Khi đường vào văn chương là những mê lộ mới

08:56 03/01/2012
VIỄN PHƯƠNGKhi văn chương tham dự vào những mê lộ mới, mê lộ của nhận thức luận phức hợp hôm nay, khi nhà văn không còn hứng thú trong việc lục lọc, săm soi lại các bảng giá trị trong truyền thống thì tất yếu văn chương sẽ bước vào những cuộc chơi mới.

tranh Picasso, nguồn internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Trong cuộc chơi mới của mình, dù muốn dù không, để thực sự có thể định danh là người chơi mới, nhà văn cũng phải bội ước với một số giá trị đã đóng khung trong truyền thống. Đó như là một quy luật tất yếu và cũng là cách thức để nghệ thuật hướng thượng.

Tiếp xúc với tập truyện ngắn Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông, chúng tôi nhận ra có những dấu vết của cảm quan văn chương hậu hiện đại, văn chương của thời chơi mới. Sáng tác của Nguyễn Vĩnh Nguyên không còn là tấm gương phản ảnh một cách trung thực ngoại giới, mà trong những núi rừng nhiệt đới sáng tạo, nhà văn đã nhìn lại khuôn mặt của mình, để thấy những góc cạnh khác, từ đó bước vào kiến giải những bề khuất lấp trong chốn tiềm thức, những miền sâu thẳm trong thế giới tâm hồn. Văn chương Nguyễn Vĩnh Nguyên đã khước từ hiện thực để làm một cuộc nội soi quyết liệt vào chính bản thể của người sáng tạo, và những ý‎ niệm trên văn bản của tác phẩm từ đó mà sinh ra. Trong thế giới của chữ mọi giá trị đều được cào bằng, nhất là những quyền lực bên ngoài chữ mà truyền thống đã vững tin theo. Đến với thế giới nghệ thuật Nguyễn Vĩnh Nguyên, chỉ có chữ là tất cả. Chữ sinh lời, đẻ biểu tượng làm sinh động những ám dụ. Những phát ngôn trở nên không còn thứ bậc trong một hệ hình (paradigme) mới, tất cả đã được làm phẳng, mọi tiếng nói đều có quyền cất lên,  chen vai hích cánh nhau làm nên tác phẩm. Sự hoài nghi bao trùm lên toàn bộ tác phẩm trong tập truyện. Nhân vật có những hành vi phá vỡ quy tắc đã được găm sâu trong lí tính. Sự đổ vỡ của trật tự đời sống trong truyện ngắn Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông hay những những sự vụ tưởng chừng như chỉ có trong miền hoang tưởng đi vào tác phẩm như một ám dụ về hiện thực trong “Chữ bay” hay “Chìa khóa của người ăn từ điển”. Đó là những minh chứng rõ ràng làm cho những thang giá trị cũ, của kiểu phản ánh như thực ngoài đời từng tồn tại trong truyền thống, giờ đã đổ vỡ. Không khó để nhận thấy con người trong thế giới chữ của Nguyễn Vĩnh Nguyên là những thân phận đứng trước sự tan tác của trật tự đời sống, trở nên bơ vơ, lạc loài, vong thân. Tâm trạng hoài nghi, sự bất an bủa vây họ. Không còn tin tưởng vào đời sống bên ngoài đã đẩy con người đi đến giới hạn tột cùng của sự hoài nghi: “Sẽ không một tiếng kêu cứu nào kịp thoát ra. Tất cả sẽ biến mất. Những ‎ý nghĩ trong đầu cũng biến mất” (Bản tường trình kèm theo những tra cứu khác nhau xoay quanh một sự cố không khớp). Đó chính là sự đả phá lí tính, vì lý tính giờ đây là cái cần phải đả phá, thứ lý tính nô lệ, tôi đòi, bầu lên xã hội kỹ trị tù đày con người, sự đánh mất hiện hữu của thân xác và sự vắng mặt của tâm thức thời hậu hiện đại được Nguyễn Vĩnh Nguyên kêu gọi về trong tác phẩm.

Người đọc can dự vào văn bản cũng chính là lúc anh ta tham dự vào một cuộc chơi, một cuộc chơi hoàn toàn mới với những điều luật mới, luật chơi của sự đồng sáng tạo sẽ đưa người đọc đi về muôn nẻo, có khi còn là nẻo ngược chiều với sự sắp đặt ban đầu của tác giả. Bút pháp của Nguyễn Vĩnh Nguyên là một minh chứng cho một kiểu dạng văn chương mới đã hiện tồn trong văn học đương đại hôm nay. Hiện thực trong văn bản không còn là sự trình chiếu hình ảnh ngoại giới mà là những yếu tố cấu trúc nên từ tâm thức chủ quan của chính nhà văn. Nhà văn không còn vấn vương với những đường xưa lối cũ trong thi pháp văn chương hiện thực trước đây. Tất cả, hầu như mất dấu trong toàn bộ tập truyện ngắn này. Chính bởi thế, mà người đọc khó lòng tri nhận một hình ảnh, một khuôn mặt, một sự kiện nào đó một cách trọn vẹn trong mỗi truyện ngắn của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Tác phẩm không còn nhiệm vụ là những đại tự sự phải vẽ cho đúng, cho hết khuôn mặt của hiện thực, những thông điệp mang tính phổ quát cũng không hề xuất hiện, và không cần phải xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Vĩnh Nguyên. Vì sự thực, làm gì có một thế giới khách quan phổ quát, thế giới chỉ là những mảnh vỡ, của tôi, do tôi và được tôi cấp nghĩa mà thôi. Nói như Einstein, thế giới như tôi thấy, nên luôn mang tính tương đối. Rất buồn cười nếu một ai đó cứ cố công – cái công dã tràng, đi tìm sự sai biệt, lệch chuẩn của văn bản và hiện thực để xem đó như một sự mắc lỗi của nhà văn. Ở đây, xin nhớ cho, trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Vĩnh Nguyên, tính ngụy tạo bao trùm câu chữ.

Nếu đối sánh với những dạng thức kết cấu trong văn chương truyền thống, chúng ta sẽ thấy ngay rằng Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông là tập truyện ngắn có những đột phá mới trong kết cấu. Đôi khi sự vượt phá này khiến người đọc mang những vết hằn truyền thống khó chịu và hoài nghi rằng một kiểu kết cấu bị vỡ vụn như thế liệu có bao hàm hay chuyển tải một ý nghĩa nào đó hay không. Tính chất đa trị, xu hướng giải nhân cách hóa, giải thiêng, xem thế giới như là một hỗn trạng không hơn không kém đã đưa truyện ngắn của Nguyễn Vĩnh Nguyên tiến tới xô ngã và làm đỗ vỡ, gãy vụn kiểu kết cấu theo dòng logic sự kiện và sự trôi lăn theo quy luật nhân quả của các chi tiết có trong kết cấu văn chương cũ. Dạng thức kết cấu chúng tôi muốn nói tới trong truyện ngắn của Nguyễn Vĩnh Nguyên đó là dạng kết cấu lắp ghép, phân mảnh - một món ăn khoái khẩu của các nhà văn hậu hiện đại. Đứng trước một không gian thế tục hỗn độn, một không gian “thậm phồn” (mượn chữ Hoàng Ngọc –Tuấn), nội tại văn bản nếu như muốn chuyển tải cả một quái trạng khổng lồ theo màu sắc nguyên y như ngoại giới chắc chắn sẽ trở nên chật chội, và khát khao xác tín hiện thực là bất khả. Kết cấu lắp dựng trở thành phương thức nghệ thuật đắc dụng của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Tính chất lắp ghép trước hết hiển lộ ngay trên bề mặt tác phẩm. “Những tia chớp hay vệt truyện facebook” là một truyện ngắn tiểu biểu cho kiểu kết cấu này. Tác giả chia truyện ngắn thành 14 đoạn (cũng có thể xem đó là 14 truyện chớp) được đánh số thứ tự, mỗi đoạn có một dung lượng khác nhau và nội dung mỗi đoạn cũng chuyển tải những ý tưởng khác nhau. Không có một sự nối kết nào giữa các đoạn, hay nói đúng hơn không có một phép tu từ nào xuất hiện để nối kết, nếu như có thì cũng là những kết nối ngầm ẩn. Tất cả sự hỗn mang đó tạo thành một chỉnh thể. Nhà văn thực sự chơi khăm khi cuối tác phẩm này anh ta viết: “Thành thật xin lỗi độc giả.” Người viết muốn gì? Lẽ nào anh ta muốn nhìn những khuôn mặt cau có của người đọc vì khó chịu trước trò chơi ngôn ngữ tưởng chừng như vô trách nhiệm của người sáng tạo? Thế giới của những Ý niệm vẫn mãi là những sợi dây ngầm ẩn bên dưới trò chơi và luật chơi. Ở đây chúng ta có quyền đọc một cách lộn xộn không theo thứ tự của từng phân đoạn. Có thể xáo trộn chúng tùy theo hứng thú của chúng ta. Không có một luật chơi cố định nào cả. Và cũng không ai có đủ thẩm quyền để thảo ra một luật chơi cố định khi thế giới đã trở nên ngụy tạo. Luật chơi hoàn toàn tùy thuộc vào chủ quan của những ai can dự vào trò chơi. Phải chăng thế giới ngoại tại đã bị bóp méo, xáo trộn? Sự thức nhận ngoại giới hoàn toàn tùy thuộc vào chủ quan của chủ thể nhận thức. Kiểu kết cấu lắp ghép này được Nguyễn Vĩnh Nguyên triển khai trong nhiều tác phẩm khác. Nó tương đương như một trò chơi xếp hình. Toàn thể bức tranh cần tìm được tạo nên bởi những mảnh vỡ nhỏ đặt xa nhau. Khi người đọc, kẻ can dự vào trò chơi, tìm được tổng thể bức tranh thì đó cũng là lúc anh ta đã chiến thắng trong trò chơi. Người đọc chính là người khoác ý niệm lên cho mỗi cuộc chơi. Sau mỗi cuộc chơi sự sản sinh ý niệm sẽ xảy ra và thậm chí sự sản sinh ý niệm về tác phẩm là vô cùng vô tận. Khả năng tri nhận, kiến thức liên văn bản của người đọc càng rộng thì ý niệm sản sinh sau mỗi một lần đọc tác phẩm càng lớn. Trong chiều sâu của nó có thể diễn giải rằng kiểu kết cấu này là một nỗ lực biểu đạt đầy chủ động của văn nhân, một sự tìm tòi, sáng tạo và thể nghiệm của những người đang dò tìm đường đi cho một sự đổi thay khẩn thiết trong văn chương. Sự đỗ vỡ trật tự thời gian và không gian, sự rỉ mòn của nhận thức, sự khước từ túi khôn lí tính, việc bỏ ngỏ các sự kiện một cách tràn lan vô cớ, việc rải chữ lên bề mặt văn bản như những ký hiệu vỡ vụn, sự kết dính một cách lỏng lẻo giữa các ý tưởng trong mỗi truyện ngắn đã thống trị hầu như toàn bộ các tác phẩm nằm trong tập truyện này. Tất cả làm nên một sự ngạc nhiên, thậm chí là sự khó chịu và cảm giác xa lạ từ phía người đọc. Vậy, thật ra có phải đây là trò chơi vô nghĩa lý, một sự chơi khăm của kẻ cuồng tưởng muốn đả phá nghệ thuật chân chính?  Không là vô nghĩa lý thì ý niệm nào được giấu dưới lớp hành ngôn phức tạp trong một màn quảng diễn bề bộn thủ pháp, một lối chơi khó ưa như thế?  Vạn vật và con người đang hiện hữu trong một quái trạng bị xé nhỏ, hiện thực hiểu như cái truyền thống, đã bị làm sai lệch đến tận gốc rễ. Không còn một cách thức gì để xác định chúng xuất phát trong những điều kiện cụ thể nào của thế giới hiện thực. Hay chính chúng ta đã khước từ hiện thực để đi vào một thế giới ngụy tạo phát xuất từ sự nhận thức và dắt đường đưa lối của chính vô thức chúng ta? Con người của thời mới, của những cuộc chơi mới đã cáo biệt hiện thực trần trụi để truy tìm những giấc mơ hoang tưởng có trong chốn tiềm thức của tộc loại. Và đó chính là một chiều kích mới của một dạng thực tại mới.  Phế truất sự ngự trị của tính logic, Nguyễn Vĩnh Nguyên đang tìm đến một thế giới khác để cấp ý nghĩa cho nó. Ý nghĩa là nhà văn muốn cấp đôi khi lại nằm ngoài sự tri nhận của lý tính, vì anh ta đã thuộc về giấc mơ và những cơn hoang tưởng.

Kiểu nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình đã vẽ nên hình hài của văn chương hiện thực trong mấy thập niên qua. Và ở đây, trong tác phẩm này, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã làm một Cuộc bội ước ráo hoảnh (Lê Thăng Long) với dạng thức nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Chúng ta khó có thể “bắt tận tay, day tận trán” khuôn mặt của một nhân vật nào đó trong tác phẩm để nói rằng anh ta biểu trưng, đại diện cho một tầng lớp nào đó trong xã hội. Các nhân vật trong “Quả táo, con rắn, người nam, người nữ, khu vườn và kẻ giấu mặt” là những người hoàn toàn xa lạ, những kẻ vô danh vô tính, những tha nhân, nhưng cũng có thể họ đã hiện hữu đâu đó trong ta hoặc ngoài ta. Khước từ sự định danh, định tính cho nhân vật, tẩy trắng hoàn toàn những gì dính líu tới nhân vật mà theo văn chương truyền thống đáng ra những điều đó phải hiển hiện đã đưa thế giới ngụy tạo trong văn chương của Nguyễn Vĩnh Nguyên trượt vào mê lộ của sự vắng mặt. Sự lấp lửng lưỡng nan trong hình tượng là những mê dụ nhưng cũng là những thách đố trong việc truy tìm ý niệm. Ở đây, những dạng thức nhân vật khác của văn chương Hậu hiện đại cũng góp mặt. Kiểu nhân vật đám đông trong “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông”, hay kiểu nhân vật nghịch dị, hoang tưởng trong “Chiếc chìa khóa của người ăn từ điển”, “Chữ bay” là những minh chứng… Dấu vết của lối kết cấu vẫy gọi, kếu cấu liên văn bản cũng mang lại cho văn chương của tác giả này không khí của những siêu tiểu thuyết. Dĩ nhiên, liên văn bản là một trò chơi không phải ai cũng có thể tham dự được. Trên thế giới, những văn nhân cao tay và thành danh trong trò chơi liên văn bản như Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino, Cao Hành Kiện… là không nhiều. Công bằng mà nói thì văn nhân Việt vẫn chưa mấy ai thành công trong việc chắp nối, liên kết những mảng màu kiến thức khác nhau trong sáng tác của mình. Sự hỗn chứa nhiều loại kiến thức trong văn bản chưa tạo ra được một sức mạnh tổng lực của sự biểu đạt. Đó là một điều dễ hiểu bởi việc vượt thoát sự đeo bám của tư duy nghệ thuật tiền hiện đại là một điều khó khăn làm sao. Vẫn còn nhiều điều muốn nói về thi pháp của tập truyện ngắn của Nguyễn Vĩnh Nguyên, nhưng do dung lượng ngắn của tiểu luận, nên ở lưng chừng nhìn Nguyễn Vĩnh Nguyên, chúng tôi dừng lại sự chơi muốn như là chơi bất tận trong thế giới chữ Nguyễn Vĩnh Nguyên.

Khi văn chương là thế giới ngụy tạo, thế giới đi ra từ trong tâm thức của kiểu văn nhân thời mới thì tất nhiên việc tìm ra các mã nghệ thuật dung chứa ẩn ngầm trong tác phẩm không còn đơn giản như trước. Vì thế, người đọc phải có bản lĩnh và một cảm quan nghệ thuật sâu rộng trước khi can dự vào thế giới ngụy tạo của nhà văn, để mong sao, từ nay không còn có những tác phẩm nghệ thuật phải chết đi một cách oan uổng khi nó chưa kịp cử động đôi cánh của mình.

Trong cái nhìn đối sánh về mặt tư duy nghệ thuật thì văn chương Việt hiện nay tụt hậu khá xa so với sự phô diễn các lối chơi quái đản của văn chương và các lĩnh vực nghệ thuật đương đại khác trên thế giới. Nguyễn Vĩnh Nguyên với những tìm tòi, thể nghiệm trong thế giới chữ của mình có can dự được vào vĩnh cửu hay không còn chờ ở quy luật đào thải nghiệt ngã của thời gian và nghệ thuật. Nhưng một lần nữa, cần thiết phải khẳng định rằng ý thức cách tân, ý thức cần chết đi để một lần sống lại trong sáng tác của Nguyễn Vĩnh Nguyên luôn luôn là một điều đáng trân trọng.

(SH274/12-11)

 






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÝ VIỆT DŨNGThiền tông, nhờ lịch sử lâu dài, với những Thiền ngữ tinh diệu kỳ đặc cùng truyền thuyết sinh động, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Á đông xưa và thấm nhuần văn hóa Tây phương ngày nay nên đã cấu thành một thế giới Thiền thâm thúy, to rộng.

  • TRẦN HUYỀN SÂM1. Theo tôi, cho đến nay, chúng ta chưa có những đánh giá xác đáng về hiện tượng Xuân Thu nhã tập: Cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn sáng tác. Có phải là nguyên do, nhóm này đã bị khoanh vào hai chữ “BÍ HIỂM”?

  • PHI HÙNGĐỗ Lai Thuý đã từng nói ở đâu đó rằng, anh đến với phê bình (bài in đầu tiên 1986) như một con trâu chậm (hẳn sinh năm Kỷ Sửu?).Vậy mà đến nay (2002), anh đã có 4 đầu sách: Con mắt thơ (Phê bình phong cách thơ mới, 1992, 1994, 1998, 2000 - đổi tên Mắt thơ), Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực (Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương từ tín ngưỡng phồn thực, 1999), Từ cái nhìn văn hoá (Tập tiểu luận, 2000), Chân trời có người bay (Chân dung các nhà nghiên cứu, 2002), ngoài ra còn một số sách biên soạn, giới thiệu, biên dịch...

  • TRẦN ĐỨC ANH SƠNCuối tuần rảnh rỗi, tôi rủ mấy người bạn về nhà làm một độ nhậu cuối tuần. Rượu vào lời ra, mọi người say sưa bàn đủ mọi chuyện trên đời, đặc biệt là những vấn đề thời sự nóng bỏng như: sự sa sút của giáo dục; nạn “học giả bằng thật”; nạn tham nhũng...

  • HỒ VIẾT TƯSau buổi bình thơ của liên lớp cuối cấp III Trường Bổ túc công nông Bình Trị Thiên, dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Văn Châu dạy văn, hồi đó (1980) thầy mượn được máy thu băng, có giọng ngâm của các nghệ sĩ là oai và khí thế lắm. Khi bình bài Giải đi sớm.

  • PHAN TRỌNG THƯỞNGLTS: Trong hai ngày 02 và 03 tháng 3 năm 2006, tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lý luận – phê bình văn học nghệ thuật toàn quốc. Trên 150 nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình đã tham dự và trình bày các tham luận có giá trị; đề xuất nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực của đời sống lý luận, phê bình văn học nghệ thuật hiện đại ở nước ta, trong đối sánh với những thành tựu của lý luận – phê bình văn học nghệ thuật thế giới.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO1. Con người không có thơ thì chỉ là một cái máy bằng xương thịt. Thế giới không có thơ thì chỉ là một cái nhà hoang. Octavio Paz cho rằng: “Nếu thiếu thơ thì đến cả nói năng cũng trở nên ú ớ”.

  • PHẠM PHÚ PHONGTri thức được coi thực sự là tri thức khi đó là kết quả của sự suy nghĩ tìm tòi, chứ không phải là trí nhớ.                       L.Tonstoi

  • TRẦN THANH HÀTrong giới học thuật, Trương Đăng Dung được biết đến như một người làm lý luận thuần tuý. Bằng lao động âm thầm, cần mẫn Trương Đăng Dung đã đóng góp cho nền lý luận văn học hiện đại Việt đổi mới và bắt kịp nền lý luận văn học trên thế giới.

  • PHẠM XUÂN PHỤNG Chu Dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào. Riêng hai quẻ Bát Thuần Càn và Bát Thuần Khôn, mỗi quẻ có thêm một hào.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNPhan Đăng Dư, thân phụ nhà cách mạng Phan Đăng Lưu là người họ Mạc, gốc Hải Dương. Đời Mạc Mậu Giang, con vua Mạc Phúc Nguyên lánh nạn vào Tràng Thành (nay là Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An) sinh cơ lập nghiệp ở đó, Phan Đăng Dư là hậu duệ đời thứ 14.

  • HỒ THẾ HÀLTS: Văn học Việt về đề tài chiến tranh là chủ đề của cuộc Toạ đàm văn học do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 20 tháng 12 năm 2005. Tuy tự giới hạn ở tính chất và phạm vi hẹp, nhưng Toạ đàm đã thu hút đông đảo giới văn nghệ sĩ, nhà giáo, trí thức ở Huế tham gia, đặc biệt là những nhà văn từng mặc áo lính ở chiến trường. Gần 20 tham luận gửi đến và hơn 10 ý kiến thảo luận, phát biểu trực tiếp ở Toạ đàm đã làm cho không khí học thuật và những vấn đề thực tiễn của sáng tạo văn học về đề tài chiến tranh trở nên cấp thiết và có ý nghĩa. Sông Hương trân trọng giới thiệu bài Tổng lược và 02 bài Tham luận đã trình bày ở cuộc Toạ đàm.

  • TRẦN HUYỀN SÂM1. Tại diễn đàn Nobel năm 2005, Harold Pinter đã dành gần trọn bài viết của mình cho vấn đề chiến tranh. Ông cho rằng, nghĩa vụ hàng đầu của một nghệ sĩ chân chính là góp phần làm rõ sự thật về chiến tranh: “Cái nghĩa vụ công dân cốt yếu nhất mà tất cả chúng ta đều phải thi hành là... quyết tâm dũng mãnh để xác định cho được sự thật thực tại...

  • NGUYỄN HỒNG DŨNG"HỘI CHỨNG VIỆT NAM"Trong lịch sử chiến tranh Mỹ, thì chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh mà người Mỹ bị sa lầy lâu nhất (1954-1975), và đã để lại những hậu quả nặng nề cho nước Mỹ. Hậu quả đó không chỉ là sự thất bại trong cuộc chiến, mà còn ở những di chứng kéo dài làm ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống Mỹ, mà người Mỹ gọi đó là "Hội chứng Việt Nam".

  • BÍCH THUNăm 2005, GS. Phong Lê vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về Khoa học với cụm công trình: Văn học Việt Nam hiện đại - những chân dung tiêu biểu (Nxb ĐHQG, H, 2001, 540 trang); Một số gương mặt văn chương - học thuật Việt hiện đại (Nxb GD, H, 2001, 450 trang); Văn học Việt hiện đại - lịch sử và lý luận (Nxb KHXH. H, 2003, 780 trang). Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu khoa học say mê, tâm huyết và cũng đầy khổ công, vất vả của một người sống tận tụy với nghề.

  • THÁI DOÃN HIỂU Trong hôn nhân, đàn bà lấy chồng là để vào đời, còn đàn ông cưới vợ là để thoát ra khỏi cuộc đời. Hôn nhân tốt đẹp tạo nên hạnh phúc thiên đường, còn hôn nhân trắc trở, đổ vỡ, gia đình thành bãi chiến trường. Tình yêu chân chính thanh hóa những tâm hồn hư hỏng và tình yêu xấu làm hư hỏng những linh hồn trinh trắng.

  • NGUYỄN THỊ MỸ LỘCLà người biết yêu và có chút văn hóa không ai không biết Romeo and Juliet của Shakespeare, vở kịch được sáng tác cách ngày nay vừa tròn 410 năm (1595 - 2005). Ngót bốn thế kỷ nay Romeo and Juliet được coi là biểu tượng của tình yêu. Ý nghĩa xã hội của tác phẩm đã được thừa nhận, giá trị thẩm mĩ đã được khám phá, hiệu ứng bi kịch đã được nghiền ngẫm... Liệu còn có gì để khám phá?

  • NGUYỄN VĂN HẠNH1. Từ nhiều năm nay, và bây giờ cũng vậy, chúng ta chủ trương xây dựng một nền văn nghệ mới ngang tầm thời đại, xứng đáng với tài năng của dân tộc, của đất nước.

  • HỒ THẾ HÀ(Tham luận đọc tại Hội thảo Tạp chí văn nghệ 6 tỉnh Bắc miền Trung)