Hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội: Chiếu Dời đô - áng văn chương bất hủ

11:13 15/01/2010
NGÔ MINHÐọc lại Chiếu Dời đô, tôi bỗng giật mình trước sự vĩ đại của một quyết sách. Từng câu từng chữ trong áng văn chương bất hủ này đều thể hiện thái độ vừa quyết đoán dứt khoát với một lý lẽ vững chắc, vừa là một lời kêu gọi sự đồng thuận của triều thần với lời lẽ rất khoan hòa, mềm mỏng.

Chiếu dời đô (Đền Đô, Bắc Ninh). Ảnh: thanglonghanoi.gov.vn

Chuyện dời một kinh đô rõ ràng là chuyện lớn vô cùng trọng đại liên quan đến sự tồn vong của vương triều. Thế mà Lý Công Uẩn với Chiếu Dời đô đã làm nhiều hơn thế, Thăng Long không chỉ là Kinh Ðô nhà Lý, mà là Thủ đô của nước Việt Nam qua nhiều triều đại tiếp theo và cho đến hôm nay (chỉ có thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ và Triều Nguyễn, do hoàn cảnh lịch sử, Kinh Ðô phải chuyển vô Huế 157 năm). Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi, là một trong ít thủ đô trường tồn lâu dài nhất của thế giới.

Tôi lại nghĩ về những ông vua hay người đứng đầu đất nước có tầm nhìn xa, trông rộng là phúc lớn cho đất nước. Lý Công Uẩn cũng là một ông vua như vậy. Lý Công Uẩn, người khai sáng vương triều Lý (1010-1225), khai sinh Thủ đô Thăng Long - Hà Nội, sinh ra và được nuôi dưỡng, giáo dục nơi cửa chùa. Năm 1009, Lê Ngọa Triều (Lê Long Ðĩnh) của nhà Tiền Lê mất, Lý Công Uẩn được giới tăng sĩ và quần thần mà chủ yếu là sư Vạn Hạnh và Ðào Cam Mộc (một vị tướng người Thanh Hóa) tôn lên làm vua một cách êm thấm và kịp thời, lấy niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là "theo ý trời"), miếu hiệu là Lý Thái Tổ. Lập tức, chưa đầy một năm sau - 1010, ông đã ban Thiên Ðô Chiếu (Chiếu Dời đô) dời Kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Ðại La, đổi tên thành Thăng Long. Ðó là quyết định có ý nghĩa lịch sử trọng đại nhất của Lý Công Uẩn, thể hiện một trí tuệ việt trác, thiên tài, một tầm nhìn xa vượt ngàn năm, một tấm lòng lo toan cho con cháu nước Việt muôn đời. Thời đại chúng ta cũng có những quyết định sát nhập, đổi tên tỉnh này nọ, nhưng chỉ hơn thập niên thôi tất cả lại trở về như cũ bởi tầm nhìn hạn hẹp. Ôi, một quyết sách của một vị Hoàng Ðế mà hơn 10 thế kỷ vẫn còn sức trường tồn hẳn là quyết sách của trời vậy!

"Chiếu Dời đô" của Lý Công Uẩn, là chiếu lệnh, một lời hịch kêu gọi tự tay vua viết, ban ra để nói rõ cho quần thần, trăm họ biết về một quyết sách lớn của triều đình là dời đô, và kêu gọi sự đồng lòng. Ðây là một văn kiện mang ý nghĩa vô cùng to lớn, là tác phẩm bất hủ xét trên nhiều phương diện văn chương, lịch sử, chính trị, địa lý, triết học...

Về văn chương: Chiếu Dời đô (CDÐ) là áng văn lớn, giàu cảm xúc và hình tượng, có trí tưởng tượng phong phú và có tính dự báo rất xa: "Huống chi thành Ðại La
ở khu vực giữa trời đất, có được thế đất rồng cuốn, hổ ngồi; chính vị đông, tây, nam, bắc; tiện nghi phía trước là sông, phía sau là núi. Khu vực ấy rộng rãi, bằng phẳng; đất ở đấy cao ráo, sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ sở, muôn vật thịnh vượng, tốt tươi" (CDÐ). Không có trí tưởng tượng phong phú làm sao có được hình tượng giữa trời đấṭ… rồng cuốn, hổ ngồi? Ðó là hình ảnh lẫm liệt của Kinh Ðô mới khắc vào lòng người cho đến hôm nay. Còn tính dự báo thì hẳn ai đọc Chiếu Dời đô cũng biết, cho đến bây giờ Thủ Ðô của nước Việt thế kỷ XXI vẫn là Thăng Long ngàn năm trước của Lý Công Uẩn. Theo nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn, cụ Bùi Huy Bích (1744-1818) đã chọn Chiếu Dời đô vào công trình Hoàng Việt văn tuyển, là tuyển văn thơ cổ của nước ta "chứng tỏ cụ là nhà làm văn tuyển có con mắt rất tinh tường". Nhà văn Gia Dũng, khi biên soạn tập tuyển thơ Ngàn năm thương nhớ (tuyển thơ Thăng Long- Hà Nội 1010 - 2010) rất công phu, dày hơn 2000 trang đã xếp Chiếu Dời đô là bài thơ đầu tiên của tuyển. Trong Lời nói đầu, Gia Dũng viết: "Chiếu Dời đô là bài thơ đầu tiên của tổ tiên ta viết về Thăng Long- Hà Nội, và đến muôn sau, mãi mãi Chiếu Dời đô vẫn là bài thơ đẹp nhất, hay nhất, trữ tình nhất về Thăng Long- Hà Nội". Tại sao các học giả lại gọi Chiếu Dời đô là một áng thơ? Vì đó là áng thơ truyền được sự xúc động của Lý Công Uẩn tới người đọc ngàn năm sau về một hình tượng thơ lớn là Thăng Long "rồng cuốn, hổ ngồi" rất ám ảnh. Chính từ hình tượng thơ "rồng bay" trong Chiếu Dời đô đó mà Lý Công Uẩn đã đổi tên thành Ðại La thành Thăng Long chăng?. Nhìn thấy Ðại La là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời cũng là một hình tượng thơ lớn, tỏ rõ cái chí vì nước vì dân của Lý Công Uẩn.


