Tối 27/04, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế đã diễn ra khai mạc Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 với chủ đề “Ẩm thực Huế với bốn phương”.
Ban tổ chức trao chứng nhận Đại sứ Thương hiệu Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024
Tham dự khai mạc có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; lãnh đạo thành phố Huế; các đơn vị, doanh nghiệp tài trợ và đồng hành cùng Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 và đông đảo người dân và du khách.
"Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024" diễn ra từ ngày 27/4/2024 đến ngày 01/5/2024 với chủ đề "Ẩm thực Huế với bốn phương" cùng sự tham gia của các tỉnh và thành phố như: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Tây Nguyên, Vũng Tàu, Kiên Giang, Cần Thơ, Huế và thành phố Hồ Chí Minh,...
![]() |
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ ẩm thực Trương Đình Hạnh khẳng định, "Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024" nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế và những món ẩm thực dân gian nổi tiếng các địa phương trong và ngoài tỉnh về hội tụ; tiếp tục tạo ra và hướng đến sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn được tổ chức thường xuyên để phục vụ du khách, phục vụ công chúng trong nước và quốc tế mỗi lần đến Huế, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Ðông Nam Á về văn hóa, du lịch. Đây cũng là cơ hội để quảng bá, xúc tiến, kích cầu du lịch Huế phát triển mạnh mẽ.
![]() |
Với quy mô 71 gian hàng thương mại và ẩm thực cùng với 02 không gian của các nhà tài trợ. "Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024" đã diễn ra với các không gian sau:
Không gian "Ẩm thực truyền thống Huế": Đây là không gian chính với 20 gian hàng trưng bày và trình diễn ẩm thực truyền thống Huế. Tại không gian này, du khách sẽ được tham gia trải nghiệm, thưởng thức và chứng kiến các nghệ nhân trình diễn các món ăn thông qua hội thi "Ẩm thực truyền thống Huế".
Không gian "Ẩm thực Huế với bốn phương": Là nơi quy tụ những tinh hoa, đặc sắc của ẩm thực ba miền Bắc - Trung - Nam. Công chúng sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đa dạng của dải đất hình chữ "S" tại 12 gian hàng của không gian này; đồng thời, du khách sẽ được giới thiệu về văn hóa ẩm thực, nét độc đáo riêng biệt của mỗi miền qua cách chế biến từng món ăn được trình diễn bởi Master Chef và nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam.
Không gian "Ẩm thực đường phố": Quy tụ 12 gian hàng, đây sẽ là không gian gặp gỡ, giao lưu và thưởng thức hương vị của các món ăn đường phố đa dạng và hấp dẫn. Không gian "Giới thiệu sản phẩm thương mại, ẩm thực chay và các sản phẩm OCOP Huế": Được Ban tổ chức thiết lập với 06 gian ẩm thực chay thuần Huế, 18 gian hàng thương mại, du lịch của các đơn vị hỗ trợ và 05 gian hàng các sản phẩm OCOP Huế.
![]() |
Trong suốt 05 ngày từ 27/4 đến 1/5/2024, tại "Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024", ngoài Hội thi "Ẩm thực truyền thống Huế" lần thứ II, còn nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: chương trình "Đêm Kinh đô Huế - Thơ, Áo dài và Ẩm thực" (tại không gian này trưng bày 105 áo dài, 105 món ăn xứ Huế và 105 trang thơ thư pháp lụa về món ăn Huế), các chương trình thiện nguyện,biểu diễn nghệ thuật, nghệ nhân chế biến món ăn truyền thống, các hoạt động trải nghiệm chế biến ẩm thực,...
![]() |
Thông qua tuần lễ để tiếp tục khẳng định Huế là nơi còn lưu giữ những giá trị tinh túy của ẩm thực cung đình và dân gian, đây cũng là một trong những nội dung góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nội dung trọng tâm xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
Phương Anh
Mỗi lần đi ngang cầu Ca Cút đều có cái cảm giác “trời đất bao la, chìm đắm trong ta” cho dù buổi sáng, buổi chiều hay có khi về đêm. Cuối năm, khi ngọn giáo đông bắc còn căm căm, cảm giác đó chừng se sắt hơn...
Món xôi ống tưởng chừng như đơn giản này lại chứa đựng trong nó tất cả tinh hoa miền núi.
Được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1991, nhưng suốt nhiều năm qua, di tích Tuy Lý Vương nằm ở phường Đúc, TP Huế, bị nhiều hộ dân xâm hại một cách nghiêm trọng. Mặc dù các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vào cuộc, tuy nhiên, do cách xử lý “nửa vời”, thiếu cương quyết nên đến nay, khu di tích này vẫn ở trong tình trạng “kêu cứu” từng ngày...
Ngược lên thượng nguồn sông Hương vào một ngày đầu năm 2014, chúng tôi đến thăm cụ ông Nguyễn Lô (82 tuổi), ở thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, trong một căn chòi tạm bên cạnh lăng chúa Nguyễn Phúc Thái (Vị chúa thứ 5 của triều Nguyễn). Gần 40 năm qua, ông lão đã một thân một mình chống lại những kẻ đào trộm mộ để bảo vệ lăng chúa Nguyễn được vẹn toàn; đồng thời cũng khai hoang đất đồi phát triển kinh tế gia đình…
Kế Môn (Điền Môn, Phong Điền, TT- Huế) là quê hương của hàng ngàn người giàu có trên cả nước và thế giới. Bởi là quê quán của nhiều người giàu nên Kế Môn sở hữu lắm chuyện đặc biệt.
Năm 2010, tôi được về dự đêm thơ Quê Mẹ của nhà thơ Tố Hữu tổ chức tại TP Huế - quê mẹ của ông và có dịp được về thăm quê ông, một làng nhỏ bên dòng sông Bồ trong xanh. Thật thú vị vì đây cũng chính là quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính ủy Quân giải phóng miền Nam.
Những ngôi nhà vườn, nhà rường cổ ở Huế không chỉ có giá trị về mặt di sản kiến trúc mà còn thể hiện một cách sống động và chân thực nhất về đời sống của người Huế xưa. Nhưng vì nhiều lý do: tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, người dân thiếu tiền trong việc trùng tu bảo tồn …mà giờ đây, những ngôi nhà cổ nguyên bản đặc trưng xứ Huế đang mai một dần.
Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 1-1-1914, tên thật là Nguyễn Vịnh, là một nhà lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quân đội kiệt xuất; nhà chính trị, quân sự mưu lược, tài trí, dũng cảm, kiên quyết; một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế. Ðồng chí đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc.
Từ một địa phương không có bệnh viện tuyến tỉnh, mọi hoạt động trong lĩnh vực y tế chuyên sâu chủ yếu dựa vào Bệnh viện Trung ương Huế là chính nên thường xuyên gây ra vấn đề quá tải. Để khắc phục tình trạng trên, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung nhiều nguồn lực để xây mới 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Đến nay, sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, các bệnh viện này đã làm rất tốt công tác khám chữa bệnh, thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị.
Múa bao giờ cũng gắn kết với âm nhạc (nhạc đàn và nhạc hát), vì thế, người ta thường gọi tên là “Múa hát cung đình”. Múa hát cung đình của vua chúa Việt Nam không giống như hình thức vũ hội phương Tây. Nó chủ yếu phục vụ cho vua chúa, lễ lạc trong triều đình, mang hình thức lễ nghi phong kiến vương triều.
Hội đồng chung khảo Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ V đã lựa chọn được 40 tác phẩm, công trình (trong tổng số 45 tác phẩm, công trình do Hội đồng sơ khảo giới thiệu vào xét vòng chung khảo) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng A, B, C.
Bác sĩ Trương Thìn sinh năm 1940 tại Thừa Thiên Huế . Từ năm 1961 ông là sinh viên Trường đại học Y khoa Sài Gòn .Ông học giỏi, nhiệt tình tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước, là trưởng đoàn văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn trong phong trào đấu tranh “Hát cho dân tôi nghe” những năm trước giải phóng.
Với người Tà Ôi ở miền rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), từ xa xưa, những chuỗi mã não là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, sang trọng và có địa vị trong cộng đồng.
Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… Huế vẫn sừng sững nghiêng mình tồn tại với thời gian qua sự thăng trầm của lịch sử, với thời gian và sự chống trọ trong chiến tranh.
Thời thượng, đâu cũng piano, ghi ta thì có một người vẫn ngày đêm lưu giữ và phục chế hàng ngàn cây đàn cổ quý báu của tổ tiên để lại.
Khi chọn Huế làm đất đóng đô, các vua chúa nhà Nguyễn đã quên mất một yếu tố quan trọng và cơ bản của phong thủy.
Tác phẩm “văn sử bất phân” Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18 (Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ tái bản lần thứ nhất, quý 3/2013) của Li Tana, đã được trao giải Sách hay 2013..
Ngày 1-1-2014, chúng ta kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bí thư T.Ư Cục miền Nam kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam - Người con ưu tú của đất nước và quê hương Thừa Thiên - Huế, nhà lãnh đạo kiệt xuất, kiên trung, mẫu mực của Ðảng; vị tướng đức tài trọn vẹn, trí dũng song toàn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Bên tả ngạn của sông Hương, cách thành phố Huế chừng 15 km về hướng tây, có một ngọn đồi người ta quen gọi là “Đồi thiên thần”, nơi nương náu của gần 50.000 thai nhi bị phá bỏ.
Vào một buổi chiều, tình cờ đi quanh làng Dã Lê Thượng, phường Thủy Phương, tôi thấy chú Dương Văn Thọ (56 tuổi) ở tổ 01 (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) đang quét dầu cho chiếc ghe mới đan của mình. Trong trí nhớ của mình và những gì mình biết, tôi chợt nhận thấy bóng dáng của một cái nghề mà ngày xưa người làng mình đã làm: nghề làm, đan ghe thuyền.