HẢI BẰNG
Ảnh: internet
Khúc ca mới
Tặng nhạc sĩ Mặc Hy
Em đi qua đời tôi
Bến - bên bồi bên lở
Mưa ngoài trời trôi trôi
Không gian hồi hộp thở
Mây khép lại chân trời
Trăng ngùi ngùi mắt nhớ
Bóng con đò chia phôi
Sóng cầm canh trăn trở
Chùm quả biếc đưa nôi
Gió lạnh mờ bậc cửa
Đan chiếc áo xong rồi
Mùa đông thành bếp lửa
***
Em đi qua đời tôi
Thấy gì trong xa lắc
Bên trời chiếc sao rơi
Mái nhà ga trầm mặc
Đường ray nào lẻ loi
Tàu về đêm khuya khoắt
Toa dồn nhau tiếng còi
Tay tìm tay bắt gặp
Một niềm vui nhỏ nhoi
Đốm cười trong khóe mắt
Tàu đi vào nắng soi
Giữa bốn bề ngây ngất
***
Em đi qua đời tôi
Nghe không gian hồi hộp
Suốt thời gian chảy dài
Núi chuyền mây chót vót
Biển sâu ngời ngọc trai
Nước trong đầy giếng ngọt
Hái chanh vườn tặng ai
Gội mềm ươm mái tóc
Sức rượu nén lòng chai
Trao nhau từng chén lộc
***
Bài thơ tình vừa dứt
Vọng đến miền xa xôi
Còn nghe tim náo nức
Em đi qua đời tôi...
Huế, ngày 22 tháng 11 năm 1989
(TCSH40/01-1990)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI