Đến dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hoàng Tuấn Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Nguyễn Ngọc Thiện - UV TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Thanh Bình - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Hội thảo... cùng đại diện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh.
Đạm Phương Nữ Sử tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh, tự là Quý Lương, sinh năm Tân Tỵ (1881) tại Phủ Tôn Nhân ở kinh đô Huế. Bà là cháu nội của vua Minh Mạng và là một nữ trí thức rất suất sắc trong thời đại của bà. Sinh thời, bà từng là chủ bút báo Phụ Nữ Tuần San (1929). Bà liên tục xuất hiện trên những tờ báo lớn nhất lúc bấy giờ như Nam Phong, Phụ Nữ Thời đàm, Hữu Thanh, Tiếng Dân và giữ mục Văn đàn bà trên Trung Bắc Tân Văn suốt 1918-1929… Đạm Phương Nữ Sử có nhiều bài báo, truyện ngắn, dịch thuật được công bố, trong đó chủ yếu là nội dung viết về phụ nữ. Bà tạ thế ngày 10 tháng 12 năm 1947 khi đang tản cư Lạc Lâm, Thanh Hóa, hưởng thọ 66 tuổi.
Đạm Phương Nữ Sử có thể xem là người phụ nữ đầu tiên có tư tưởng mới, là một trí thức tiêu biểu có tầm nhìn sâu rộng. Hoạt động văn hóa của bà bao quát trên nhiều lĩnh vực: đấu tranh cho nữ quyền, lấy trung tâm là phụ nữ và nhi đồng, cải cách giáo dục, tiếp thu cái mới và giáo dục toàn diện cả về nhân cách, tri thức và tâm hồn; Đạm Phương Nữ Sử còn là người sáng lập ra Nữ Công Học Hội, là người khai sinh ra ngành nghiên cứu tuồng; Bà còn là một nhà nghiên cứu Phật học và văn hóa tâm linh. Các nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo với 42 báo cáo khoa học, chia làm 2 tiểu ban: Tiểu ban Văn hóa, Giáo dục gồm 24 báo cáo khoa học và Tiểu ban Văn hóa, Báo chí gồm 18 bảo cáo. Nội dung chủ yếu của các báo cáo tập trung phân tích, đánh giá về tiểu sử, gia thế, con người và sự nghiệp của Đạm Phương với tư cách là người hoạt động tích cực về các phương diện văn hóa - xã hội như đấu tranh nữ quyền, thành lập và điều hành Nữ công Học hội, nhà giáo dục học, phụ nữ học, nhà biên khảo tuồng; đánh giá về tư tưởng canh tân yêu nước và đóng góp cho cách mạng. Cũng thông qua việc tìm kiếm tư liệu phục vụ cho các báo cáo khoa học trong hội thảo, hậu duệ của bà Đạm Phương là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã công bố hơn 500 trang tư liệu mới về Đạm Phương Nữ Sử. Thông qua hội thảo, các nhà nghiên cứu đã thống nhất việc đánh giá, nhìn nhận tổng quát và toàn diện về Đạm Phương Nữ Sử, thấy rõ những đóng góp của bà cho cách mạng Việt Nam cũng như trong công cuộc phổ biến tri thức, phong trào giải phóng phụ nữ, cải cách giáo dục cho nhi đồng. Theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bày tỏ mong muốn, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Phụ nữ Việt Nam và gia đình Đạm Phương Nữ Sử tiếp tục nghiên cứu, có những đề xuất với Đảng, Nhà nước để ghi nhận những công lao, công hiến của bà.
PV |
Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), sáng 19/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và TP. Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức khai mạc triển lãm "Nhật ký trong tù – Bảo vật Quốc gia” .
Sáng 19/5, tại Nghinh Lương Đình, đã diễn ra Lễ Mít tinh Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 19/5, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. vững”
Trong khuôn khổ Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm”, sáng 17/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ rước hoa sen và dâng hoa, dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Đình làng Dương Nỗ đến Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Phú Dương, thành phố Huế.
Tối 16/5, tại Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm” chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).
Chiều 16/5, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật “Công an Thừa Thiên-Huế - Vì bình yên cuộc sống” lần thứ II năm 2023. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở TT&TT, Sở VH&TT; Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh; đại diện các Phòng, ban Công an tỉnh và đông đảo văn nghệ sĩ.
Tối 12/05, nhân dịp kỷ niệm 155 năm sinh bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người mẹ Làng Sen”.
Tối ngày 5/5, tại sân khấu bia Quốc Học, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Lễ vinh danh và Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023.
Chiều 05/5/2023, tại công viên Tứ Tượng đã diễn ra Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghệ nhân, làng nghề. Các đồng chí Lãnh đạo thành phố Huế, đông đảo người dân và du khách đã đến xem, tìm hiểu nghi thức trang trọng này.
Nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, chương trình nghệ thuật “Tri ân dòng Hương” diễn ra tối 01/5 gồm nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và biểu diễn thuyền hoa nhằm tri ân, ca ngợi giá trị văn hóa mà sông Hương đã mang đến cho con người xứ Huế.
Tối 30/4, các nghệ nhân làng Vân Cù (Hương Toàn, Hương Trà) đã quảng diễn các công đoạn làm bún thủ công truyền thống, hoạt động diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động tại lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề bún”.
Tối 30/4, tại sân khấu trước trường Quốc học Huế, UBND TP Huế đã tổ chức chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa TP Huế và các thành phố hợp tác, kết nghĩa trong nước và quốc tế.
Chiều 30/4, trong khuôn khổ Lễ hội đường phố tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023, Đoàn nghệ thuật cà kheo thành phố Namur - Bỉ đã có màn biểu diễn đi cà kheo đặc sắc của mang đến không khí rộn ràng, vui tươi, đầy sắc màu cho đường phố Huế.
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, tối ngày 29/4, tại Công viên Thương Bạc – TP Huế, Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Huế đã tổ chức buổi khai mạc Lễ hội Ẩm thực với chủ đề "Tinh hoa nghề Bún".
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế năm 2023, chiều 29/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội Quảng diễn đường phố, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân và du khách.
Tối 28/4, tại sân khấu Quảng trường trước trường Quốc Học đã diễn ra Lễ Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 – 2023. Đến dự có ông Hoàng Đạo Cương – Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Phan Ngọc Thọ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Chiều ngày 28/4, tại công viên Tứ Tượng và đường Nguyễn Đình Chiểu – TP Huế đã diễn ra Lễ khai mạc Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế".
Chiều 26/4 tại địa chỉ 94-96-98 Bạch Đằng, TP. Huế đã diễn ra lễ khai trương gọi “Điểm gặp liên văn hoá”do GS. TS. Thái Kim Lan thành lập.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Festival nghề truyền thống Huế 2023, sáng 28/4, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2023 tổ chức Khai mạc Không gian Triển lãm “Thiết kế Sáng tạo thủ công” tại Trung tâm Văn hóa Làng nghề Huế - số 15 đường Lê Lợi với sự tham gia của 22 đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đến dự có các đồng chí: Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Sáng ngày 27/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế (17 Lê Lợi, Huế), Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật Huế triển lãm gốm Nhật “YAKISHIME – Dáng hình của Đất”.