Huế là nơi địa linh nhân kiệt nên văn hóa đọc đã có một bề dày lịch sử trên mảnh đất này.
Từ tiền đề xã hội...
Là vùng đất thần kinh nên việc đề cao học vấn được xem như mấu chốt trong việc chấn hưng quốc gia của người Huế xưa. Từ ngày xưa, ở Huế người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” dùng chung trong nhà. Thậm chí còn có những tủ sách chung cho cả gia tộc... Họ xem trọng sách hơn bất kỳ một thứ gia sản nào khác và sách luôn được lưu truyền qua các thế hệ.
Cùng với sự phát triển của thị trường sách cả nước, thị trường sách ở Huế cũng có những biến đổi không ngừng. Sự biến đổi đó trước hết là sự xuất hiện của những nhà sách lớn như nhà sách Phú Xuân, Phương Nam, Phahasa, Trường Tâm, Đội Cung… Bên cạnh đó là một số không ít hiệu sách cũ như Hoàng Thổ, Phùng Vũ, Đèn sách… thậm chí sách còn tràn ra cả vỉa hè trên đường Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Thái Học, Lý Thường Kiệt…
Trước một số lượng nhà sách tương đối lớn như thế thì số lượng sách, loại sách tất nhiên sẽ được nhân lên theo cấp số nhân của nó. Có thể thấy hiện nay trong các nhà sách lớn như nhà sách Phú Xuân, Phahasa, Trường Tâm… có một số lượng tương đối lớn. Điều đó chứng minh qua số lượng bản sách và sự đa dạng về thể loại sách. Sách dành cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, mọi chuyên ngành. Mọi thể loại. Chỉ xét riêng trong lĩnh vực xã hội nhân văn thôi cũng đủ thấy sự đa dạng của sách. Đầy rẫy trên giá là những tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ của các nhà văn trong nước, tiểu thuyết, truyện ngắn dịch từ văn học nước ngoài. Sách nghiên cứu, phê bình lí luận, sách triết học, tôn giáo, văn hóa vô cùng phong phú. Điều đáng mừng đối với nền học thuật Huế là những bản sách thuộc về các trào lưu triết học, các học thuyết thời danh của nhân loại được dịch và giới thiệu đến bạn đọc một cách trang trọng trong các hiệu sách tuy rằng số lượng còn khiêm tốn . Những bản đang được giới học thuật lưu tâm chủ yếu là sách tuyển dịch của Nhã Nam, tủ sách Tinh Hoa của Nhà xuất bản tri thức…. Một điều đặc biệt nữa là một số nhà sách lớn như Phú Xuân, Phahasa…đều có chỗ ngồi và nơi đọc sách thoáng mát cho người đọc. Người đọc có thể bước vào đây đọc sách miễn phí như bước vào một thư viện bất kỳ nào đó. Thiết nghĩ đây là những hành động thiết thực trong việc phát triển dân trí của những người nhiệt tâm vì một nền văn hóa đọc thịnh vượng.
đến sự đọc…
Vấn đề khó khăn hiện nay cho người đọc sách ở Huế không phải là sự khan hiếm của sách. Với những tiền đề đã nêu ở trên thì rõ ràng việc tìm kiếm tư liệu không phải là vấn đề khó khăn. Cái khó khăn hiện nay là lựa chọn sách để đọc. Sách tràn lan như thế rõ ràng sẽ làm cho người đọc lung túng, trong khi đó giới phê bình và những người có trách nhiệm lại không có khả năng trong việc định hướng cho đọc giả vì thế lựa chọn sách nào để đọc là một vấn đề khó khăn. Đứng trước một khối lượng sách tương đối lớn như thế thì người đọc cần phải biết phân định những mảng sách mình quan tâm. Trên thực tế từ xưa người ta đã chia sách ra làm mấy loại. Thứ nhất là những sách thuộc về kiến thức phổ thông mà mọi người đều phải quan tâm. Thứ hai là loại sách dành cho chuyên môn thuộc từng lĩnh vực. Người đọc bình dân ở Huế có thể tìm đến một nhà sách bất kỳ để lựa chọn sách phù hợp. Giới học giả cũng không phải nhọc công khi truy lùng những bản sách hiếm. Thực ra thì trong môi trường mở cửa hiện nay thì những bản được xem như là của hiếm thì nay có thể tìm thấy trên các giá sách của nhà sách Phú Xuân, Trường Tâm, Phahasa ở Huế…
…và những tín hiệu buồn.