(Trích dịch "Chiếu Dời đô" - Ảnh: govap.hochiminhcity.gov.vn)


Về mặt triết lý, Lý Công Uẩn dựa vào để lý giải việc dời đô là "Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi" (CDÐ). Mệnh trời ở đây nên hiểu theo nghĩa triết học là cái tất yếu, không thể cưỡng lại, đó cũng có thể là "sao chiếu mạng" trong lý số học, mà có thời người ta cho là mê tín dị đoan. Ở đây còn ý của dân - đó là chỗ dựa bền vững nhất của mọi triều đại. Cái gì mà dân không theo thì đừng làm. Nâng thuyền cũng là dân. Lật thuyền cũng là dân (Nguyễn Trãi). Cho nên kết thúc bài "hịch", Lý Công Uẩn viết rất "do dân, vì dân", muốn mọi người cùng chung sức làm việc lớn: "Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định đô ở đó, các khanh nghĩ thế nào?".

Về mặt địa lý, Lý Công Uẩn chắc chắn là người rất giỏi xem long mạch đất. Một năm trước lúc lên làm vua ông là quan nhà Tiền Lê, chức Tả thân vệ Ðiện tiền Chỉ huy sứ, lúc đó ông đã ấp ủ, nung nấu chuyện Dời đô ra thành Ðại La rồi. Nên mới lên làm vua là ông ban Chiếu Dời đô ngay. Những năm làm quan dưới triều nhà Ðinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư ông đã thấy được đóng đô Hoa Lư chỉ với mục đích phòng thủ, cố thủ, thiển cận, tạo cho vua quan thói quen ăn chơi hưởng lạc, không có tương lai cho vương triều và thần dân trăm họ. Hoa Lư là vùng đất chật hẹp và bị núi bao bọc, ra vào chỉ có một đường độc đạo. Thế thủ thì tốt thật, song không có lợi cho việc xây dựng và phát triển vương triều cũng như đất nước lâu dài. Thực tế Hoa Lư là mạch đất không phải đất "đế đô" nên hai triều Ðinh và Tiền Lê luôn trong nội bộ bất ổn, vương triều tồn tại không được bao lâu (Triều Ðinh hai đời vua, tồn tại 13 năm (968-980), triều Tiền Lê ba đời vua, tồn tại 29 năm (981-1009). Theo Nguyễn Tài Thư, ở Hoa Lư, "cảnh vua - tôi, cha - con, anh - em dòng họ thống trị luôn nghi kỵ nhau, ám hại nhau liên tục xảy ra. Ðinh Liễn giết em là Hạng Lang lúc Ðinh Tiên Hoàng còn sống, rồi Ðỗ Thích là bề tôi trong cung giết cả Ðinh Tiên Hoàng và Ðinh Liễn; Lê Ðại Hành (Lê Hoàn) vừa mất thì ba con của ông đánh nhau, tranh nhau ngai vàng, rồi Lê Long Ðĩnh giết em là Lê Long Việt mới làm vua được ba ngày để tự mình lên ngôi, rồi ăn chơi trác tán để lại tiếng xấu trong lịch sử là vua Lê Ngoạ Triều... Cảnh tượng đó khiến người nào làm vua cũng đều có tâm trạng hoang mang, phải đối phó". Từ bài học đau xót đó, khi lên ngôi, Lý Công Uẩn cho rằng hai triều Ðinh, Lê là "quên mệnh trời", "cứ ở mãi trong ấp nhỏ của mình". Nhất định trước khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn với sự giúp đỡ của sư Vạn Hạnh, sư anh Lý Khánh Vân và tướng Ðào Cam Mộc (người Thanh Hoá) đã đi thị sát Ðại La nhiều lần, đã phát hiện ra mạch đất Ðại La là huyệt đất "đế vương" muôn đời. "Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời". (CDÐ), nên ông quyết tâm dời đô ra đó. Và quyết định đó là chính xác tuyệt đối.

