Khúc vĩ thanh của chiến tranh - Mơ và thực

10:29 03/12/2008
HOÀNG NHẬT TUYÊN(Chùm truyện ngắn mini)


Khúc vĩ thanh của chiến tranh

Chị không thể nhớ được, mình đã đưa người đàn ông ấy qua lại trên cái bến sông này bao nhiêu lần rồi. Đó là người đàn ông, có dáng cao to, khuôn mặt khá đẹp và trông rất phúc hậu nhưng bị cụt mất một chân, cụt phải đến sát vế. Hằng năm, đều đặn, cứ vào mùa hè thì anh từ thành phố về và lại nhích từng bước khó nhọc cùng với cây nạng gỗ, bước xuống cái dốc thoai thoải trước khi nhờ chị giúp đỡ để lên thuyền.
Chị nhớ, hình như lần đầu anh chưa quen, mà ngày hôm trước trời lại mưa, con dốc ở bến sông hơi trơn, cây nạng gỗ không chống đỡ nổi và anh đã trượt chân, người lăn dài xuống tận mép nước, làm chiếc áo dính đầy bùn đất. Chị đã giúp anh gột hết bùn trên áo rồi đưa anh sang sông.

Họ làm quen từ đó và biết anh vốn là bộ đội hồi chiến tranh có giai đoạn đã chiến đấu tại quê của chị. Theo anh kể, ngày xưa, anh có yêu một người con gái vốn là một nữ du kích xã. Hai người đã hứa với nhau, ngày hoà bình sẽ tìm đến nhau để thành vợ thành chồng. Dù bị mất một chân ở chiến trường, nhưng năm một chín bảy lăm, khi đất nước thống nhất mới được vài tháng, anh đã tìm đến chốn xưa. Song, cô gái không còn nữa, trên bàn thờ chị chỉ còn chiếc lược làm từ mảnh xác máy bay do anh tự tay làm lấy và tặng chị năm nào. Rồi anh bùi ngùi ra đi,  và sau đó, khi có gia đình cũng như việc làm dưới thành phố, thỉnh thoảng vài năm đúng vào mùa hè, anh lại tìm về để thắp hương cho chị.

Đàn bà đôi lúc bực bội, cho rằng đàn ông thường bội bạc. Người phụ nữ lái đò không tin điều đó. Chị biết có rất nhiều người tốt, và anh là một trong những người như thế. Chị tin chồng chị cũng như thế.
Ngày ngày, ngồi trên chiếc thuyền nhỏ đưa khách sang sông, chị hay nhìn lên con dốc. Chị ước gì một ngày nào đó chồng chị sẽ xuất hiện, dù anh có cụt tay, cụt chân đi nữa cũng không sao, chỉ cần anh trở về. Chị sẽ chạy vụt tới ôm chầm lấy anh.

Chồng chị vốn là nông dân nhưng cũng có thân hình cao lớn như người khách kia, chỉ tội da đen hơn. Ngày xưa anh cũng là du kích, sau đó được rút lên bộ đội chủ lực của tỉnh. Chị và hai đứa con bị địch bắt vào khu dồn cho đến ngày chiến tranh kết thúc. Chị và hai đứa con đã chờ, song chung quanh, làng trên, xóm dưới các gia đình có người ra trận đã về. Riêng gia đình chị thì không. Ai cũng trả lời chị là anh bị mất tích trong một trận ở tận vùng sâu, sát thành phố Đà Nẵng. Nhưng chị không tin anh chết. Theo chị, mất tích không hẳn là chết, vì nếu đã chết thì thế nào anh cũng báo mộng cho chị hoặc cho hai con.

Từ ngày gặp anh thương binh cụt chân, ở chị, niềm tin chồng mình sẽ về càng lớn hơn. Anh ấy đã nói với chị rằng, nếu còn sống chồng chị nhất định sẽ tìm về. Rồi có lần anh còn lấy bút ra, ghi tên tuổi của chồng chị và hứa về thành phố sẽ nhờ các cơ quan tìm giúp. Chị biết anh nói thật và chờ.…
Thời gian trôi đi, hai đứa con của chị đã lớn, đã lấy vợ lấy chồng. Tóc chị đã bạc. Tóc của người thương binh thỉnh thoảng đi nhờ đò của chị  cũng bắt đầu nhuốm bạc.
Nhưng hai năm nay, không rõ vì lý do gì, người thương binh chưa trở lại. Tin về chồng chị, vẫn vậy, vẫn chưa có.

