Kẻ khùng

08:49 11/09/2009
HOÀNG THỊ NHƯ HUYĐiện thoại di động trong túi rung lên báo tin nhắn đến, Luân uể oải mở ra xem. Khuya rồi sao còn ai nhắn tin nhỉ? Một số máy lạ với một dòng tin lạ hiện ra: “Bạn ơi tôi không biết bạn là ai nhưng tôi muốn bạn biết tôi sắp lìa xa cuộc sống này. Tôi đang tuyệt vọng”.Đúng là đồ khùng! Đồ dở hơi!

Minh họa: Đặng Mậu Tựu

Luân vất máy lên bàn, nằm dài trên đi văng. Anh mở lớn mắt nhìn trần nhà suy nghĩ mông lung. Lẽ ra anh phải được hạnh phúc khi kết hôn với người đàn bà anh đã từng yêu đắm đuối thời sinh viên. Cả hai đều học giỏi, con nhà gia thế, thành danh trong nghề nghiệp. Cô ấy lại sắc nước hương trời... nhưng sao tình yêu kỳ lạ quá. Nó đến rồi đi mà không ai níu kéo được. Buổi chia tay tại Tòa đã diễn ra nhanh chóng nhẹ nhàng mà cả hai đều thở phào nhẹ nhõm. Ai đi đường ấy. Cô ấy lập lại cuộc đời ngay một tuần sau đó. Anh quay về nhà bố mẹ sống một mình trong căn phòng thuở còn chưa vợ.

Công việc giúp anh nhanh chóng lấy lại thăng bằng. Anh cũng chẳng biết mình buồn hay vui. Cũng chẳng quan tâm mình còn yêu nữa hay không. Luân nhắm mắt. Tin nhắn lại hiện về. Ai thế nhỉ? Con điên thằng khùng nào thế nhỉ? Nó chẳng biết mình là ai mà sao lại nhắn tin? Anh chồm dậy, mở máy hồi âm:

 “Đồ thừa tiền. Đồ khùng!”

Bên kia im lặng.

Anh nhắm mắt cố ru mình nhưng sao khó ngủ quá.

Hình ảnh những ca tự vẫn liên tục chở đến phòng cấp cứu nơi anh làm việc đã khiến anh hoang mang. Những kẻ tuyệt vọng đã tìm cái chết bằng đủ cách: nhảy sông, thắt cổ, uống thuốc... Khi được cấp cứu, có những kẻ phải sống nốt kiếp đời bất hạnh do di chứng từ thuốc ngủ quá liều, thuốc rầy quá lượng... Liệu kẻ nhắn tin này khùng điên sắp tự vẫn thật thì sao?

Anh thoáng lo âu nên nhắn tiếp một câu xoa dịu: “Bạn ơi khoan vội chết. Hãy nghe tớ hát tặng một bài mà bạn yêu thích đã nhé! Bạn thích bài hát nào nhất cứ yêu cầu đi!”

Bên kia giờ mới hồi đáp: “Thu quyến rũ”, rồi mở máy đợi chờ. Luân bỗng bốc đồng hát say sưa như anh đã hát bao lần. Giọng nam trầm, ấm một thời vang danh trong phong trào sinh viên cất lên trong đêm: “Anh mong chờ mùa thu. Trời đất kia ngã màu xanh lơ. Đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa…” Anh hát mà lòng tưởng đến hạnh phúc đã qua. Mùa thu trên đất Huế, có ngọn gió heo may, có hàng cây đổ lá, có anh cùng người yêu ngồi trên bãi cỏ ở bờ sông. Sông Hương êm ả trôi... mặt trời chiều thu chiếu tia vàng dịu... quả là mùa thu đã quyến rũ hồn anh để anh mê say quên mất tình hư tình thật của cuộc đời này... Bên kia không biết người đang lắng nghe là nam hay nữ, Luân chỉ mơ hồ nghe tiếng thở thật nhẹ vọng sang rồi sau đó chỉ là sự im lìm. Anh tắt máy đi nằm. Đêm trôi qua trong tiếng mưa rả rích...


Một ngày mới bắt đầu. Anh tỉnh giấc bởi tiếng chuông nhà thờ Phủ Cam đổ. Trong đêm đen tiếng ngân nga vọng lại thật buồn. Ngoài khung cửa, trời vẫn còn bóng tối mênh mông. Có con dế nơi khe cửa cất giọng ca buồn. Anh chợt nhớ kẻ điên khùng đêm qua. Nó còn không nhỉ? Anh mở máy, gửi ngay tin nhắn: “Kẻ khùng ơi còn sống trên cõi đời này không? Hãy sống thêm để đêm nay nghe ta hát bài ta yêu thích nhé!” Bên kia nhắn tin đáp lại: “Vâng!”

Thế là tạm ổn. Hy vọng tên khùng này sẽ suy nghĩ lại để hết khùng. Luân thấy lòng vui lâng lâng. Anh băng ra trong bóng đen, đi tập thể dục như mọi ngày.

Công việc thường ngày ở khu cấp cứu lại cuốn hút anh.Những tiếng khóc, rên... những nét mặt lo âu làm anh quên hẳn chuyện tên khùng. Trên đời này có lắm tên khùng, bận tâm nó quá ta sẽ khùng theo. Nhưng quả thật những kẻ khùng cũng thật đáng thương. Họ khắc khoải điều ước mơ không toại nguyện, họ bị sa cơ lỡ vận, họ bị phụ tình... May mà mình có bản lĩnh chứ nếu không, trong vụ li dị vừa qua cũng dễ biến thành kẻ khùng. Luân rơi trở lại với nỗi ám ảnh về kẻ khùng. Giờ này có thể nó đang sống để chờ anh trở về đêm nay? Sau đêm nay rồi sẽ ra sao? Nó còn ý định chết nữa hay không? Sao ta không giúp cứu rỗi một số phận nhỉ? Anh lẩm bẩm hát bài mình yêu thích như một diễn tập trước giờ lên sân khấu. Bài yêu thích thì có lắm nhưng đêm nay anh sẽ hát “Về đây nghe em”. Nó là con trai hay con gái ta cũng xem nó như em mình.Ta sẽ giúp nó ổn định tinh thần để quay về cuộc sống.

 Áng hoàng hôn buông xuống, anh trở về sau một ngày mỏi mệt.Giờ này giá có người đàn bà anh yêu đang chờ anh về, dịu dàng lau cho anh những giọt mồ hôi trên trán với giọng hỏi ngọt ngào:

“Anh có mệt lắm không?”. Điều anh mơ thật dung dị nhưng quả khó kiếm trên cuộc đời này khi hai kẻ sống bên nhau đồng sàng dị mộng, nằm bên nhau song song như hai khúc gỗ vô hồn.

Anh trở lại phòng nằm dài trên đi văng. Cơm chiều mẹ nấu anh cũng chẳng buồn ăn. Đêm buông dần lúc nào anh không biết. Anh mê mệt rơi vào giấc ngủ cô đơn...

Tiếng reo nhắn tin lại vang lên trong đêm yên ắng gọi anh ra khỏi cơn mộng mị. Anh mở máy, nhận ra kẻ khùng: “Tôi chờ nghe anh hát”.

Uống một cốc nước lọc, thở sâu để lấy hơi, anh thầm thì hát như hát cho người anh đang mong ước: “Về đây nghe em, về đây nghe em, về đây mặc áo the đi guốc mộc. Kể chuyện tình bằng lời ngô khoai...” Anh quên mất hiện tại. Anh đang du hành về khung trời hạnh phúc cũ- nơi anh đang nói lời tình tự với người yêu... Giá cô ấy không phụ tình thì giờ này anh đang hát cho chính cô nghe. Kết thúc bài ca bên kia là sự im lìm. Anh trùm chăn dỗ mình ngủ tiếp. Nhưng đêm sâu khó ngủ vô cùng...

