LƯU THỦY
KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ (26/3/1975 - 2015)
Ảnh: internet
40 năm qua, kể từ “Mùa xuân đầu tiên” thống nhất đất nước, những vết thương chiến tranh dần hàn gắn. Với lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng xây dựng Tổ quốc tươi đẹp, toàn dân đã cùng nhau phát triển đất nước, từng bước đạt nhiều thành quả mới.
Hòa trong công cuộc xây dựng đó, vùng đất văn hóa Huế đã có những đóng góp quan trọng. Thành phố Huế có vị trí địa lý, địa - kinh tế, địa - chính trị - lịch sử và địa văn hóa rất thuận lợi đối với phát triển khu vực miền Trung. Từ đổ nát hoang tàn sau chiến tranh, Huế đang là một trong 5 trung tâm đô thị cấp quốc gia được xác định trong Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam, một trong những trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của khu vực miền Trung và cả nước; là trung tâm khoa học - công nghệ quan trọng và là trung tâm y tế chuyên sâu. Huế còn tạo dựng mối quan hệ đối ngoại đa chiều không chỉ với các địa phương trong nước, mà còn với nhiều tổ chức ở nước ngoài như Hiệp hội quốc tế các thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF), Mạng lưới các đô thị châu Á (CITYNET), Tổ chức các thành phố di sản thế giới (OWHC), Liên minh các thành phố lịch sử (LHC), Liên minh các thành phố lành mạnh (AHC)… và các thành phố hợp tác và kết nghĩa như thành phố Newhaven, Honolulu (Mỹ), Rennes, Blois, Nord Pas de Calais (Pháp), Shizuoka (Nhật Bản)... Tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho Huế phát triển kinh tế, du lịch và giao lưu văn hóa.
Huế còn tiếp tục tạo dựng cho mình thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật, đang lưu giữ khá nguyên vẹn nhiều tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống cung đình và dân gian nổi trội, đặc sắc tiêu biểu cho văn hóa dân tộc Việt Nam. Huế hiện đang lưu giữ cho mình các di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận: kiến trúc cung đình, nhã nhạc cung đình, mộc bản, châu bản triều Nguyễn.
Trải qua các kỳ tổ chức Festival, Huế được cả nước và thế giới biết đến là một Thành phố Festival nổi tiếng. Tất cả những đặc trưng trên tạo thành nguồn tài nguyên du lịch lớn, phong phú, đa dạng và rất hấp dẫn của Huế. Huế có điều kiện khai thác những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng để sớm đạt được mục tiêu xây dựng một trong sáu đô thị trung tâm quốc gia như quy hoạch phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ trướng Chính phủ phê duyệt…
Gần đây nhất, năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh dự ước đạt 8,23%, chưa đạt kế hoạch đề ra, nhưng đây cũng là con số ấn tượng, bởi cao hơn mức tăng 7,89% của năm 2013. Đi sâu vào từng ngành, từng lĩnh vực, chúng ta thấy nhiều chuyển động tích cực. Ở lĩnh vực dịch vụ, du lịch hoạt động khá sôi nổi, thu hút 2,2 triệu lượt khách lưu trú, doanh thu các cơ sở lưu trú đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2013. Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2014 tạo dấu mốc mới, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 622 triệu USD, tăng 14% so với năm 2013. Nhóm hàng xuất khẩu, các mặt hàng chủ lực của tỉnh có mức tăng trưởng khá như dệt may, đồ gỗ, thủy sản...
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng rõ rệt qua từng quý, cả năm đạt 9,7%, cao hơn nhiều so với mức tăng 7,2% của năm 2013 và 7% của kế hoạch năm 2014. Có được kết quả này là nhờ sự tăng trưởng của các ngành sản xuất sợi, may, chế biến thực phẩm, bia; trong đó ấn tượng nhất là sản phẩm tôm đông lạnh tăng 4,35 lần. Ngoài ra, một số dự án của các doanh nghiệp đưa vào vận hành thử cuối năm 2014, sẽ phát huy hiệu quả trong năm 2015 như Nhà máy thủy điện Tả Trạch Bitexco, Nhà máy xi măng Đồng Lâm, Nhà máy sợi Phú Hưng, Nhà máy may Thiên An Phát, Vinatex…
Hiện trên địa bàn tỉnh có 79 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2.243 triệu USD, xếp thứ 22 trên 63 tỉnh, thành phố; đứng thứ 7 trong số 14 tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Ngoài ra, với 3 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới là Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Liên minh hải quan Nga - Belarut - Kazakhstan được ký chính thức vào đầu năm 2015 sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu tổng sản phẩm tăng 9%; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 680 triệu USD; tổng đầu tư toàn xã hội 16.200 tỷ đồng, tăng 15%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 56%; giảm hộ nghèo còn dưới 4,7%.
Trên lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, những di sản tiếp tục được lưu truyền và gìn giữ với sự góp sức của nhiều tổ chức trên thế giới. Việc Đại sứ Mỹ tài trợ cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế 700.000 USD là minh chứng của lòng tin vào hiệu quả trùng tu di sản của Huế. Thời gian qua, thử nghiệm Tiệc cung đình 6 món tại Duyệt Thị Đường tuy còn một số cái cần điều chỉnh, song đã có thành quả bước đầu. Có đoàn khách sẵn sàng trả 10 triệu đồng/người để dự buổi tiệc đặc biệt này. Có đoàn du lịch tàu biển đã liên hệ đặt tiệc lớn đến 1200 khách tại Điện Cần Chánh vào tháng 3/2015… Nhiều dự định cho năm mới của Trung tâm: Tổ chức khai thác du lịch sâu hơn ở Cung An Định. Đưa dịch vụ trà cung đình vào Cung Trường Sanh, trà quán cung đình ở khu vực 77 Nguyễn Chí Diểu. Chuẩn bị 2016 trùng tu phục hồi Điện Kiến Trung, hy vọng sau khi trùng tu sẽ đưa cổ vật đang lưu giữ ở Pháp về đó. Hiện Trung tâm cũng chuẩn bị đón mộc bản về Huế và chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản ký ức thế giới Hệ thống thơ văn cung đình Huế. Và từ sau 26/3/2015, Ngọ Môn sau khi trùng tu lớn sẽ mở cửa đón khách. Đợt trùng tu này được đánh giá là hết sức kịp thời bởi nền cột Ngọ Môn đã lệch nhiều phân. Ngọ Môn sau trùng tu sẽ chịu được bão cấp 11, 12 và cũng phải 90 năm sau mới trùng tu lại. Đặc biệt, Ngọ Môn sẽ lại được chiếu sáng, sẽ là điểm nhấn rực rỡ giữa trời đêm Huế.
Năm 2015 đánh dấu mốc 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2015), đánh dấu chiều dài lịch sử của một tổ chức gắn liền với thời điểm ra đời của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bao thế hệ cầm bút đã làm nên một xứ Huế thơ với nền VHNT đóng góp lớn lao cho văn hóa Huế, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn Huế. Trong lịch sử trải dài từ Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế cho đến nay, chủ nhân xứ Huế ngay từ khởi thủy đã biết kế thừa, tinh chọn các giá trị của các cộng đồng để làm nên bản sắc văn hóa của mình, từ đó phát khởi nhiều sáng tạo mới cho văn hóa nói chung, VHNT Việt Nam nói riêng.
Với những giá trị riêng có, Huế sẽ mãi là cành mai tươi thắm giữa trời xuân đất nước.
L.T
(SH313/03-15)
NGUYỄN HỮU PHÚC
Trong quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Thừa Thiên Huế, triều Nguyễn là một trong những nhân tố góp phần tạo nên diện mạo của tục thờ này.
NGUYỄN XUÂN HOA
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của chế độ bảo hộ, thực chất là đô hộ của Pháp, xã hội Việt Nam trải qua những biến động lớn, làm xuất hiện hàng loạt xu thế chưa từng có trong các thời đại trước đó.
THU HÀ
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (tháng 2/1943) xác định phải có đường lối lãnh đạo xây dựng nền tảng văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
LÊ QUANG MINH
Huế là trung tâm chính trị - văn hóa trong thời trung đại với vai trò thủ phủ Đàng Trong, kinh đô Triều Nguyễn, là nơi đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến vào năm 1945.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Bút ký
Hòa thượng Thích Mật Hiển, tọa chủ Trúc Lâm tự, danh uy kiêm nhiếp trụ trì luôn chùa Thánh Duyên dựng trên núi Thúy Vân.
NGUYỄN QUANG HÀ
(Phỏng vấn đồng chí Nguyễn Ngọc Dương
Giám đốc Sở Nông nghiệp Thừa Thiên Huế)
LÊ HÀ
Bút ký dự thi
Tôi yêu màu xanh dịu dàng của cây lá nơi thành phố mình đang sống. Những con đường, những ngõ nhỏ, đâu đâu cũng rợp bóng cây xanh.
NGUYÊN QUÂN
Bút ký dự thi
Bây giờ như đã là một thói quen, cứ mỗi lần có việc phải đi qua một trong năm cái cống bằng gạch cổ bắc qua dòng sông Ngự Hà, tôi cũng dừng lại chụp vài tấm ảnh.
ĐĂNG VŨ
Bút ký dự thi
Ngư Mỹ Thạnh là sự kết hợp giữa hai tên gọi: Ngư và Mỹ Thạnh. Mỹ Thạnh là làng gốc, sống định cư trên bờ do ngài Hồ Công Muốn khai lập vào khoảng đầu thế kỷ XIX.
PHƯỚC HOÀNG
Bút ký dự thi
NGUYỄN THỊ THÙY CHI
Bút ký dự thi
Tôi trở lại Huế lần nữa, trong một đêm mùa hạ.
HÀ XUÂN HUỲNH
Bút ký dự thi
Cách trung tâm Cố đô độ 30 cây số về phía Đông Nam, Tân Sa là một trong sáu làng - Mai Vĩnh, Khánh Mỹ, Tân Sa, Kế Võ, Xuân Thiên thượng, Xuân Thiên hạ - của xã Vinh Xuân, Phú Vang.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Ngày nay nói đến văn hóa không thể không nói đến môi trường, cụ thể hơn là sự ứng xử của con người đối với thiên nhiên. Tính thời sự cấp bách từ môi trường đã cảnh báo sự sống mong manh của hành tinh đang đứng trước nguy cơ "chung cuộc với ngày tận thế".
NGUYỄN KHẮC PHÊ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Phóng sự
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Lần thứ hai, tôi lại đưa các em thiếu nhi - những mầm non văn học nghệ thuật - về thăm cửa Tư Hiền và chùa Tuý Vân.
PHAN THUẬN AN
ĐỖ MINH ĐIỀN - HỒ XUÂN DIÊN