Chiều nay, đang mùa hè nhưng trời lại đổ mưa dầm. Thụng thịnh trong chiếc áo tơi, ngồi ở đầu thuyền chờ khách, lòng chị bỗng rộn lên niềm vui. Trên con dốc thoai thoải phía bên kia sông, có một người đàn ông cao lớn trong chiếc áo mưa màu rêu đang chầm chậm bước xuống. Chị vội vã chèo thuyền sang. Nhưng rồi lòng chị chợt se lại. Chị biết mình lại phải chờ, người khách xuống bến không phải chồng chị, cũng không phải anh thương binh với chiếc nạng gỗ mà là một chàng trai còn rất trẻ, người của làng chị, vừa hết hạn thi hành nghĩa vụ, trở về quê.

Mơ và thực

Không phải vô cớ mà gần tháng nay, chiều chiều hắn lại đến ngồi trên chiếc ghế đá của cái công viên nhỏ này.

Anh trai hắn có tiệm sửa xe máy, có nhiều người học việc, nhiều người làm thuê, bảo hắn cố chịu khó làm lụng thì hằng tháng sẽ trả tiền đường hoàng. Nhưng hắn thuộc loại không thể lười hơn. Đã gần ba mươi tuổi, không nghề ngỗng gì, bằng cấp thì chưa tốt nghiệp cấp ba, suốt ngày rong chơi, vào tiệm sửa xe một lúc chưa nóng chân đã bỏ đi lê la ở các quán cà phê với bạn bè.
Đã thế, hắn lại không biết phận, hay mơ ước trở thành người giàu sang. Hắn nghĩ, để giàu, với hắn chỉ có ba cách, trúng số, đào được vàng, hoặc cưới một cô vợ con nhà khá giả. Tuy nhiên, mua vé số hoài chẳng trúng, vàng nằm trong lòng đất biết chỗ nào có, hắn chỉ còn tìm đường dựa vào cách thứ ba. Và rồi cách đây gần tháng, vô tình thôi, trên đường đi dạo lang thang trong thành phố, hắn tấp xe vào cái công viên nhỏ, vắng vẻ này mua một que kem ngồi ăn. Nhìn quanh, bất ngờ, hắn phát hiện, trên ban công của ngôi biệt thự cạnh công viên, có một cô gái trẻ trạc tuổi hắn, khá xinh đứng nhìn về phía hắn.
 -
Ê! Hắn đánh liều gọi rồi đưa tay lên vẫy vẫy, làm quen.

Hắn nghĩ cô gái sẽ khó chịu trước cử chỉ của hắn, song thật bất ngờ, cô gái cũng đưa tay lên chào hắn, miệng lại cười rất tươi. Từ đó, chiều chiều, hắn lại đến công viên, lại gặp cô đứng trên ban công và hai người lại nhìn nhau và vẫy tay chào nhau. Hắn đoán chắc cô gái đã mê mình rồi. Hắn quyết định tìm hiểu và lòng khấp khởi vui khi biết chủ nhân ngôi biệt thự là ông giám đốc của một công ty lớn có tiếng của thành phố.
 
Sao lại không được kia chứ? Lắm người nghèo vẫn lấy được vợ giàu đó thôi! Đêm nằm hắn trăn trở với ý nghĩ phải chiếm được tình cảm của cô gái kia. Hắn tự nhủ, mình không được vội vàng, mọi thứ phải lịch sự và bình tĩnh. Hắn biết mình cao ráo, đẹp trai, một yếu tố quan trọng để chinh phục, bây giờ chỉ còn phải biết kiên nhẫn và chờ đợi.

Chiều chiều, hắn đóng vai của một kẻ si tình, ngồi nhả khói thuốc lá trên chiếc ghế đá, thỉnh thoảng đưa mắt về phía ngôi biệt thự. Cũng có bữa, cô gái xinh đẹp không bước ra ban công, hắn ngồi chán, lại về. Nhưng không ít  chiều, hắn phát hiện ra cô gái cũng đứng nhìn hắn ra chiều tình tứ lắm.
Có thể cô ta còn do dự, con gái ai mà chẳng thế! Đôi lúc hắn tự động viên mình và hắn tin, cứ đà này một ngày không xa, hắn sẽ trở thành người thân thiết của cô gái kia và sẽ đặt chân vào ngôi biệt thự xinh xắn trước mặt.
Chiều nay hắn lại đến và đến hơi muộn hơn so với mọi ngày do phải ghé qua tiệm thuốc Bắc lấy thuốc cho mẹ mình. Hắn ngạc nhiên vô cùng khi vừa đến công viên, vì không rõ từ lúc nào, cô gái trong ngôi biệt thự đã đến và đang ngồi trên chiếc ghế hắn hay ngồi. Thoáng ngần ngại nhưng rồi hắn dựng xe, cố trấn tĩnh, lại gần.