Sáng mai tỉnh dậy, anh vội mở máy nhắn tin: “Có còn không?”. Bên kia hồi đáp: “Vẫn còn”.

Thế là tốt. Anh lại tiếp tục một ngày như mọi ngày hôm qua.

Nhưng đêm nay khi trở về anh không hát nữa. Khùng như thế là đủ. Anh phải thoát ra cái thế giới ảo này để sống, để còn lập lại cuộc đời.

Anh lại trùm chăn. Đêm đen nghe tiếng anh thở dài. Anh muốn trỗi dậy hát cho tên khùng nghe nhưng rồi lại chế ngự được cơn khùng ấy.

Sáng ngày ra không cưỡng được mình, anh lại nhắn tin thăm hỏi: “Có còn không?”

Chuyện khùng kéo dài như thế suốt mùa thu.
 

Mùa đông đến.Trời mưa lê thê suốt mấy ngày liền. Anh thấy lòng khao khát một cái gì mơ màng không tả nổi. Buồn quá! Giá có bạn tâm tình cùng đi uống cà phê. Anh chợt nhớ tên khùng. Sao ta không rủ nó nhỉ? Ít ra ta cũng biết mặt mũi nó ra sao, nó là con trai hay con gái chứ? Luân nhắn tin trong máy: “Khùng ơi ta muốn mời bạn uống cà phê đêm nay, có được không? Bên kia đáp lời: “Được 8 giờ tối nay lão chờ ở quán Tranh nhé!”

Ối nó biết tỏng mình là con trai qua giọng hát nên gọi là lão.Lão là cụ già? Sao nó dám vuốt râu hùm thế nhỉ? Chuyến này gặp mặt ta sẽ trừng trị thẳng tay.

Đêm xuống, Luân đi bộ đến quán Tranh một mình.Anh chọn bàn khuất trong bóng tối để dễ quan sát. Ánh sáng vàng buồn tẻ hắt ra từ chiếc đèn lồng.Phía trên bục sân khấu ánh sáng tỏ hơn. Ca sĩ đang hát bài Tiếng xưa với phần phụ họa của đàn tranh. Anh nhìn lên. Cô ca sĩ mặc áo nâu gụ. Cô nhạc công đàn tranh cũng thế. Họ đang thả hồn theo từng giai điệu. Mái tóc dài che nửa khuôn mặt nên anh không nhìn rõ dung nhan.Nhưng dáng người thanh mảnh khiến anh tin đó là hai cô gái đẹp. Anh mê âm nhạc nhưng thực lòng anh không thích phụ nữ mang kiếp cầm ca. Nhất là phải đi hát trong đêm đen. Có một cái gì đó thật tội nghiệp, đáng thương.

Đã một giờ trôi qua không thấy tên khùng xuất hiện, Luân nhắn lại tin: “Khùng ơi ta đợi  đã lâu. Ta nổi cáu rồi đấy!”

Lập tức có tin trả lời:

“Ta ở đây, ta sẽ tặng lão bài “Giọt mưa Thu” đêm nay”.

Trên bục, người ca sĩ bỗng biến đâu mất, nhưng cô gái đàn tranh vẫn ngồi đó. Cô nghiêng người lướt tay lên từng sợi dây đàn, vọng lên giai điệu da diết của “Giọt mưa thu”. Mái tóc cô buông lơi trên đôi vai gầy. Mặt cô cúi xuống mơ màng trên từng sợi tơ đồng.Cả phòng trà im lắng lại chỉ còn tiếng đàn buông lơi: Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi...

Một luồng khí lạnh chạy qua người. Tên khùng đấy ư? Anh thấy đau nhói trong tim và mắt bỗng cay cay. Anh uống một cụm cà phê để chế ngự cảm xúc.

Trên bục, cô gái đàn tranh vẫn thả hồn theo cung đàn.Cô không nhìn anh.Cô không nhìn ai cả. Khi tiếng đàn dứt, cô theo lối sau đi về một mình trong màn đêm.Mưa đang rơi trắng xóa con đường.

Ngồi lại một mình cho đến khi quán đóng, anh âm thầm lủi thủi đi về trong đêm lạnh.

Đêm ấy, máy nhắn tin anh chỉ ghi:“Khùng ơi!”


Từ đó mỗi đêm về anh lại ngồi một mình ở quán Tranh.

Từ đó bạn bè gọi tên anh là lão khùng.

Huế mùa đông 2008
H.T.N.H
(246/08-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHAN TUẤN ANHLớp Lý trong một chiều nhốn nháo. Vài đứa con gái ngồi sụt sùi cho nhân vật nữ trong phim trên ti vi chết sớm và nguyền rủa đạo diễn như một tay giết người. Những đứa con trai thì tiếc rẻ cho một vài pha bóng hụt tối qua, để lại hậu quả là mất hẳn một "tháng lương" mà nhẽ ra đã có thể lĩnh sáng nay tại... chủ quán.

  • NGUYỄN VIỆT HOÀLGT: Khi ánh sáng phản chiếu từ mặt trái đồng tiền ùa vào cánh cửa làng mở rộng, “sức nóng” của nó gần như thiêu rụi mọi nền tảng đạo đức một bộ phận không nhỏ đám thượng lưu gồm cả quan viên hương lý. Căn bệnh mà tác giả Nguyễn Việt Hoà mổ xẻ trong truyện ngắn dưới đây, dẫu chưa cao tay để diệt bằng hết những vi-rút-làng, song việc ngăn chặn một đại dịch bắt đầu là có thể...S.H

  • TRẦN HẠ THÁP1/ Người đàn ông đang huơ rìu. Liên tục những bi củi tươi bị xé phanh, toang toác. Gió lạnh một buổi tàn đông, sắp Tết nhưng trên khuôn ngực mồ hôi loang lổ như mưa. Xóm lò heo. Buổi sáng chưa mở mắt đã hỗn độn, mù trời hơi nước. Cái thế giới được khoanh vùng bằng tiếng kêu bi thiết các con vật thảm tử. Mùi phân chuồng phát tán, nghẹt thở. Tiếng người lê la trả giá, mặc cả. Tiếng cười rộ lên đắc ý trộn lẫn tiếng chửi thề tục tằn đe doạ. Đâu đó, mơ hồ giọng trẻ con khóc và tiếng ru hò ngái ngủ xa xôi…

  • NGUYỄN NGỌC LỢITôi diện bộ "téc gan" quân nhu, dắt súng vào người, dặn dò cậu lái xe rồi hoà vào dòng người đi ra sân bay. Được giao nhiệm vụ về nước sắm hàng, gặp một sự kiện quan trọng, tôi không muốn bỏ lỡ dịp được chứng kiến. Thị xã Lộc Ninh năm 1973 đã trở thành thủ đô của chính phủ cách mạng.

  • THÁI BÁ TÂN…Con chim hung dữ màu đen là trọng tâm của bức tranh, được ông giành hết tâm sức miêu tả rất sống động. Trong tranh, nó đang bám chân vào ngực Prômêtê, xoè hai cánh giữ thăng bằng, chiếc mỏ khoặm ngậm một miếng tim vừa moi từ lồng ngực khổng lồ của chàng…

  • NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾNMọi người đến Huế với những lí do khác nhau. Riêng các văn nghệ sĩ thì thường đến để tìm cảm hứng sáng tác. Tuy nhiên ý tưởng của mỗi người thì mỗi khác, chẳng ai giống ai. Họa sĩ Vĩnh Trung và nghệ sĩ Hải Lý là một trong những trường hợp như vậy.

  • XUÂN ĐÀIChuyện thằng Thanh con cô Ngoan ở làng Đông cuối tháng này tổ chức đám cưới với con Thuý con cô Lâm ở làng Nổi, dân xã Vĩnh Sơn ai cũng tỏ tường. Cái đận cô Lâm có chửa, điều tiếng khắp làng, người ta đoán già đoán non về cha của đứa bé. Đoán vụng đoán trộm, thì thầm nhỏ to sau lưng, chứ thấy bóng cô đi ngang qua là họ im bặt. Nó mà nghe được nó tế cho! Nó vén mồm, vén váy, réo tên cúng cơm ba đời nhà mình ra mà chửi.

  • PHẠM THỊ XUÂNChị Xoan trở mình nhè nhẹ, sợ làm đứa cháu giật mình thức giấc. Chị quay mặt  vào tường như cố tránh cái ánh sáng xanh dịu phát ra từ ngọn đèn ngủ. Chị nhắm kín mắt nhưng vẫn không sao ngủ được. Đầu óc chị rối bời bao ý nghĩ. Có một cái gì day dứt, một cái gì tiếc nuối, một cái gì hẫng hụt vừa đi vào cuộc đời chị. Chị bỗng thấy lòng mình trống trải đến vô vị...

  • PHẠM THỊ XUÂNLGT: Ấn tượng của một nữ tác giả mới lần đầu tiên gửi tác phẩm đến cho TCSH thật khá đậm đà. Ấy là Phạm Thị Xuân, một phụ nữ ở độ tuổi đã qua thời thanh xuân, đang công tác tại một đơn vị y tế huyện Quảng Điền.

  • QUÝ THỂCó ai đến nhà chơi, bà cụ Tuần chỉ mép tấm phản gỗ mời ngồi, bà nói:- Giang sơn của "bầy choa" (chúng tôi) chỉ có chừng ni. Không ghế bàn, xa lông, sập gụ tủ chè chi cả, chịu khó ngồi đỡ, ông bà mô áo quần trắng trẻo sạch sẽ sợ dơ, thì ngồi lên đây. Bà cụ xoè cái quạt giấy cũ đã rách, lộ ra mấy cái nan tre lót cho khách ngồi. Nhưng không ai nỡ ngồi lên cái quạt giấy của cụ.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO...Sáng hôm ấy bà con xóm đạo đi lễ rất đông. Người ta nhìn thấy một vệt sao băng vào lúc trời tảng sáng. Họ cho rằng Chúa thấu hiểu được nỗi đau đang dày xéo trên thân thể Xoan. Nhưng cũng chính vì thế mà bố cô lại quay về làm chính con người liêm khiết hồi xưa. Thiên đường cũng có những con đường riêng để người ta sám hối.

  • XUÂN ĐÀI 1. Mỗi lần từ quê trở về Sài Gòn, sống bên chồng và hai đứa con, tôi không nguôi nhớ đến chị. Năm nay chị đã ngoài bốn mươi, không chồng, không con, lủi thủi ra vào trong ngôi nhà một gian hai chái. Ngôi nhà vừa được xây dựng cách đây gần ba năm bằng số tiền chị tằn tiện, chắt bóp mười mấy năm và tiền vợ chồng tôi phụ giúp chút đỉnh. Vài ba năm, vợ chồng con cái chúng tôi mới về thăm chị một lần. Chị mừng, chị vui, trò chuyện với các cháu suốt ngày. Chị quấn quýt lũ trẻ, lũ trẻ cũng quấn quýt chị.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNGNgày trăng tròn lẻ. Tháng Trung Thu năm Đại Bảo thứ 3.Người hai lưỡi bảo là ngày Sao Thổ phạm vào Thái Âm.Người ngắn lưỡi nói Sao Chổi mọc ở phương Tây.Người dài lưỡi bảo có tinh vượn đen ăn mặt trời, ngày Nhật thực, nếu không yểm kỹ sông Nhị đang nảy vàng ròng sẽ ngừng.Động đất.

