Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.
6 cuốn đầu tiên trong bộ sách đã ra mắt độc giả gồm: Hà Nội băm sáu phố phường, Gió lạnh đầu mùa, Số đỏ, Truyện ngắn Nam Cao, Truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương…
Theo chủ trương mới đã công bố trên các phương tiện truyện thông, trong chương trình Ngữ văn cải cách chỉ quy định một số tác phẩm bắt buộc, phần còn lại các bộ sách giáo khoa có thể tùy tiêu chí mà có cách lựa chọn riêng. Vì vậy việc tự đọc và đọc thêm là rất quan trọng để các học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng.
Bộ sách sẽ lần lượt giới thiệu tác phẩm của các tác giả thuộc nhiều trào lưu, thể loại thời kì… xét thấy nên được khuyến khích tìm hiểu trong chương trình học phổ thông. Đến với bộ sách, bạn đọc sẽ gặp những tác giả từ trung đại đến hiện đại của Việt Nam và nước ngoài. Đó là những Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Tố Hữu… trong thơ; những Ngô Gia văn phái, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Tô Hoài, Nam Cao… trong văn xuôi; Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ… trong kịch; Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan… trong phê bình thơ, văn. Đó cũng là những Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tấn… của Trung Quốc, Tagore của Ấn Độ, Shakespeare, Byron… của Anh, Molière, Balzac… của Pháp, Puskin, Sholokhov… của Nga, cùng Andersen, Grimm… mà tên tuổi đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia để đến với nhân loại.
Văn, hay văn học, là môn học đặc biệt gắn bó với mỗi học sinh. Ngay khi bắt đầu đi học, mới còn tập đọc, tập ghép vần, chúng ta đã được làm quen với những câu văn, câu thơ đơn giản mà khiến ta nhớ mãi, rút ra từ các tác phẩm văn học. Lên các lớp trên, chúng ta học đến những trào lưu và thể loại, phong cách và đặc trưng, hay những thứ thuộc về văn học sử, như tác gia văn học, giai đoạn văn học, kể cả các nền văn học khác trên thế giới. Thậm chí sau khi đã tốt nghiệp, ra trường, vào đời, nhiều người chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu về văn chương, chữ nghĩa để làm phong phú thêm cho cuộc sống tinh thần của mình, tu dưỡng tâm hồn, tình cảm của mình để cân bằng với những áp lực của cuộc sống hằng ngày… có thể nói, chúng ta học văn suốt đời.
Nhưng khác với nhiều môn, văn học không có các công thức có tính bất biến như toán, không có các định lí có tính phổ quát như vật lí, cũng không có các học thuyết có tính quy luật như sinh học… Văn học, khác với tất cả, không có một chìa khóa chung nào để giải mã tất cả các tác phẩm, không có một đáp án duy nhất nào để hiểu đúng về một bài thơ hay một truyện ngắn. Văn học là phạm trù của cái riêng - cái gọi là cá tính sáng tạo của tác giả với tác phẩm của mình, cái làm nên nét đặc sắc riêng của chính tác phẩm ấy.
Vì vậy, học văn chính là học mỗi tác phẩm riêng biệt. Thậm chí một tác phẩm có thể học xuyên suốt các cấp, mỗi cấp lại học cao lên một bậc.
Cũng từ mỗi tác phẩm ấy, một khi được tiếp cận, được mở mang những cái hay, cái đẹp qua lời bình chú của các chuyên gia văn học từng dày công nghiên cứu tác phẩm, chúng ta sẽ ngộ ra một điều then chốt: văn học có tính tất yếu của nó, đó là tuân theo cái đẹp và mang tính nhân văn. Đó cũng là hai tiêu chí chung nhất của các tác phẩm trong bộ sách mà Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu lần này.
Ngoài giá trị tư liệu học tập, hi vọng bộ sách còn giúp bồi dưỡng thêm tình yêu văn học, khích lệ tư duy sáng tạo giúp người đọc có được cho mình những nhận định khách quan và hợp lí.
Theo Văn Thanh - VNQĐ
Sáng thứ bảy 11-7, tại Nhã Nam Books N’ Coffee Sài Gòn (24A, đường D5, P.25, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh), Nhã Nam tổ chức cuộc tọa đàm về cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản.
Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đào Trọng Khánh thường được biết đến trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam. Ở tuổi 80, ông gây bất ngờ cho đồng nghiệp, công chúng khi vừa ra mắt cuốn sách Đất và người do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm tập hợp bài viết, hình ảnh và tư liệu lịch sử được ông tích lũy suốt hành trình làm phim cách đây đã 50 năm.
Người ta bàn nhiều về trường ca với phẩm tính trường hơi, trường sức, cảm hứng hùng tráng gắn với các sự kiện trọng đại của cộng đồng, quốc gia dân tộc. Nếu từ góc độ ấy, đặt vào lịch sử Việt Nam, có cảm giác rằng, đây là nguồn mạch sẽ sản sinh những trường ca bất hủ.
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.
Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.
Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài giữ một vị trí đặc biệt.
Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và hè 2020, NXB Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.
“Đoản khúc chiều phù dung” (NXB Trẻ) là tập sách thứ năm của nhà văn Vũ Văn Song Toàn. Một chút gì đó hơi ma mị, có hơi hướng liêu trai, có sự trải đời và suy ngẫm, như một người kể chuyện nhẩn nha, từng chút từng chút một, Vũ Văn Song Toàn dẫn người đọc đi hết “Đoản khúc chiều phù dung” với một nỗi buồn man mác.
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa giới thiệu đến độc giả nhiều tác phẩm đáng chú ý. Các tác phẩm cùng nhắc nhớ bạn đọc hôm nay về một lãnh tụ thiên tài, một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy đã đi xa nhưng Người luôn sống mãi trong trái tim của chúng ta.
Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.
“Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Bác dừng lại một chút nữa bên một dãy ghế đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đang đầy đau thương.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quên cuộc sống muộn phiền, thấy thư thái, nhẹ tênh mỗi khi đọc truyện Kim Dung.
Những năm gần đây, trên thị trường sách xuất hiện nhiều cuốn tự truyện. Hầu hết do tác giả tự viết chuyện người thật, việc thật mà bản thân đã trải qua, một số ít do người khác chấp bút.
Nhà văn người Áo Thomas Bernhard (1931 - 1989) lâu nay vẫn được xem là “người khổng lồ hùng mạnh nhất” của văn chương Đức ngữ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tấn phong ấy khiến cho, dù muốn hay không, Thomas Bernhard sẽ phải trở nên một tác giả đáng chú ý với không ít người đọc Việt Nam, nhất là khi vài tiểu thuyết quan trọng của ông được dịch ra tiếng Việt: “Kẻ thất bại”, “Đốn hạ”, và tác phẩm cuối cùng: “Diệt vong”.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa xuất bản cuốn sách “Không thể lãng quên” của Thượng tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến (Báo Quân đội nhân dân) vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức xuất bản bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên.
Trong hồi ức “Chuyện tôi” (Hồi ức của con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Thắng) (NXB Văn học), ta càng thấy rõ cảm xúc ấy.
Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.
Ở tuổi 102, nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới Cảo thơm lần giở gồm hai quyển với dung lượng gần một ngàn trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm, quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới.
Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.