Hắn cười và cô gái cũng cười.
- Chào em! Hắn làm quen với giọng ngọt ngào, rồi diệu vợi sà xuống bên cạnh. Hắn nghĩ cô gái sẽ e lệ nói một câu nào đó. Nhưng thật bất ngờ, cô gái bỗng dưng đưa tay ôm chầm lấy hắn, vừa nhún nhảy, vừa hát: Tình là tình nhiều khi không mà có, tình là tình nhiều lúc có cũng như không… Tình là tình nhiều khi không mà có, tình là tình nhiều lúc có cũng như không……
Hát xong cô gái lại cười một tràng dài, tiếng cười the thé. Hết cười cô ta lại hát tiếp Tình là tình nhiều khi không mà có……
Hắn hoảng hốt trước khuôn mặt ngây dại của cô gái và cố gỡ tay cô ta để thoát thân. Một người đàn bà bán hàng rong gần đó đã kịp chạy tới giúp hắn, giữ chặt lấy cô gái và bảo hắn:
 -
Chú đi đi! Chú thông cảm, con bé thất tình nên bị điên! Tôi sẽ gọi người nhà của nó!.
 
           H.N.T

(nguồn: TCSH số 237 - 11 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NHỤY NGUYÊN
     

    Rất có thể việc ngài muốn một vũ nữ trinh nguyên sẽ khiến ngai vàng sụp đổ theo như niềm tin tối thượng. Rất có thể điều tồi tệ sẽ xảy ra như một dòng trong sử thi Mahabharata, “vị vua như thế không còn là vua nữa, mà ông ta phải bị giết chết như một con chó điên”.

  • HOÀNG TÙNG

    Năm 1442, vua Lê Thái Tông đi duyệt quân ở Chí Linh, đêm về nghỉ chân ở Lệ Chi Viên. Cùng đi với vua có người thiếp của Nguyễn Trãi tên là Nguyễn Thị Lộ. Đêm hôm đó, nhà vua băng hà. Triều đình quy tội Nguyễn Trãi thông đồng với Thị Lộ, âm mưu giết vua. Toàn gia họ Nguyễn bị tru di tam tộc.

  • DƯƠNG HOÀNG VĂN   

    Tháng bảy năm đó, miền Trung vừa trải qua một cơn lụt lớn. Một chuyến bay quân sự đưa tôi từ Sài Gòn ra vùng một. Chuyến đi đầy bất trắc về một miền đất dữ. Ở đó chiến cuộc đang hồi khốc liệt, bạn bè tiễn tôi với những đôi mắt chứa đầy thương cảm.

  • Tên: LÂM Vị QUÂN
    Bút danh: Rio
    Năm sinh: 1991
    Quê quán: Đà Nẵng
    Điều quý giá nhất tính đến hiện nay: tuổi trẻ
    Mục tiêu: sống thanh thản
    Hiện đang học ngành Communications ở Hoa Kỳ

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Đám người ngồi đứng lổm nhổm trên đỉnh núi, cao áp mây. Mặt trăng đã nhô lên như một mâm xôi vàng xuộm. Những cái đầu ngẩng lên, tay chỉ chỏ. Mặt trăng như cánh diều chững gió, thả ánh nhìn soi sáng mặt người cuồng nộ. Trời rất thanh. Gió chạy trên lố nhố mái đầu xòa đủ màu tóc.

  • TRẦN CẢNH YÊN

    Chúng tôi về đến Phong Chương lúc mặt trời đã ngả chiều. An, trưởng ban trinh sát tỉnh đội đi cùng tôi như reo lên khi nhìn thấy một con thuyền nhỏ dưới bến. “Chiếc thuyền là của bà Tư đó, nhà ở ngay trên bến kia” - Một phụ nữ gặp chúng tôi ở bờ sông nhanh nhảu mách rồi chỉ cho chúng tôi lối rẽ vào một ngôi nhà nhỏ nằm phía trên bến sông.

