NGUYỄN KHẮC PHÊ
Ảnh: Thái Lộc - TTO
Một vị khách từ thành phố Hồ Chí Minh ra chia vui với Huế nhân kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng, trong lúc thả bộ dọc đường Lê Lợi gặp tôi đã hỏi:
- Tôi muốn tìm mua một số sách giới thiệu văn hóa Huế và bộ Toàn tập Phan Bội Châu, nhờ anh chỉ dùm...
Tôi lưỡng lự giây lát, rồi cũng phải chỉ cho ông tìm đến các quán sách hai bên đường Lê Lợi. Vị khách khẽ lắc đầu:
- Tôi cũng đã ghé một hai quầy, nhưng nói thật anh đừng giận, nó linh tinh lộn xộn quá... Thế Huế không có hiệu sách nào đàng hoàng hơn à?
Tôi chợt nhớ hiệu sách của Công ty Phát hành sách bên đường Trần Hưng Đạo, nhưng rồi không dám giới thiệu ông qua đó, vì bây giờ so với mươi năm trước, nó đã bị thu nhỏ và "chìm" lẫn giữa dãy phố la liệt đủ thứ hàng hóa màu sắc sặc sỡ.
Từ câu chuyện bất chợt trên đường nầy, hẳn chúng ta đều thấy Huế đang cần có một hiệu sách lớn, một trung tâm bán đủ các loại sách báo, không chỉ phục vụ cho du khách đến Huế ngày một đông và phục vụ cho nhu cầu sách báo ngày một cao của hàng vạn thanh niên học sinh ở Huế, mà đây còn là một điểm sáng, một địa chỉ văn hóa phản ánh bộ mặt tinh thần và trí tuệ của thành phố đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Những năm qua Huế đã xây dựng được nhiều công trình mới, nhưng việc xây dựng một trung tâm sách báo như thế, chưa được sự quan tâm đúng mức. Có thể do hoạt động của Công ty Phát hành sách những năm qua gặp khó khăn và các quầy sách báo "bung ra" dọc một số đường phố chính tạo cảm giác thỏa mãn về loại hàng hóa nầy. Nói cho thật công bằng thì những quầy sách tư nhân nầy rất năng động, nhưng dù sao đó cũng chỉ là những quầy, những sạp manh mún, chật chội, không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Chính một số chủ quầy sách cũng rất muốn mở rộng mặt bằng để có thể giới thiệu được nhiều mặt hàng hơn và họ rất khó thực hiện được vì thiếu vốn và nhất là không có địa điểm thuận lợi.
Chính vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có chủ trương về việc xây dựng Trung tâm
sách Huế và dành một địa điểm thuận lợi trên các trục đường chính của thành phố cho công trình này. Đồng chí Giám đốc Công ty sách và thiết bị trường học cho tôi biết: Nếu được giao nhiệm vụ và tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm, đơn vị sẵn sàng đứng ra xây dựng Trung tâm sách này.
Tôi tưởng tượng đến một ngày nào đó gặp lại vị khách đi tìm mua sách năm trước, sẽ được chỉ cho ông tới Trung tâm sách vừa khai trương, có thể không đồ sộ bằng cửa hàng sách lớn trên đường Nguyễn Huệ ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng là tòa ngang dãy dọc, đủ để khách hàng đi lại thoải mái tới tận các gian sách trưng bày đẹp mắt theo các đề tài: Sách giới thiệu văn hoá Huế, sách nghiên cứu về triều Nguyễn, sách dành cho Thiếu nhi, sách giáo khoa, sách văn học... Nơi đó có thể là trong khuôn viên Câu lạc bộ Thuận Hóa, cũng có thể là tầng dưới của Trụ sở Hội Nhà báo khi ngôi nhà này được xây dựng lại, hoặc là tầng dưới khách sạn Morin... Mơ tưởng như vậy là viễn vông chăng? Không! Chi cục Thuế chẳng đã xây được trụ sở nguy nga bên đường Lê Lợi đó sao? (Mà cơ quan này, dù xây ở một nơi khác cũng không vì thế mà thất thu!). Nghĩa là nếu được cấp thẩm quyền quan tâm thì nhất định sẽ có chỗ.
Hy vọng là Ủy ban Nhân dân tỉnh TT Huế, Ủy ban nhân dân TP Huế, Sở Văn hóa thông tin.... với tầm nhìn xa rộng, coi trọng văn hóa, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Huế sớm có một Trung tâm sách hiện đại và văn minh.
31.3.1995
N.K.P
(TCSH75/05-1995)
PHƯỚC VĨNH
Nói đến những tiềm năng phát triển của Huế là nói đến các yếu tố thiên nhiên, lịch sử văn hóa, trong đó có yếu tố sông, núi, cỏ cây và con người; là nhắc đến những bài thơ sâu lắng, những giai điệu mượt mà…
LGT: Cuốn sách Florette ou la rivière des parfums của tác giả T. Trilby(*) được dịch sang tiếng Việt với nhan đề Chuyện bên dòng sông Hương(**). Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở Huế và vùng phụ cận vào thập niên 1920 của thế kỷ XX.
LƯU TRỌNG VĂN
(thực hiện)
PHAN THUẬN AN
Nghệ thuật cung đình là những loại hình nghệ thuật gắn bó thiết thân với sinh hoạt tinh thần và vật chất của giới cầm quyền tại kinh đô dưới các triều đại quân chủ ngày xưa.
PHAN TÂN
Trong năm 2018 vừa qua, ngoài kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh cũng đã triển khai những chương trình đột phá, công trình trọng điểm, tập trung lãnh đạo, tạo tiền đề, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển theo hướng nhanh, bền vững. Các chương trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
NGUYỄN VĂN CƯƠNG - NGUYỄN VĂN KHÁNH
Trong chuyến đi điền dã khảo sát di tích tại khu vực Phường Thủy Xuân, TP Huế. Chúng tôi tình cờ phát hiện một di chỉ cổ nằm lẫn khuất trong những tán cây rậm rạp trên vườn đồi của làng Dương Xuân thượng trước đây. Vạch lá dò dẫm tìm vào, chúng tôi mới nhận ra nơi mình đặt chân đến chính là một Văn Miếu, nơi thờ phụng vị Thánh về Văn, người mà được hậu thế tôn vinh là Vạn thế Sư biểu (người thầy của muôn đời), Đức Khổng Tử. Ngôi miếu nằm lọt thỏm trong những tán lá, bụi cây.
HỒ VĨNH
Đại bác là một từ dùng chung cho tất cả các loại trọng pháo hay súng lớn. Tiền thân của chúng là những máy ném đá (Thạch pháo) ra đời cách đây 1.000 năm. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ở Việt Nam đã xuất hiện các loại pháo bằng đồng và pháo bằng sắt mà ngày nay chúng ta thường gọi là súng thần công.
KIM THOA
Chè bán ban ngày, ban đêm. Chè gánh, chè xách, chè ăn trên bờ, chè thưởng thức dưới đò. Huế bán đủ thứ chè, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, nhưng ít thấy chè hột sen.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Hoàng tử Cảnh (1780 -1801) là con trưởng của vua Gia Long. Trong thời gian chống nhà Tây Sơn, hoàng tử Cảnh đã theo Bá-đa-lộc sang Pháp cầu viện cho họ Nguyễn. Hoàng tử Cảnh theo Thiên chúa giáo và được giám mục Bá-đa-lộc rất thương yêu.
THƠM QUANG - THANH BIÊN
Trong khối tài liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV có khá nhiều tư liệu liên quan đến trường Bách Công xưa (tức trường Cao đẳng Công nghiệp Huế ngày nay). Bên cạnh tài liệu tiếng Pháp thuộc phông Tòa Khâm sứ Trung kỳ, chúng tôi cũng xin được cung cấp thêm một số thông tin quan trọng về trường Bách Công xưa được ghi chép trong các bộ chính sử của triều Nguyễn.
NGUYỄN THÁI SƠN*
Đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 1939) là nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.
TRẦN ĐÌNH HẰNG - LÊ ĐÌNH HÙNG
Trải qua nhiều vấn nạn của thiên tai, địch họa mà đến nay, tài liệu nghiên cứu về thời chúa Nguyễn Đàng Trong rất hiếm hoi. Vì vậy, tài liệu lưu trữ từ gia tộc sẽ góp phần thiết thực để soi rọi một số chi tiết bổ sung cho chính sử.
LÊ VĂN LÂN
Huế là đô thị không chỉ trong nước mà cả thế giới tôn vinh với nhiều danh hiệu cao quý. Nhưng đứng trước những danh hiệu này, bản thân người Huế cũng thấy đang còn nhiều khoảng cách lớn.
LÊ QUANG THÁI
Ngày xuân còn dài, xin kể vài mẫu chuyện dê tiêu biểu trên đất kinh kỳ văn vật cốt chỉ mua vui chốc lát trong hương vị của ngày Tết cổ truyền.
PHAN THUẬN AN
Cũng như các triều đại quân chủ khác trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đã lập ra tại kinh đô một cơ quan chuyên trách về y tế, gọi là Thái Y Viện, để chăm lo sức khỏe cho hoàng gia và điều hành công việc chữa bệnh cho mọi người trong nước.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Đồi Dương Xuân ở nam sông Kim Trà (sông Hương) từng có phủ Dương Xuân là mặc định nhưng vì đồi lại lớn rộng, có nhiều phần nhấp nhô theo phương thẳng đứng, uốn éo theo bình đồ nên đồi có nhiều gò, cồn.
TRẦN ANH SƠN
Huế mà chúng tôi nhắc đến ở đây là xứ Huế ngày xưa, thuở còn là "Đô thành Thuận Hóa” của Chúa Nguyễn.
VÕ VINH QUANG - HỒ XUÂN THIÊN - HỒ XUÂN DIÊN
CAO CHÍ HẢI
Nghệ thuật sân khấu, âm nhạc vô cùng phong phú và đặc sắc, nhiều lễ hội cổ truyền và thuần phong mỹ tục tiêu biểu của người Việt được lưu truyền đến Nghệ thuật múa của dân tộc Việt xuất hiện cách đây khoảng 4000 năm.
MAI VĂN HOAN
Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.