã tổ chức buổi lễ thật long trọng, trang nghiêm, xứng với tầm vóc và vị trí quan trọng của chúa Tiên Nguyễn Hoàng - người có công to lớn trong việc mở mang bờ cõi phương Nam. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc TTBTDTCĐ Huế cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao vai trò và công lao đặc biệt của chúa Nguyễn Hoàng…Năm 2008 đã có hội thảo quốc gia về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Hiện nay, chúng ta đã có một bước tiến, đó là đã có sự kiểm kê, đánh giá lại di sản này, bước đầu lăng chúa Nguyễn đầu tiên đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Tới đây kế hoạch của chúng tôi từng bước đưa tất cả các lăng mộ chúa Nguyễn, các phủ đệ của các vị vương, đại thần…vào hệ thống Di sản văn hóa Huế.
Theo Thuận Hóa (phunuonline.com.vn)
Chiều ngày 13/1, tại 26 Lê Lợi (thành phố Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2015 cho 16 tác phẩm, công trình của các tác giả là hội viên các Hội chuyên ngành.
Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố họa sĩ Đinh Cường. Đông đảo văn nghệ sĩ đã đến thắp nén nhang tưởng niệm người nghệ sĩ tài hoa này.
Chiều ngày 31/10, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “Phan Duy Nhân - Thơ & Đời” (do NXB Đà Nẵng ấn hành), tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Ngày 29/10, tại thành phố Huế, đã diễn ra Hội nghị Nhóm chuyên gia về hành động mìn nhân đạo lần thứ ba trong khuôn khổ ADMM+ (FTX 2016), với sự tham gia của Đại diện 18 nước thành viên và Ban thư ký ASEAN.
Sáng 16/ 10, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức họp báo về Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chiều ngày 25/09, tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi triển lãm tranh “& Mưa” của họa sĩ Lê Văn Nhường.
Sáng ngày 18.9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 ngày thành lập Hội ( 18.9.1945 – 19.8.2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội VHNT đã bế mạc trại sáng tác VHNT các vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay – 2015 với chủ đề “Con người và văn hóa Huế” và công bố tác phẩm của trại viên.
Tối 17/9, tại Trung tâm Văn hóa TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Festival thơ Huế” với chủ đề “Thơ Huế 70 năm” chào mừng 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
Chiều 15/9, Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc không gian trưng bày các đồ án kiến trúc, công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian, ấn phẩm của hội viên và Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập .
Chiều ngày 7/9. tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm với tên gọi Bên Trong của họa sĩ - nhà văn Lê minh Phong.
Chiều ngày 21/8, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chiều 13/7, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách “Chân Linh kỳ bí” của tác giả Lương Duy Cường.
Chiều ngày 26/6, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng tổ chức buổi lễ tưởng niệm giáo sư Trần Văn Khê.
Chiều 6.5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Thành phố Huế), Tạp chí Sông Hương phối hợp với NXB Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu giới thiệu tập Huệ tím của nhà văn Hermann Hesse qua sự chuyển ngữ của dịch giả Thái Kim Lan.
Chiều 24/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (thành phố Huế) diễn ra khai mạc triển lãm “Chiến tranh trong nghệ thuật Lê Bá Đảng.” Với nhiều lối nghệ thuật tạo hình khác nhau như hội họa sơn dầu, điêu khắc gỗ, gốm, phế liệu trong chiến tranh… triển lãm đã giới thiệu tới công chúng hơn 70 tác phẩm.
Là một trong những đàn tế lớn của triều đình xưa, và lễ tế đàn Xã Tắc được xếp vào hàng đại tự ngang với đàn Nam Giao và được tổ chức tế lễ hai lần trong năm và chính Hoàng Đế đứng ra chủ trì buổi lễ mỗi ba năm một lần, đàn thờ Xã Thần – thần đất và Tắc Thần – thần ngũ cốc.
Chiều nay 9.3, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (15 Lê Lợi, TP.Huế), tỉnh Thừa Thiên-Huế đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Họa sĩ Lê Bá Đảng.
Cố đô Huế - tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên đôi bờ con sông Hương trong xanh, êm đềm, đẹp nhất thế giới. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, Cố đô Huế vẫn còn giữ được quần thể di tích lịch sử gồm thành quách, cung điện, lăng tẩm hiếm có ở vùng Đông Nam Á
Tối ngày 07/08, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà thiếu nhi Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ” của nhà thơ Phan Lệ Dung.