  • TRUNG TRUNG ĐỈNH

    Tôi không thể nhớ lại mạch lạc những cuộc hành trình của tôi đã diễn ra thế nào khắp thủ đô. Nhưng hôm nay, nhờ sự ưu ái của bạn bè đã xin giúp cho nhà tôi có chỗ làm - ít ra cũng được gọi như thế, khiến bây giờ tôi có cái yên tâm của người chồng mà bấy lâu tôi cứ tự cho là mình hỏng.

  • HẠO NGUYÊN

    1.
    Khi chiếc xe khách đã khuất phía cuối con đường, anh mới kịp nhận ra là mình đã thực sự tách khỏi cuộc sống cũ, những không gian cũ, những thói quen cũ, những quan hệ cũ, để bắt đầu một cái gì đó hoàn toàn chưa có tiền lệ.

  • THÙY LINH

    Mùa thu đã đến, mùa đẹp nhất trong năm đối với tôi. Tôi có cảm tưởng vào tiết thu mát mẻ, dịu buồn, con người ta sống với nhau tốt hơn và xử sự đẹp đẽ hơn.

  • THÁI BÁ TÂN

    1.
    Biết tôi viết văn, một anh bạn hiện là kỹ sư lâm nghiệp ở lâm trường S.V miền Tây Nghệ An, có gửi cho tôi một bức thư. Trong thư anh kể chuyện con voi kéo gỗ duy nhất của lâm trường, để như anh nói, tôi dựa vào đó viết một truyện ngắn mà theo anh (nguyên văn) "có thể thu hút được sự chú ý của người đọc".

  • NGUYÊN QUÂN

    Hắn rướn người về phía trước, hai bàn tay tướp máu, mò mẫm bóc từng lớp bóng tối trước mặt, hai đầu gối rách nát nhích dần trên nền đất đá lởm chởm tối đen. Ánh sáng còn ở đâu rất xa…

  • TRẦN ĐỨC TĨNH

    Có người đã từng chửi tôi là đồ chó, chẳng biết tại sao mà họ lại chửi tôi thậm tệ thế?

  • TRẦN DUY PHIÊN

    1.
    Trần Việt Chiến là con ngựa chiến. Ai cũng thừa nhận như thế, kể cả những người không ưa anh.

  • LÊ THỊ MÂY

    Anh đợi một cô bé từ bên kia lề phố bước sang, lên tiếng hỏi:
    - Này cháu, cho chú hỏi, đây là phường Năm phải không?

  • LÊ MINH PHONG

    “...Người là thánh nhân
    Người đã sống trong chúng con
    hôm nay và ngày sau

  • HOA HẠ

    Chiều vội vàng kéo tấm lưới mỏng như voan màu đỏ tía choàng xuống vùng phá Tam Giang, gió mơn man thổi nhẹ mang theo mùi chua nồng của đất, mùi ẩm mốc bốc ra từ chòi ông Bảy, mùi món cá bống kho riềng thơm phức đặc trưng rất riêng của cô Hồng ở chòi cạnh bên, mùi nước lá thơm mà dì Tư chiều nào cũng phải có để tắm cho đứa cháu đích tôn mới sinh…

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNG 

    Tôi làm vợ anh tròn ba mươi năm. Nhiều đêm chiêm bao thấy hắn, thấy lại vũng Cọp Rằn, tôi ú ớ kêu rên, tỉnh ra nằm khóc ấm ức.

  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Cuộc sống quả thực đầy bất ngờ đến mức không thể tưởng tượng nổi. Cách đây mười năm, anh có một cái tên. Một ngày sau đó, anh mang một cái tên khác cho đến bây giờ: Ma-Niu-La.

  • PHÙNG TẤN ĐÔNG

    Đời là thế. Hơi đâu mà phải hoa chân múa tay thanh minh trước bàn dân thiên hạ điều này điều nọ không mấy hay ho về mình.

  • PHẠM THỊ HƯƠNG

    Ngay sau khi ông khỏe lại, việc đầu tiên ông muốn làm là từ mặt vợ chồng tôi. Mẹ chồng tôi là một người đàn bà cam chịu. Bà không ra phản đối cũng chẳng ra đồng tình. Bà lặng lẽ ngồi mép ghế, cúi đầu như người biết lỗi.