Huế: có một dòng sông thơ…

16:39 20/01/2009
VÔNG VANGCó thể nói cùng với chiều dài lịch sử của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân, không thể và không khi nào mà khi nói đến nơi đây người ta lại không nhắc đến Thơ. Bởi vì ngoài “nhiệm vụ” là một bức thông điệp giúp cho ta biết hơn về lịch sử, về con người, Thơ còn giúp ta hiểu hơn về chính nó, về một ký ức lãng đãng đang trôi qua từ thẳm sâu trong trí nhớ, trong cái thăng hoa luân chuyển của vũ trụ và của chính con người.

Thơ và Thơ Huế là dòng chảy vô tận mà thiên nhiên Huế với cỏ cây, hoa lá, thành quách, chùa chiền, biển trời… chính là một chất xúc tác kỳ diệu, làm cho thơ Huế toát lên vẻ trầm mặc sâu lắng, mang nặng tình đời, tình người và có sức lan tỏa sâu rộng. Nó giống như một sự hòa trộn giữa mơ và thực, giữa thiên nhiên bên ngoài và thế giới nội tâm bên trong của các nhân vật (hay của chính tác giả?). Nó giống như những âm thanh, những tiếng gọi hay những bóng nắng chập chờn ẩn hiện giữa đời, trong những thời khắc lạ lùng của cuộc sống, kêu với và vẫy gọi con người giữa cuộc trần gian này về một vùng, một khoảng thời gian, không gian của một thế giới khác… Vùng đất này đã sản sinh ra thơ và rồi Thơ lại quay về tôn vinh cho những vẻ đẹp của những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng đất ấy.

Có phải vậy không khi Huế có con sông Hương mượt mà đi qua sau cuộc hành trình của ngút ngàn ký ức, từ dãy Trường Sơn ngập tràn bí ẩn, rồi theo mọi ngả nguồn len lỏi như những mạch nguồn, như những cộng hưởng của tâm hồn mãi hoài thai sự biến dị cuộc đời, để nhập lại, làm một dòng sông ngâm mình trong cái thơm ngát hoa Thạch Xương Bồ, và chảy về bên lòng những thành quách cũ như một giấc mơ. Và có thế giới xuất hiện trong những giấc mơ, nhưng, thật ra, nếu được nhìn ngắm kỹ, chính những giấc mơ ấy lại chứa đựng trong nó những dấu chỉ, những yếu tố rất thật của hiện thực con người.

Huế và thơ Huế vẫn thường bắt đầu cho một sự khởi đầu của mình bằng đêm thơ Nguyên tiêu. Thực ra, không phải từ khi người ta lấy Đêm Nguyên tiêu là ngày thơ Việt mà ở Huế mới có những đêm thơ như vậy. Bởi vì, trước đó, nhiều người Huế, nhiều văn nghệ sĩ Huế vẫn thích tụ họp, uống rượu ngâm thơ vào đêm trăng này. Nguyên tiêu tượng trưng cho một cái gì thật sáng, thật trọn vẹn của mùa xuân, mùa của những ước mơ tràn trề, những cảm xúc luôn trào dâng. Và Thơ là những cảm xúc thăng hoa mãnh liệt nhất. Huế cũng hãnh diện vì mình đã trở thành một thành phố Festival của Việt , và trong đó, Huế cũng đã có cho mình một Festival Thơ đầy chất nhân văn. Festival Thơ Huế 2008 có thể xem là một cuộc trình diễn Thơ lớn nhất của Huế, và có thể là của cả nước, kéo dài cả tuần lễ và với rất nhiều chương trình khác nhau.

Đầu tiên phải kể đến là bộ sách 700 năm Thơ Huế đã hoàn thành. Trong tập sách đã có đến gần 500 tác giả với 843 tác phẩm, là một tuyển tập thơ đồ sộ về Huế từ trước đến nay. Tiêu chí để tuyển chọn là những bài thơ hay của các tác giả không chỉ là người Huế mà còn những tác giả từng sống hoặc đến với Huế và viết về Huế. Cũng trong Festival Huế, bộ sách 30 năm Văn học Thừa Thiên Huế cũng được ra mắt. Bộ sách chia làm 3 cuốn, qua đó điểm lại tiến trình và những thành tựu văn học của tỉnh sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Riêng cuốn Thơ với nhan đề Ngôi nhà có ngọn lửa ấm đã giới thiệu 75 gương mặt nhà thơ xuất hiện tại mảnh đất Cố đô từ năm 1975 và những nhà thơ có tác phẩm được sáng tác nằm trong biên độ từ năm 1975 đến nay. Bên cạnh đó, cuốn sách 1000 nhà thơ Huế tập 2 cũng ra đời và đón nhận được sự hoan nghênh của đông đảo công chúng. Nếu như ở tập sách 30 năm Văn học Thừa Thiên Huế gồm nhiều gương mặt là hội viên Hội Nhà văn tỉnh thì ở tập 1000 nhà thơ Huế tập 2 lại bao gồm nhiều gương mặt rất ít xuất hiện trên văn đàn. Nhà thơ Viêm Tịnh, một trong những người thực hiện cho biết: “Tập sách không giới hạn thành phần, miễn sao đó là những người Huế, yêu Huế và làm thơ về Huế. Bởi Huế là mảnh đất của thơ, của những tâm hồn thơ. Và bởi vì, Thơ không thuộc về riêng một ai cả”.

Festival Thơ Huế cũng đánh dấu một sự chuyển biến của thơ, của những người làm thơ. Không còn dấu mình đâu đó trong trí nhớ, trong ngăn tủ, hay chỉ để đọc cho nhau nghe, mà thơ chính thức được quảng bá, được tôn vinh trong một không gian mở. Bên cạnh một Quảng-trường-thơ duyên dáng nhìn ra dòng sông Hương sâu lắng với những ngôi sao tỏa sáng từ một tác phẩm sắp đặt của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh, Thơ và các nhà thơ đã đến gần hơn với công chúng qua những đêm ra mắt các tập sách hay những đêm trình diễn thơ. Các chương trình như: Đêm thơ sinh viên, Đêm thơ của Câu lạc bộ Thơ Sông Bồ, Đêm thơ của các tác giả là hội viên Hội Nhà văn… đều đã lôi cuốn rất đông công chúng đến nghe, và cho thấy sức thu hút của Thơ cũng như cái chất đậm đà trong một nét văn hóa thấm đẫm không gian mang sắc màu của Huế,con người Huế và của sự kết tinh của bề dày lịch sử. Vẻ đẹp của thơ càng trở nên lung linh hơn trong vẻ rộn ràng của không khí lễ hội. Thơ, người làm thơ và công chúng dường như không còn có một khoảng cách nào. Ở đó chỉ có sự say mê. Và từ sự say mê đã hóa thành nhung nhớ.

Không chỉ có các chương trình trình diễn thơ bằng hình thức ngâm hay đọc, mà thơ cũng được thể hiện, được lan tỏa qua các loại hình nghệ thuật khác. Đó là các cuộc triển lãm thư pháp 40 bài thơ Trung đại tiêu biểu về Huế và Thủ bút của các nhà thơ xứ Huế, xuất phát từ ý tưởng của nhà thơ Hải Trung. Ở cuộc triển lãm 40 bài thơ Trung đại tiêu biểu về Huế, mọi người cảm nhận một không gian thơ xưa, một không gian Huế xưa bàng bạc. Xem triển lãm Thủ bút của các nhà thơ xứ Huế, mọi người có một sự hình dung đầy đủ về chân dung các nhà thơ của nhiều thế hệ nhà thơ xứ Huế đang sống ở miền đất này.

Mới đây thôi, vào cuối tháng 11/2008, trong chương trình Tuần văn hóa Huế tại Hà Nội nhân kỷ niệm 15 năm quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993 - 2008), 5 năm Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn được ghi vào danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (2003 - 2008), Thơ và Thơ Huế lại một lần nữa được giới thiệu, được tôn vinh. Đó là các cuộc triển lãm Hà Nội - Huế và những bài thơ Hán Nôm gồm những bức thư pháp viết trên vóc sơn mài lớn, 20 bức trên giấy xuyến chỉ, thể hiện các bài thơ bằng chữ Hán, chữ Nôm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lý Thường Kiệt, Bà huyện Thanh Quan, Vua Minh Mạng, Thiệu Trị. Đến với Tuần Văn hóa Huế, ngoài việc được tham quan triển lãm, thưởng thức các loại hình nghệ thuật cung đình Huế, công chúng Thủ đô còn có cơ hội hòa mình tham gia vào các trò tiêu khiển cung đình xưa để hiểu thêm về các thú tiêu khiển của các ông hoàng bà chúa một thuở. Họ có thể hiểu thêm về thú thả thơ trong “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân qua trò chơi Thả thơ. Đặc biệt sẽ có các chương trình trình diễn thơ theo một cách làm mới, tái hiện các “chiếu thơ” qua hai chương trình: 700 năm Thơ Huế 1000 năm Thơ Thăng Long - Hà Nội. Phần diễn ngâm của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, phần trình bày thơ còn có sự phối hợp với các nhà thơ Hà Nội. 

Những hoạt động đó nói lên một điều rằng, Huế và Thơ Huế vẫn luôn là một dòng chảy vĩnh cửu của tâm hồn, là sự kết nối cuộc đời qua bản thể của cái đẹp Vĩnh hằng. Đó còn là thứ khói sương óng ánh đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi con người Huế, để từ đó thăng hoa thành chất Huế, thành thành-phố-thi-ca trong mọi tâm hồn.
V.V

(nguồn: TCSH số 240 - 02 - 2009)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM ĐỨC DƯƠNG

    GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...

  • CAO QUẢNG VĂN

    “Bồng bềnh xanh mãi bao niềm nhớ:
    Huế ở trong lòng người phương xa…”

  • TRỊNH SƠN

    Có những người, hiếm thôi, khi đã gặp tôi thầm ước giá như mình được gặp sớm hơn. Như một pho sách hay thường chậm ra đời.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Người xưa nói: Cung kiếm là tâm, là cánh tay vươn dài của võ sĩ; Bút là tâm nối dài của Văn Sĩ. Khi đọc tập truyện ngắn UẨN KHUẤT của Kim Quý, tôi nghĩ phải chăng khi không thể tiếp tục hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu, nghệ sĩ ưu tú Kim Quý đã cầm bút để tiếp tục thể hiện những khát vọng cao đẹp của mình.

  • BÙI VĂN NAM SƠN

    Trong “Bùi Giáng, sơ thảo tiểu truyện”(1), nhà phê bình văn học Đặng Tiến nhận định có tính tổng kết về văn nghiệp Bùi Giáng như sau: “Trên cơ bản, Bùi Giáng là nhà thơ”.

  • YẾN THANH

    (Đọc Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành)

  • PHAN NAM SINH

    (bàn thêm với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân)

  • Sau 2 công trình nghiên cứu đồ sộ, biên soạn công phu “Thưởng ngoạn Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1082 - 1945)” và “Đồ sứ kí kiểu Việt Nam thời Lê Trịnh (1533 - 1788)”, NXB Văn Nghệ 2008 và 2010, vào đầu tháng 3.2014, bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (khổ lớn 27x27 cm, NXB Hồng Đức), do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn biên soạn đã được ra mắt tại Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM.

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN

    Có một con đường mà tôi đi hoài không hết Hội An. Dường như cái phố cổ ấy luôn thường hằng phát đi một tín hiệu: nhớ. Lại thường chọn rất đúng cái khoảnh khắc con người ta nhớ mà rót cái tín hiệu ấy tới.

  • LTS: Tiểu thuyết "Huế mùa mai đỏ", tập I, của Xuân Thiều đề cập đến một thời điểm lịch sử của chiến trường Trị Thiên cũ trong chiến dịch Mậu Thân.

  • ĐẶNG TIẾN

    Nhà thơ Phạm Thiên Thư là một tác gia dồi dào, đã in ra hằng vài ba trăm ngàn câu thơ, có lẽ là kỷ lục về số lượng trong nền văn chương tiếng Việt, vượt xa Bùi Giáng.

  • VÕ TẤN CƯỜNG

    Đinh Hùng - một hồn thơ kỳ ảo với vũ trụ thơ thuần khiết, song hành với thực tại là hiện tượng thi ca đầy phức tạp và bí ẩn. Số phận cuộc đời của Đinh Hùng và thi ca của ông chịu nhiều oan trái, bị chìm khuất dưới những dòng xoáy của thời cuộc cùng với những định kiến và quan niệm hẹp hòi về nghệ thuật…

  • TÔ NHUẬN VỸ
    (Nhân tiểu thuyết Đời du học vừa ra mắt bạn đọc)

    Tôi thích gọi Hiệu (Lê Thị Hiệu) hơn là Hiệu Constant, nhất là sau khi đọc, gặp gỡ và trò chuyện với Hiệu.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Từ khi có báo chí hiện đại phát triển, nhất là báo in, văn chương và báo chí có quan hệ hết sức mật thiết. Nhiều nhà báo trở thành nhà văn và hầu hết các nhà văn đều có tác phẩm in báo.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

    Anh không thấy thời gian trôi...
    Ám ảnh về cái chết có lẽ là ám ảnh lớn nhất mỗi đời người vì mỗi phút trôi qua là một bước con người xích lại gần hơn với cái chết. Sống gửi thác về...

  • BÙI VIỆT THẮNG

    (Phác vẽ quang cảnh truyện ngắn năm 2013)

  • Bỗng dưng trời chuyển mát, như thế một mùa thu hiếm hoi nào bất ngờ đột nhập vào giữa những ngày hè chói chang của Huế. Chiếc xe đạp già nua, bướng bỉnh của tôi xem ra có vẻ nhạy cảm với thời tiết nên đã chịu khó tăng tốc, giúp tôi kịp đến tòa soạn Tạp chí Sông Hương đúng giờ hẹn. Cuộc tọa đàm thân mật với tác giả trẻ Nguyễn Quang Lập.

  • THIẾU SƠN

         * Vĩnh Quyền sinh năm 1951 tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm và cử nhân Văn khoa Huế 1974.

  • MAI VĂN HOAN

    Không hiểu sao nghĩ về Hoàng Vũ Thuật tôi lại nhớ đến Những bông hoa trên cát; mặc dù anh đã có thêm Thơ viết từ mùa hạ và Gửi những ngọn sóng.

  • LTS: Tháng 9 vừa qua, tại Huế, người cháu ruột gọi Bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng Cô là Hoàng Thị Quỳnh Hoa đã xuất bản và giới thiệu cuốn “LÁ TRÚC CHE NGANG - CHUYỆN TÌNH CỦA CÔ TÔI”. Cuốn sách đã trưng dẫn ra nhiều tư liệu trung thực về sự thật chuyện tình giữa Hàn Mặc tử và Hoàng Thị Kim Cúc mà lâu nay trên văn đàn có nhiều thêu dệt khác nhau.