Tuy có sự phát triển vượt bậc nhưng nhìn chung so với những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội thì thị trường sách ở Huế vẫn còn ở dạng khiêm tốn cả về quy mô lẫn tính chuyên nghiệp. Điều đó thể hiện trước hết ở số lượng sách. Sách ở Huế tuy nhiều nhưng vẫn hết sức khiêm tốn so với những thành phố lớn nói trên. Thứ hai, sách ở các nhà sách ở Huế không chuyên nghiệp trong cách phân bố vùng sách, mảng sách. Xét thấy có sự lộn xộn trong việc phân định các lĩnh vực sách để bán ở Huế và điều này làm mất không ít thời gian của người đọc. Thứ ba là những bản sách mới xuất bản trên toàn quốc, đặc biệt là những bản sách thời danh, xuất bản với số lượng ít thì khi về đến Huế lại rất chậm. Có khi những sách mới xuất bản đã bày bán ở trên các nhà sách toàn quốc nhưng lại rất khó khăn để tìm ở Huế và nếu có thì với một số lượng vô cùng ít ỏi. Một trong những khó khăn đối với người đọc là sách ở Huế giá đắt hơn rất nhiều so với sách ở Hà Nội hay Sài Gòn. Ở những thành phố lớn này luôn có chương trình khuyến mãi đối với mọi loại sách và có khi người ta chỉ bán với giá 50% so với giá bìa (có khi còn giảm giá thấp hơn). Đó là một thuận lợi lớn của những người đọc sách mà ở Huế không thể có được. Nhìn chung thì ở Huế vẫn thường có những chương trình khuyến mãi dành cho người đọc nhưng nhìn trên diện rộng thì mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ và chỉ có những thời điểm nhất định. Sách được đem ra bán giảm giá lại là những bản ít chất lượng cả về nội dung lẫn hình thức, thậm chí là những bản tồn kho lâu ngày…Vì thế những học giả nói riêng hay người đọc thông thường nói chung có khi lại phải lặn lội từ Huế vào Sài Gòn hay ra Hà Nội mua sách nếu muốn có được những bản chất lượng và giá rẻ. Theo các chủ nhà sách Đội Cung, Trường Tâm… thì thực ra việc lấy về những bản sách mới xuất bản hay là những bản sách thuộc về nghiên cứu chuyên sâu thì không khó nhưng chúng lại rất khó bán, có khi phải đến hàng năm trời mới có thể bán được một bản. Theo họ thì những bản sách bán chạy thường là tiểu thuyết phù hợp với tuổi mới lớn, truyện tranh nước ngoài…đa số là sách ít chất lượng về mặt nội dung còn những sách được các bậc học giả quan tâm lại vô cùng khó bán.
Những điều trên rất dễ hiểu nhưng rõ ràng đó vẫn là những tín hiệu buồn trong văn hóa đọc ở Huế hiện nay.
MP
Ngày 25/11, tại Trung tâm VHTT tỉnh, Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Triển lãm "Biên giới và Biển đảo Việt Nam.
Với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, Festival Nghề truyền thống Huế 2013 chú trọng giới thiệu các đặc trưng của những sản phẩm nghề truyền thống tinh xảo vốn là nhu cầu hấp dẫn của du khách, kết hợp tour du lịch làng nghề độc đáo.