  • VIỆT HÙNGTrước đây, anh là người lừng danh, một tay "cua - rơ khét tiếng" trên xa lộ. Đã một thời anh chỉ biết chiến thắng. Người ta từng mệnh danh, anh là người sinh ra để đua xe đạp, anh không hề có đối thủ. Anh xem thường sự chiến thắng của mình, cho nó là điều hiển nhiên. Anh coi ánh hào quang của vòng nguyệt quế chỉ có tác dụng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của mình mà thôi. Bởi, không có nó, anh vẫn là một thần tượng chẳng gì "khuất phục nổi".

  • NGUYỄN THÁNH NGÃĐêm nay trăng nhão, không biết là đêm trăng gì. Ở xa nhìn về đồi Kà Mạ vẫn một khối đen sì. Nếu có ai nhướn mắt nhìn thật kỹ sẽ thấy cái khối đen sì ấy nhô lên như một cái đầu người đôi mắt lấp láy đom đóm. Thỉnh thoảng gió hất cái đầu tóc rối bù xù bay về phía ruộng. Tiếng chim cú kêu mỗi lúc một thê lương, ớn lạnh từng đốt xương sống...

  • THÁI BÁ TÂNTháng trước, ở phường B. thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, nơi tôi về nghỉ hưu mấy năm nay, đã xẩy ra một vụ trọng án có nhiều tình tiết rất kỳ lạ, có thể nói bí ẩn không sao giải thích nổi, đến mức cuối cùng người ta quay sang cho rằng nhất định phải có yếu tố thần linh ma quỷ trong vụ này.

  • PHẠM THỊ ANH NGA                  Truyện ngắn...trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào biết được...

  • PHAN VĂN LỢIBuổi giao lưu và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do Hội Nhà văn tổ chức đã tiến hành được gần nửa giờ. Gã nhấp nhỏm trên chiếc ghế kê phía sau cánh gà sân khấu, bồn chồn không yên. Chừng thông cảm với tâm trạng của gã, cô gái phục vụ mặc áo dài đỏ bưng tới cho gã ly nước, nhẹ nhàng nói: "Chú cứ yên tâm ngồi nghỉ cho khoẻ. Giải A bao giờ cũng trao cuối cùng, chú ạ!"

  • KHẢI NGUYÊN Pa-ri, mùa hạ năm 198...Vườn Bách thảo giữa thành phố kề sông Xen phía tả ngạn. Ông đến đây như một kẻ lánh đời, sợ nơi đông người. Thật ra, phần lớn đường phố Pa-ri trong giờ làm việc không ồn, không thừa thãi người đi nhong như ở Việt Nam. Em ông ở quê ra Hà Nội chơi đứng ngắm dòng người và xe nườm nượp qua lại cứ tự hỏi: những con người này đi đâu, về đâu mà tuôn mãi như là chẳng ai về nhà cả, như là cái "nghiệp" trời đày phải đi.

  • ĐỖ KIM CUÔNGNhiều năm trôi qua tôi đã trở thành người đàn ông đứng tuổi. Có một mái ấm gia đình, vợ con hạnh phúc. Nhưng mỗi lần nghĩ về nàng, một người đàn bà chỉ kịp quen trên chuyến đò từ Huế ra Phong Điền, chia tay nàng để nhiều năm sau, tôi mới được gặp lại nàng trong một hoàn cảnh khác, tôi vẫn giữ nguyên một cảm giác hết sức lạ lùng. Một ý nghĩa luôn ám ảnh tôi khá kỳ quặc rằng: Tôi đã bị nàng hiểu lầm, là một chàng lính giải phóng “hám gái, dại khờ”... Bởi vì sau vụ việc ấy, chính tôi cũng rủa thầm mình là ngu ngốc.