Sáng 12/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các sở, ban, ngành, địa phương về công tác ứng phó lũ lụt trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tiếp tục chỉ đạo các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ kéo dài, tuyệt đối không để một ai bị thiếu đói, tính mạng của người dân phải được đặt lên hàng đầu.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Sẵn sàng lực lượng, kịp thời hỗ trợ cho người dân
Theo báo cáo nhanh của các địa phương, tình hình mưa lũ đã làm 3 người chết, 1 người mất tích và 7 người bị thương. Toàn tỉnh sơ tán gần 8.200 hộ với gần 25.000 khẩu; mưa lũ cũng làm ngập trên 58.000 nhà dân; nhiều tuyến đường giao thông ngập sâu, sạt lở, hư hỏng; mưa lũ cũng đã làm chia cắt nhiều khu dân dân cư.
Đến nay, toàn tỉnh có 286 ha hoa màu, 105 ha sắn, 73.400 chậu hoa cúc vụ tết bị thiệt hại. Do mực nước triều dâng cao cộng với nước từ thượng nguồn đổ về nên toàn bộ diện tích hồ nuôi trồng thủy sản cao triều, hạ triều đều bị ngập hoàn toàn trong nước với diện tích khoảng 2.000ha.
Ảnh hưởng của triều cường bờ biển tiếp tục bị sạt lở nặng với chiều dài hơn 10,0 km. Đoạn bờ sông Hương qua xã Hương Thọ, TX. Hương Trà bị sạt lở với chiều dài khoảng 100m. Tuyến đê Nho Lâm – Nghĩa Lộ đoạn qua xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền bị sạt lở mái nhiều vị trí với chiều dài khoảng 300m. Một số công trình thủy lợi ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới bị hư hỏng, kênh mương bị bồi lấp. Một số công trình thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng.
![]() |
Mưa lũ làm ngập trên 58.000 nhà dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế |
Điện lực Thừa Thiên Huế đã xuất tuyến 60% nguồn trên địa bàn, những vùng cao có điện (trừ huyện A Lưới bị mất điện hoàn toàn do sập cột lưới điện từ Quảng Trị vào A Lưới) ; các huyện ngập nặng bị Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy và một số khu vực TP. Huế bị mất điện hoàn toàn.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh đã huy động lực lượng hàng ngàn người, hàng chục phương tiện phục vụ công tác ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn cho người dân, tìm kiếm người bị mất tích, khắc phục khẩn cấp các thiệt hại.
Ngoài hỗ trợ khẩn cấp của các địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo xuất cấp từ nguồn dự trữ lương thực phòng chống thiên tai cấp tỉnh để cứu trợ khẩn cấp cho hộ di dời phòng tránh mưa lũ trên địa bàn các huyện và thị xã 12.000 thùng mì tôm…
Không để người dân thiếu đói
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời của lực lượng vũ trang, lực lượng các địa phương… để hạn chế thấp nhất những tác động của mưa lũ.
Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định việc điều tiết hồ đập trong những ngày qua là phù hợp, đảm bảo an toàn cho người dân vùng. Những kinh nghiệm đối phó với mưa lũ trong thời gian qua là cơ sở để tỉnh chỉ đạo làm tốt hơn công tác phòng chống với mưa lũ. “Nhiệm vụ đặt lên hàng đầu vẫn là đảm bảo an toàn tính mạng của người dân. Các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức tìm kiếm người còn mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết, mất tích; chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ phải di dời, không để người dân thiếu đói, rét”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
Đề nghị các địa phương chủ động thông tin kịp thời, khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong các hoạt động, nhất là việc đi lại khi có mưa lũ; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là tại các khu vực thường xuyên ngập sâu, chảy xiết khi mưa lũ; hướng dẫn người dân chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu đề phòng mưa lũ gây ngập úng, chia cắt kéo dài.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm hỏi các lực lượng thường trực phòng chống lũ tại xã Phòng Bình |
Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo, triển khai các biện pháp gia cố bảo vệ đê điều, hồ đập. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện xung yếu, nhất là các hồ đập vừa và nhỏ đã đầy nước, có nguy cơ mất an toàn cao cần bố trí lực lượng trực canh, có phương án chủ động sơ tán dân cư ở hạ lưu để bảo đảm an toàn khi có tình huống; rà soát bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để sẵn sàng triển khai ứng cứu khi xảy ra sự cố. Chỉ đạo, tổ chức giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn theo quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chủ động xử lý mọi tình huống phát sinh trong quá trình vận hành hồ đập. Chủ các hồ đập chịu trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa nước về Ban Chỉ đạo về phòng chống thiên tai và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phục vụ chỉ đạo phối hợp vận hành các hồ.
