NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc “Phạm Quỳnh, một góc nhìn” Tập 2. NXB Công an nhân dân, 2012)
Quý 3 năm 2011, khi đọc “Phạm Quỳnh, một góc nhìn” (PQMGN) tập 1, với trên 30 bài viết của nhiều tác giả có uy tín, tôi tưởng là đã đến lúc nói “lời cuối” về cụ Phạm Quỳnh (PQ), thể hiện sự công bằng của lịch sử như ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau sự cố bi thảm năm 1945 đối với gia đình PQ: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này…”. Thế nhưng hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan lại cho công bố “PQMGN” tập 2, còn dày dặn hơn tập 1. Vì sao lại phải có sự “bổ sung” đó? Có phải vì sau khi PQMGN tập 1 ra mắt, tuy được bạn đọc quan tâm và tuy đã có khá đầy đủ những căn cứ tin cậy để “đánh giá lại” PQ, nhưng 1 năm qua, vẫn chưa có tổ chức nào có trách nhiệm tuyên bố chính thức sự “đánh giá lại” đó, nên tác giả “bổ sung” thêm tập 2 để thúc đẩy tiến trình giải quyết một “món nợ” của lịch sử đối với gia đình Cụ Phạm?
Riêng tôi, có cảm giác tác giả cho PQMGN tập 2 ra đời, nhằm mở rộng, nâng tầm vấn đề lên, chứ không chỉ để “minh oan” hay “đánh giá lại” nhân vật PQ mà tập 1 đã gần như hoàn tất được sứ mệnh đó.
Qua nội dung hơn hai chục bài viết trong MGNPQ tập 2, chúng ta thấy cuốn sách không chỉ cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều tư liệu liên quan đến nhân vật lịch sử PQ mà điều có ý nghĩa hơn là từ trường hợp PQ, chúng ta có được nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một lớp người có vai trò không nhỏ trong việc tiếp nhận một nền văn hóa khác, trong sự giao lưu Đông - Tây nhằm canh tân đất nước ở một giai đoạn lịch sử cụ thể khá phức tạp của dân tộc - giai đoạn mà xã hội buộc phải thay đổi, nhưng con đường phía trước còn mù mờ, lại có nhiều ngả rẽ với những chủ thuyết đều muốn lôi kéo thêm tông đồ, khi cả nhân loại chưa đủ kinh nghiệm xương máu để nhận chân giá trị của chúng, chứ nói gì đến một vài nhân vật chỉ mới vượt thoát khỏi sự tù hãm của chế độ thuộc địa lạc hậu, hé cửa nhìn ra thế giới mênh mông đầy sóng gió bên ngoài. Nói như vậy để thấy, trong giai đoạn đó, lớp người như PQ, nếu như có nhận thức hoặc cách thức hoạt động kém hiệu quả - thậm chí là lệch lạc - cũng nên được nhìn nhận một cách độ lượng; còn nếu có, dù chỉ là một đóng góp nhỏ cho sự tiến bộ của đất nước, đã rất đáng được quý trọng.
Các bài viết khá công phu của các tác giả Dương Trung Quốc (Nam - Bắc & Đông - Tây), Vương Trí Nhàn (Vai trò của trí thức trong quá trình tiếp nhận văn hóa Phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ 20), Vĩnh Hoàn (Phẩm chất Phạm Quỳnh), Nguyễn Văn Khoan (Lời tạ từ - Thư gửi Phạm Tôn)… đã “khảo sát” cuộc đời và những hoạt động của PQ trong bối cảnh đó, với cách nhìn đó, nên đã đánh giá PQ một cách công bằng, giúp bạn đọc thấy rõ tấm lòng yêu nước và những đóng góp không nhỏ của Cụ đối với nền văn hoá dân tộc, đồng thời thông cảm với những “vai trò” mà Cụ Phạm phải đóng thời đó. Quả là phải có cái nhìn “lịch sử” mới thấy được dưới một chế độ “đô hộ nhập nhằng” (chữ của nhà khoa học Pháp P.Brocheux do Nguyễn Văn Khoan dẫn lại), bên cạnh những tên mật thám độc ác lại có người Pháp để lại trên đất nước ta những sự nghiệp bất hủ như Yersin, L. Cadière…; bên cạnh những tên tay sai cung cúc phục vụ chính sách đàn áp, bóc lột đồng bào mình của thực dân Pháp, vẫn có những người như PQ, làm với Tây, nhận tiền Tây mà lại làm nên một “Nam Phong” với những giá trị không thể phủ nhận. Có thể nói, cả Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Vĩnh Ký… cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. “Hễ là người Việt Nam, ai cũng có lòng yêu nước, yêu nước theo cách của mình.” Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói như thế.
Có lẽ cần nói thêm, với cách nhìn lịch sử và khoa học, chúng ta cũng nên thông cảm với “cách nhìn sổ tuột của một số học giả đáng kính với đóng góp học thuật của PQ… khởi đi từ Ngô Đức Kế và còn tiếp nối với nhiều người khác, kể cả Thiếu Sơn…” mà nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã nêu ra trong bài viết đã dẫn.
Như vậy, PQMGN tập 2, trong khi giúp bạn đọc hiểu thêm PQ, thấy rõ “cách thức” yêu nước của Cụ Phạm, đã đồng thời gợi nhắc chúng ta cần phải có một cách nhìn lịch sử và khách quan khi đánh giá những hoạt động của tầng lớp trí thức, nhất là khi cuộc đấu tranh ý thức hệ còn chi phối nhiều mặt của cuộc sống. Điều đó không chỉ cần đối với việc “đánh giá lại” Cụ Phạm mà còn với nhiều trường hợp khác, ở cả những giai đoạn về sau, như đối với các trí thức - do những điều kiện cụ thể - đã phải sống bên kia chiến tuyến trong thời kỳ 1945 - 1975… Đó cũng chính là bài học sử dụng nhân tài, bài học đại đoàn kết dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện ngay sau ngày đất nước được Độc lập từ 2/9/1945.
N.K.P
(SĐB9-12)
NGỌC THẢO NGUYÊN
Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)
ĐỖ LAI THÚY
Duy nhất chỉ thơ mới đứng cùng bình diện với triết học và suy tư triết học
Heidegger
Con người, sống trên đời, như một thi sĩ
Heidegger
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Trong thơ tình, tình yêu là kẻ chiến thắng sau cùng. Chứ không phải lý trí, đạo đức, chính trị hay lịch sử. Bao giờ và ở đâu cũng thế.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
PHAN ĐÌNH DŨNG
Từ hai cuốn sách: Những người thân trong gia đình của Bác Hồ, và Bác Hồ gặp chị và anh ruột; soi vào những bài thơ của Bác, chúng ta có dịp nghiền ngẫm thêm về những tình cảm riêng/chung của Người.
NGUYỄN XUÂN HÒA
Thảo Am Thi Tập của Nguyễn Khoa Vy không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật.
LÊ KIM PHƯỢNG
Với thi sĩ Cao Quảng Văn, thơ là cảm xúc thăng hoa tuyệt đỉnh và nếu văn chương có đích, thì thơ là tuyệt đích của tâm hồn. Ở chốn đó, sáng tạo ra đời. Vì vậy, thưởng thức thơ không thể không bằng cảm xúc từ trái tim của người đọc: “Thơ là tiếng nói từ trái tim đập vào trái tim”.
LTS: Nhà thơ Ngô Minh, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1949; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên thân thiết của Sông Hương. Sau cơn tai biến nặng từ trưa 26 tháng 11 năm 2018, nhà thơ đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 3 tháng 12 năm 2018. Nhà thơ được an táng tại Khu nghĩa trang phường Hương Long, thành phố Huế (sau lưng chùa Thiên Mụ).
Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia quyến và bạn đọc, xin đăng bài viết dưới đây của nhà thơ Đông Hà, như là nén nhang tưởng nhớ, vĩnh biệt một người thơ…
Ban Biên tập
HỒ THẾ HÀ
Hoàng Diệp là thơ nổi tiếng với thi tập Xác thu (Nxb. Nam Kỳ, Hà Nội, 1937) trước khi trở thành nhà phê bình, nghiên cứu văn học.
PHAN VĂN NAM
Sau các tập thơ Cùng đi qua mùa hạ (Nxb. Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb. Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, tác giả Đinh Thị Như Thúy tiếp tục ra mắt tập thơ mới Trong những lời yêu thương (Nxb. Hội Nhà văn, 12/2017).
VĂN THÀNH LÊ
1.
Có thể nói Trần Đăng Khoa là trường hợp lạ của văn đàn Việt. Giữa thời đại cả nước lo ra đồng chạy ăn và ra trận đánh giặc, cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, cậu bé Khoa cùng những cô bé/cậu bé 9 - 10 tuổi khác như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Trần Hồng Kiên… “đã đi lạc” vào thơ.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhiều người đến dự buổi giới thiệu Tự truyện “Mạ Tui” do Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức không biết Nguyễn Viết An Hòa (NVAH) là ai, nhưng khi Ban Tổ chức cho hay đó là bút danh trên Facebook (Fb) của thầy giáo Nguyễn Viết Kế, thì đều vui vẻ thốt lên: “À…”.
ĐỖ LAI THÚY
Lý thuyết hệ hình là một hệ pháp nghiên cứu sự phát triển. Văn học Việt Nam, do những đặc điểm riêng thuộc của mình, không phát triển nối tiếp như ở các nước phương Tây, mà gối tiếp như những làn sóng, con trước chưa tan thì con sau đã tới, hay đúng hơn vừa là nối tiếp vừa là gối tiếp.
SƠN CA
Mất mát, tận cùng của mất mát. Cô đơn, tận cùng của cô đơn. Thực tại “vặn xoắn con người đến mức cảm giác không còn hình hài”.
NGUYỄN THANH TÂM
…đi về đâu cũng là thế…
GIÁNG VÂN
LGT: Tháng 4/2018, Nxb. Europa (Hungary) đã dịch và ấn hành tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, (Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội, 2011). Tập thơ gồm 24 bài cũ và 14 bài mới, được in song ngữ Việt - Hung với 2000 bản. Lễ ra mắt tập thơ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Liên hoan sách Quốc tế Budapest, với sự có mặt của nhà thơ Trương Đăng Dung và hai dịch giả: Giáp Văn Chung và Háy János cùng đông đảo bạn đọc Hungary. Tập thơ đã được giới chuyên môn và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ngay trong lễ ra mắt, toàn bộ số sách mang đến đã được bán hết.
HỒ THẾ HÀ
Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất sắc trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống và trang thơ của ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải mã ở tất cả các cấp độ thi pháp với giá trị độc sáng riêng của chúng. Người đến sau khó có những phát hiện gì thêm từ thế giới chỉnh thể nghệ thuật ấy.
NGUYỄN THÀNH NHÂN
Khi nhắm mắt trong phút chốc, xung quanh tôi thoắt nhiên rực rỡ nắng, tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, chỉ mới mười ba tuổi đầu và đang cố gắng đuổi theo người con gái ấy.”
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Nhân 17 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Văn Bổng (11/7/2001 - 11/7/2018)
Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký có giá trị… (Nhà thơ Hữu Thỉnh).
PHẠM PHÚ PHONG
Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân.