Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997-2017), ngày 21/3, thành phố Hội An phối hợp với các ngành chức năng đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình kè bảo vệ Phố cổ Hội An, Di sản Văn hóa Thế giới.
Gắn biển công trình kè bảo vệ khu đô thị cổ Hội An tại buổi lễ. (Ảnh: Nguyễn Sơn/TTXVN)
Dự án Kè bảo vệ khu đô thị cổ Hội An từ Chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án ưu tiên tại Công văn số 1443/TTg-QHQT ngày 19/9/2012.
Sau khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thẩm định nguồn vốn ngân sách Trung ương cho dự án vào tháng 6/2015, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam đã trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình với tổng mức đầu tư là 135,65 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương từ Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) là 80,399 tỷ đồng, phần còn lại do ngân sách địa phương đối ứng.
Công trình bao gồm tuyến kè dài gần 780m kết cấu bằng bêtông cốt thép dự ứng lực, kết hợp nạo vét lòng sông, cải tạo vỉa hè, thoát nước, thảm tăng cường mặt đường cũ, cảnh quan môi trường và hệ thống điện chiếu sáng.
Công trình được khởi công ngày 16/11/2015. Quá trình thi công công trình đã gặp nhiều khó khăn, phức tạp do thi công trong khu vực phố cổ và khu vực chợ đông người. Đoạn kè gần sát nhà cổ được thi công hết sức thận trọng. Đường công vụ thi công không có nên phải sử dụng đường Bạch Đằng, tuy nhiên do nền đường yếu nên đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển các loại vật tư, trang thiết bị.
Công tác đóng cọc cừ bêtông cốt thép dự ứng lực cũng gặp nhiều khó khăn do địa chất khu vực bờ sông phức tạp. Tuy vậy, các đơn vị thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế kỹ thuật thi công và các cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án tỉnh Quảng Nam đã khắc phục khó khăn, bám sát công trường, nghiên cứu nhiều biện pháp thi công phù hợp để thi công công trình đảm bảo tiến độ, đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An cho biết, mục tiêu của dự án là phòng chống bão lụt, đảm bảo an toàn cho các công trình kiến trúc cổ, tính mạng, tài sản nhân dân và phục vụ khách du lịch đô thị cổ Hội An; giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu đến đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng hưởng lợi; tăng cường khả năng thích ứng và sống chung với lũ lụt và nước biển dâng do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu; tạo cảnh quan môi trường sinh thái trong khu vực.
Theo
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
LTS: Đầu tháng 12-2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Việt Nam, có luồng ý kiến cho rằng, những biến tướng từ tín ngưỡng này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì và tại sao một bộ phận người Việt có cái nhìn như vậy?
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng đạo Mẫu có những vị thánh được “dệt” từ anh hùng trong lịch sử. Bằng cách đó, đạo Mẫu cũng thể hiện chủ nghĩa yêu nước.
Ngày 3/12, đại diện của khoảng 40 nước nhóm họp tại Abu Dahabi đã thông qua kế hoạch thành lập một quỹ bảo vệ các di sản trong các khu vực có chiến tranh và một mạng lưới cất giữ an toàn cho các tác phẩm nghệ thuật đang gặp nguy hiểm.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 29.11, Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết Nghệ thuật hô/hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mới đây, Bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” đã chính thức được phát hành và có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 30/6/2018.
Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.
Di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đã chính thức được công nhận là di tích cấp quốc gia (theo Quyết định số 2894/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký).
Kim sách triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa.
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử hàng trăm năm, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau để trở thành một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
Với mục tiêu năm 2016, hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thoát khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và chính thức trở thành di sản đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa hát Xoan.
Trong khi nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì ca Huế vốn là loại hình âm nhạc bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn, lại chỉ mới được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.
Mộc bản là một trong những di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc. Năm 2009, UNESCO đã công nhận mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới (số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Theo kế hoạch đến cuối năm 2015, tỉnh Phú Thọ sẽ phải đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chính thức đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Xúc động, đầy tính nhân văn và hoàn toàn tương đồng với những giá trị đạo đức của người Việt, lễ Vu lan báo hiếu đang được một số chuyên gia đề nghị tìm hình thức tôn vinh xứng đáng.
Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
LTS: Hiện vật chiếc xe kéo tay vừa được đấu giá thành công và đưa về Huế, đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.
Cuộc hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế vừa được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trong hai ngày 8 và 9.5, tại TP.Huế.
Tối 24/4, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ công bố Quyết định đưa Sử thi Bahnar vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng tỉnh (TP Pleiku, Gia Lai).