Bằng chứng là sự phát triển hưng thịnh của vương triều Lý sau đó. Chiếu Dời đô là một bản văn 217 chữ Hán (dịch ra Quốc ngữ chưa đầy 300 chữ) mà nó làm nên một sự thay đổi sức mạnh của cả một triều đại và nhiều triều đại sau.  Vương triều Lý do Lý Công Uẩn khai sáng tồn tại 215 năm, 8 đời vua, là một triều đại lớn trong lịch sử đất nước với những ông vua anh hùng, có công khai sáng văn hiến dân tộc, như Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1128); với những nhà quân sự, chính trị kiệt xuất: Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành Rồi tới các triều nhà Trần, nhà Hồ, nhà Hậu Lê đều làm nên những chiến tích lẫy lừng. Triều Lý phát triển mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao: Xây dựng Kinh đô, thành quách khang trang, xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều, phát triển nghề dệt, nghề gốm đạt tới đỉnh cao. Ngoại thương phát đạt. Vân Ðồn trở thành thương cảng quốc tế có nhiều tàu buôn Xiêm La, Giava, Tam Phật Tề (Palembang)... vào ăn hàng tấp nập... Triều Lý mở Quốc Tử Giám, lập chế độ đại học, mở khoa thi chọn nhân tài, chăm lo cho người già yếu... Với một đường lối đối ngoại vừa khôn khéo, vừa cứng cỏi, vương triều Lý đã được nhà Tống phương Bắc nể trọng,  lãnh thổ đất nước được bảo vệ chắc chắn, toàn vẹn. Thực tế thì biên giới đông bắc nước ta trải qua ngàn năm, từ triều Lý đến nay không nhiều thay đổi - một đóng góp lớn của vương triều văn trị võ công bậc nhất lịch sử dân tộc. Và trong lịch sử văn minh Việt Nam, có thể coi vương triều Lý đã trở thành vương triều mở đầu kỷ nguyên văn minh Ðại Việt. Và Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập nghiệp đế cho muôn đời.

Tương truyền rằng, sở dĩ Lý Công Uẩn di dời đô sớm là do có điềm lành báo hiệu. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên trong Ðại Việt Sử ký Toàn thư viết rằng: "Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành  hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Lê Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua (Lý Thái Tổ) vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai! Vua nhận mệnh sâu sắc, lặng lẽ, Dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc Ðế Vương
". Chuyện "điềm trên cây sét đánh", hay khái niệm TRỜI mà nhà sử học nói ở đây là một cách tôn vinh Lý Công Uẩn là CON TRỜI, bởi vì không Con Trời làm sao mà thông minh, tài giỏi tới mức có Chiếu Dời đô tầm nhìn xuyên 10 thế kỷ!

Với Chiếu Dời đô, Lý Công Uẩn đã tạo dựng cho nước Việt Nam một Thủ Ðô bền vững, trường tồn. Kinh đô Thăng Long chia làm 2 khu vực: Khu vua ở và thiết triều gọi là Thăng Long Thành và khu dân cư nơi làm ăn buôn bán của mọi tầng lớp sĩ nông công thương, dân quê gọi là phố Kẻ Chợ, vì mỗi phố sản xuất và bán một thứ sản vật nổi tiếng. Khu dân cư này cũng có thành bao quanh, gọi là Thăng Long ngoại thành. Cả hai khu vực này được tổ chức thành một đơn vị hành chánh, gọi là phủ Ứng Thiên. Ðến năm 1014 đổi là Nam Kinh. Sang đời Trần đổi là Trung Kinh, có 61 phường. Ðến đời Lê, mới tổ chức lại thành 36 phường. Ðến đời Hồ gọi là Ðông Ðô. Ðến thời nhà Hậu Lê, sau chiến thắng quân Minh, đổi thành Ðông Kinh. Ðến năm 1831, thời Minh Mạng, cái tên Hà Nội mới ra đời, gồm 4 phủ: Hòa Ðức (tức Thăng Long cũ), Thường Tín, Ứng Hòa, Lý Nhân. Thăng Long - Hà Nội - Thế đất "rồng cuốn hổ ngồi" ấy dẫu có nhiều giai đoạn bị ngoại bang chiếm đóng, vẫn luôn đỏ chói trong trái tim người Việt. Trải 500 năm, từ thuở theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng mở cõi phương Nam, trong trái tim những người chiến binh luôn luôn đau đáu nỗi nhớ Thăng Long - Hà Nội: Từ thuở mang gươm đi mở cõi / Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ)


N.M
(251/01-2010)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • 1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).

  • (Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.

  • Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.

  • Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)

  • Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".

  • Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.

  • Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).

  • Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.

  • Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.

  • Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...

  • Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.

  • LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH

  • Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.

  • Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.

  • Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.

  • (Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:            “Những lo toan năm tháng đời thường            Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...

  • Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.

  • (Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như  “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.

  • Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.