Đến dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hoàng Tuấn Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Nguyễn Ngọc Thiện - UV TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Thanh Bình - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Hội thảo... cùng đại diện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh.
Đạm Phương Nữ Sử tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh, tự là Quý Lương, sinh năm Tân Tỵ (1881) tại Phủ Tôn Nhân ở kinh đô Huế. Bà là cháu nội của vua Minh Mạng và là một nữ trí thức rất suất sắc trong thời đại của bà. Sinh thời, bà từng là chủ bút báo Phụ Nữ Tuần San (1929). Bà liên tục xuất hiện trên những tờ báo lớn nhất lúc bấy giờ như Nam Phong, Phụ Nữ Thời đàm, Hữu Thanh, Tiếng Dân và giữ mục Văn đàn bà trên Trung Bắc Tân Văn suốt 1918-1929… Đạm Phương Nữ Sử có nhiều bài báo, truyện ngắn, dịch thuật được công bố, trong đó chủ yếu là nội dung viết về phụ nữ. Bà tạ thế ngày 10 tháng 12 năm 1947 khi đang tản cư Lạc Lâm, Thanh Hóa, hưởng thọ 66 tuổi.
Đạm Phương Nữ Sử có thể xem là người phụ nữ đầu tiên có tư tưởng mới, là một trí thức tiêu biểu có tầm nhìn sâu rộng. Hoạt động văn hóa của bà bao quát trên nhiều lĩnh vực: đấu tranh cho nữ quyền, lấy trung tâm là phụ nữ và nhi đồng, cải cách giáo dục, tiếp thu cái mới và giáo dục toàn diện cả về nhân cách, tri thức và tâm hồn; Đạm Phương Nữ Sử còn là người sáng lập ra Nữ Công Học Hội, là người khai sinh ra ngành nghiên cứu tuồng; Bà còn là một nhà nghiên cứu Phật học và văn hóa tâm linh. Các nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo với 42 báo cáo khoa học, chia làm 2 tiểu ban: Tiểu ban Văn hóa, Giáo dục gồm 24 báo cáo khoa học và Tiểu ban Văn hóa, Báo chí gồm 18 bảo cáo. Nội dung chủ yếu của các báo cáo tập trung phân tích, đánh giá về tiểu sử, gia thế, con người và sự nghiệp của Đạm Phương với tư cách là người hoạt động tích cực về các phương diện văn hóa - xã hội như đấu tranh nữ quyền, thành lập và điều hành Nữ công Học hội, nhà giáo dục học, phụ nữ học, nhà biên khảo tuồng; đánh giá về tư tưởng canh tân yêu nước và đóng góp cho cách mạng. Cũng thông qua việc tìm kiếm tư liệu phục vụ cho các báo cáo khoa học trong hội thảo, hậu duệ của bà Đạm Phương là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã công bố hơn 500 trang tư liệu mới về Đạm Phương Nữ Sử. Thông qua hội thảo, các nhà nghiên cứu đã thống nhất việc đánh giá, nhìn nhận tổng quát và toàn diện về Đạm Phương Nữ Sử, thấy rõ những đóng góp của bà cho cách mạng Việt Nam cũng như trong công cuộc phổ biến tri thức, phong trào giải phóng phụ nữ, cải cách giáo dục cho nhi đồng. Theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bày tỏ mong muốn, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Phụ nữ Việt Nam và gia đình Đạm Phương Nữ Sử tiếp tục nghiên cứu, có những đề xuất với Đảng, Nhà nước để ghi nhận những công lao, công hiến của bà.
PV |
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của của Léopold Cadière (1869-1955), Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của nhà thừa sai, nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học Léopold Cadière, diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế từ ngày 7-9/9.
Sáng ngày 4/9, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại 26 Lê Lợi, TP Huế.
Chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2010, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 23/8 (14/7 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã khai mạc chương trình Vu Lan Phật lịch 2554 và phòng trưng bày tranh, hoa sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) tổ chức trại sáng tác VHNT “Về nguồn”, diễn ra từ ngày 12/8 và vào sáng hôm qua -ngày 22/8, Hội đã tổ chức Bế mạc trại và công diễn tác phẩm tại trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 20/8, tại cà phê sách Phương Nam, 15 Lê Lợi, TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Miền Trung Công ty Phương Nam tổ chức Chương trình thơ “Viết sử nước mình trên mặt đất”.
Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/8, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2010), diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 17/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Sáng ngày 08/8, Nhà Thiếu nhi Huế, Hội LHVHNT TT Huế, Phòng Giáo Dục, Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc Trại Sáng tác Văn học Thiếu nhi Huế 2010.
Sáng ngày 30/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, số 26 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 25/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức đại hội XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều ngày 17/7, tại gallery Chiêu Ê, số 89 Minh Mạng, Huế, đã khai mạc phòng triển lãm tranh của ba tác giả Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh.
Sáng 18-7, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Văn nghệ dân gian đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều 16/7/2010, tại trụ sở Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh tỉnh đã tổ chức Đại hội toàn thể lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 14/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Thành phố Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp cùng với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm "Hành trình tới tương lai - Mỹ thuật Thế hệ mới Nhật Bản".
Sáng 7/7, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh đã có chuyến viếng thăm Đại sứ quán nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam để chào xã giao và trao đổi một số hoạt động hợp tác giữa hai bên.
Chiều ngày 4/7, tại đàn Âm hồn, phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 125 năm (23/5 Ất Dậu- 5/7/1885).Nên chăng tái thiết đàn âm hồn và tổ chức lễ tế âm hồn 23.5 ở quy mô thành phố?
Ngày 1/7, Vòng sơ khảo khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, Cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt 2010 đã được tổ chức tại cố đô Huế, khởi đầu chuỗi sự kiện sơ khảo khu vực trong nước.