Chiều 21/11 tại Nhà thi đấu Thể thao tổng hợp Hà Tĩnh đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá Futsal phong trào toàn tỉnh Hà Tĩnh cúp Huda năm 2012.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 2190 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 về việc Phê duyệt 23 công trình đạt giải Giải thưởng Sáng tạo khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI - năm 2012.
Đây là những dự án nằm trong chiến dịch ““Huda vì miền Trung yêu thương” của Công ty bia Huế.
Chiều 17/11, đoàn diễu hành xe đạp “đồng hành da cam, hữu nghị Việt - Hàn” trong hành trình xuyên Việt của mình, đã đến TT- Huế trong sự chào đón nồng hậu của người dân Cố đô.
Đây là dự án do Bộ Ngoại giao Đức tài trợ thông qua thông qua Hiệp hội Bảo tồn Di sản Văn hóa phi lợi nhuận E.V.Fulda Đức (GEKE/GCREP) với tổng kinh phí hơn 4 tỉ đồng và vừa được UBND tỉnh phê duyệt tiếp nhận ngày 14/11/2012.
Sáng 13/11, tại 24 đường Kim Long, phường Kim Long, thành phố Huế, dự án “Bảo tồn, trùng tu nhà thờ Diên Phước Trưởng Công chúa” đã chính thức được khởi công.
Kế thừa những đặc tính ưu việt của hệ thống giáo dục Singapore, cùng với việc tiếp thu những thành tựu nổi bật về khoa học chăm sóc và nuôi dạy trẻ của chương trình mới Việt Nam và Quốc Tế, Grassland - Thảo Nguyên Xanh đã chính thức từ hoạt động từ tháng 8/2011.
Ngày 12/11, tại Đại nội Huế, Hội thảo kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam – Nhật Bản đã được tổ chức do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Đại học Waseda (Nhật Bản) phối hợp với Hiệp hội Kiến trúc Nhật Bản thực hiện.
Sáng ngày 12/11/2012, tại trường THCS Chu Văn An (Huế), cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 năm 2012 đã chính thức được phát động với sự phối hợp giữa 6 đơn vị: Sở TT&TT, Sở GD&ĐT, Sở TN&MT, Cty TNHH XD & Cấp nước TT Huế, Bưu điện Tỉnh và Tỉnh Đoàn TNCS HCM
SHO - Hòa vào không khí của các chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 4/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu.
Sáng ngày 21/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Ngày 21/12, Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế khóa XI nhiệm kỳ 2010-2015 đã tổ chức họp phiên đầu tiên sau đại hội.
Sáng ngày 26/06, tại thị trấn Sịa, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.
Sáng ngày 14/5, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ IV đã tổ chức họp báo công bố Thể lệ của Giải thưởng.
Câu chuyện của ông bắt đầu đã không chỉ đề cập đến các nhà thơ Huế cùng thế hệ, mà còn những tên tuổi thơ Huế trước đó như các nhà thơ tiền chiến còn sót lại: Ưng Bình Thúc Dạ Thị và nhóm thơ “Hương Bình Thi Xã”, Bửu Kế, Phan Văn Dật; các nhà thơ “đàn anh” như Đỗ Tấn, Hải Nguyên, Minh Đức Hoài Trinh, Phong Sơn, Quách Thoại, Tạ Ký, Tốn Thất Quán, Trụ Vũ, Vũ Hân, Vũ Ngọc Trác.
Kế hoạch hoành tráng, dài hơi của Festival Huế 2008 đem lại cảm giác vừa háo hức, nhưng cũng vừa âu lo
Lễ hội Festival Huế 2008 sẽ được khai mạc vào tối 3-6. Ông Nguyễn Duy Hiền, giám đốc Trung tâm Festival, phó trưởng ban tổ chức Festival Huế 2008 cho biết:
Trên một số đòan tàu lăn bánh, trên các nhà ga lớn của cả nước, Festival Huế 2008 đang được quảng bá với nhiều hình thức: tờ rơi, đĩa hình, đăng quảng cáo trên cẩm nang đi tàu...