Yêu cầu các địa phương, đơn vị bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời hậu quả mưa lũ. Đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người dân đang di dời. Tiên lượng đầy đủ tình hình khi người dân trở về sau khi nước rút. Các ngành điện, nước, viễn thông cần đảm bảo kết nối, nhu cầu của người dân trong mọi tình huống.
“Các địa phương phải lường trước tình hình mưa lũ kéo dài, tránh tâm lý chủ quan. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cấp cứu người trong lũ lụt. Đặc biệt quan tâm đến người già, trẻ em, người bệnh tật. Có phương án nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đấy, tạo cảnh quan sạch đẹp và không để dịch bệnh xảy ra”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
Theo thuathienhue.gov.vn
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm hỏi các lực lượng thường trực phòng chống lũ tại xã Phòng Bình
Bộ Quốc phòng vừa phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị họp bàn Kế hoạch tổ chức Tọa đàm khoa học cấp Bộ Quốc phòng kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024).
Sáng 18/10, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới về xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đức Hải - UVTW Đảng, Phó Chủ Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Tiếp và làm việc với đoàn có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng cùng các sở, ban, ngành liên quan.
Thường trực HĐND tỉnh vừa có thông báo về việc tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ mười bốn, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sáng 18/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có lệnh yêu cầu tăng lưu lượng điều tiết xả lũ tại 2 hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch do mưa lớn kéo dài nhiều giờ.
Ngày 18/10, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 03/CĐ-UBND về việc chủ động phòng, ngừa, ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 17/10, Bệnh viện Trung ương Huế chính thức khai trương, đưa vào hoạt động máy chụp cắt lớp vi tính (CLVT) phổ 512 lát cắt tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Trung tâm Điều trị theo yêu cầu quốc tế. Tham dự có UVBCH Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND Tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng lãnh đạo các ban ngành.
Ngày 13/10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công điện số 02/CĐ-UBND về việc chủ động phòng, ngừa, ứng phó với mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
Thiết thực triển khai hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, sáng ngày 12/10 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Tin học Việt Nam, Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Kết nối Thực - Số tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề “Chuyển đổi số, công nghệ mới hỗ trợ công tác Bảo tồn và Lễ hội”.
Sáng 12/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian tỉnh tổ chức Hội thảo “Phát huy giá trị văn hoá dân gian vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trong phát triển du lịch”.
Chiều ngày 09/10, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có thông báo về việc Ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Chiều 6/10, tại số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc trưng bày, niêm yết lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan về hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Chương trình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 diễn ra từ 8h00 – 11h00, ngày Chủ nhật, 08/10/2023, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3). Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình sẽ được cầu truyền hình trực tiếp tại điểm cầu trường THPT chuyên Quốc Học - Huế.
Chiều ngày 03/10, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2023 để thông tin tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện những tháng cuối năm 2023.
Sáng ngày 30/9, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế (100 Phạm Văn Đồng, Tp. Huế), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Hội thao Ngành giáo dục nghề nghiệp mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.
Tối 27/9, tại Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức khai mạc Hội đèn lồng quốc tế Huế 2023 và Chương trình Đêm rằm Hoàng cung.
Sáng ngày 27/9, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Thành phố Huế đã diễn ra lễ khai mạc không gian trưng bày, sắp đặt với chủ đề “Sắc màu Rằm tháng Tám”.
Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam" nhằm thông tin, phổ biến rộng rãi, có chiều sâu những nội dung cơ bản Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết có liên quan tới các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị trong, ngoài Quân đội.
Sáng ngày 26/9 (nhằm ngày 12/8 âm lịch), tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Hội nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam.