Đến dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hoàng Tuấn Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Nguyễn Ngọc Thiện - UV TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Thanh Bình - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Hội thảo... cùng đại diện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh.
Đạm Phương Nữ Sử tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh, tự là Quý Lương, sinh năm Tân Tỵ (1881) tại Phủ Tôn Nhân ở kinh đô Huế. Bà là cháu nội của vua Minh Mạng và là một nữ trí thức rất suất sắc trong thời đại của bà. Sinh thời, bà từng là chủ bút báo Phụ Nữ Tuần San (1929). Bà liên tục xuất hiện trên những tờ báo lớn nhất lúc bấy giờ như Nam Phong, Phụ Nữ Thời đàm, Hữu Thanh, Tiếng Dân và giữ mục Văn đàn bà trên Trung Bắc Tân Văn suốt 1918-1929… Đạm Phương Nữ Sử có nhiều bài báo, truyện ngắn, dịch thuật được công bố, trong đó chủ yếu là nội dung viết về phụ nữ. Bà tạ thế ngày 10 tháng 12 năm 1947 khi đang tản cư Lạc Lâm, Thanh Hóa, hưởng thọ 66 tuổi.
Đạm Phương Nữ Sử có thể xem là người phụ nữ đầu tiên có tư tưởng mới, là một trí thức tiêu biểu có tầm nhìn sâu rộng. Hoạt động văn hóa của bà bao quát trên nhiều lĩnh vực: đấu tranh cho nữ quyền, lấy trung tâm là phụ nữ và nhi đồng, cải cách giáo dục, tiếp thu cái mới và giáo dục toàn diện cả về nhân cách, tri thức và tâm hồn; Đạm Phương Nữ Sử còn là người sáng lập ra Nữ Công Học Hội, là người khai sinh ra ngành nghiên cứu tuồng; Bà còn là một nhà nghiên cứu Phật học và văn hóa tâm linh. Các nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo với 42 báo cáo khoa học, chia làm 2 tiểu ban: Tiểu ban Văn hóa, Giáo dục gồm 24 báo cáo khoa học và Tiểu ban Văn hóa, Báo chí gồm 18 bảo cáo. Nội dung chủ yếu của các báo cáo tập trung phân tích, đánh giá về tiểu sử, gia thế, con người và sự nghiệp của Đạm Phương với tư cách là người hoạt động tích cực về các phương diện văn hóa - xã hội như đấu tranh nữ quyền, thành lập và điều hành Nữ công Học hội, nhà giáo dục học, phụ nữ học, nhà biên khảo tuồng; đánh giá về tư tưởng canh tân yêu nước và đóng góp cho cách mạng. Cũng thông qua việc tìm kiếm tư liệu phục vụ cho các báo cáo khoa học trong hội thảo, hậu duệ của bà Đạm Phương là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã công bố hơn 500 trang tư liệu mới về Đạm Phương Nữ Sử. Thông qua hội thảo, các nhà nghiên cứu đã thống nhất việc đánh giá, nhìn nhận tổng quát và toàn diện về Đạm Phương Nữ Sử, thấy rõ những đóng góp của bà cho cách mạng Việt Nam cũng như trong công cuộc phổ biến tri thức, phong trào giải phóng phụ nữ, cải cách giáo dục cho nhi đồng. Theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bày tỏ mong muốn, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Phụ nữ Việt Nam và gia đình Đạm Phương Nữ Sử tiếp tục nghiên cứu, có những đề xuất với Đảng, Nhà nước để ghi nhận những công lao, công hiến của bà.
PV |
Với định hướng đưa thành phố Huế trở thành một trong những thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực vào năm 2025, “Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024” được UBND thành phố Huế tổ chức nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, hướng đến tổ chức thường niên để phục vụ người dân địa phương, khách du lịch trong nước và quốc tế.
Sáng ngày 21/4, tại đường Lê Duẩn (TP Huế) đã diễn giải chạy thứ 18 trong hệ thống giải VnExpress Marathon do Báo VnExpress, Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT phối hợp tổ chức.
Tối 19/4, tại phố đi bộ đường Hai Bà Trưng (TP. Huế), Sở Du lịch tổ chức sự kiện “Huế - Chào hè 2024”. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Sáng ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Chiều 12/4, UBND huyện Phú Lộc vừa tổ chức buổi họp báo chương trình kỷ niệm “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới - 15 năm Xây dựng và Phát triển”.
Sáng ngày 10/4, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai hội Lễ hội Điện Huệ Nam 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa hạ Festival Huế 2024.
Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia với chủ đề “Tự hào một dải biên cương lần thứ III” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức.
Chiều ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Khánh thành dự án Nhà máy điện rác Phú Sơn.
Chiều ngày 6/4, tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự đón đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương đến tham dự Lễ khởi khởi công Dự án Đầu tư xây dựng bến Tổng hợp - container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
Sáng ngày 06/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế - một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt được Chính phủ và Bộ Y tế lựa chọn để nâng cấp trở thành bệnh viện ngang tầm quốc tế.
Sáng ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 nhằm công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đến với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Chiều ngày 03/4, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4/2024 và thông tin về tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Chiều ngày 2/4, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn TT Huế tổ chức giới thiệu tác phẩm thơ "Những giấc mơ hoa" của nhà thơ Tôn Nữ Diệu Hạnh.
Sáng ngày 02/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Với 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về Chỉ số PAPI, tăng 5 bậc so với năm 2022. Kết quả này thể hiện được sự hài lòng của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều tối ngày 31/03, tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 đã tổ chức Chương trình Tổng kết và Trao giải Phần thi Lập trình dành cho học sinh trung học Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024.
Chiều ngày 29/3/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm “Những người bạn” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm hoạ sĩ đến từ Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh phát động Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng Tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I – năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Hoàng Khánh Hùng dự và chủ trì lễ phát động.