Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Đức Anh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”

14:50 30/11/2020

Sáng ngày 30/11, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh TT Huế, Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Ban tuyên Giáo Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “ Đồng chí Lê Đức Anh với Cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”. Hội thảo nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh.

Ban chủ trì Hội thảo

Chủ trì Hội thảo có Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương,  Trung tướng Nguyễn Tân Cương - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí Lê Trường Lưu -  UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tham dự Hội thảo còn có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Đoàn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh và lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh qua các thời kHội thảo nhằm tiếp tục khẳng định những cống hiến xuất sắc của chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, đồng thời động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ học tập và noi gương Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh trong sự nghiệp đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ vứng chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…

Hội thảo đã nhận được 87 tham luận từ các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị…lãnh đạo tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và những người đã từng tiếp xúc, làm việc với Chủ tịch nước, Đại tướng lê Đức Anh.

Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo hội thảo 


Các tham luận, các ý kiến phát biểu tại Hội thảo tập trung đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu như: Truyền thống đấu tranh cách mạng và yêu nước của nhân dân Thừa Thiên Huế - Quê hương của Đại tướng lê Đức Anh;  Quá trình hoạt động cách mạng và những cống hiến xuất sắc của Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh đối với cách mạng Việt Nam; Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh - Người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế; Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh, vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

 Trung tướng Nguyễn Tân Cương - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu khai mạc Hội thảo


Phát biểu khai mạc hội thảo, Trung tướng Nguyễn Tân Cương đã khái quát về cuộc đời và sự nghiệp cách mạnh của đồng chí Lê Đức Anh: Đông chí Lê Đức Anh (Bí danh Nguyễn Phú Hòa, sinh ngày 1/12/1920 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, chứng kiến sự nghèo đói, lam lũ của người dân lao động cùng khổ dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, đồng chí Lê Đức Anh đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ năm 17 tuổi (năm 1937), trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) khi mới 18 tuổi (năm 1938). Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Đức Anh vượt qua bao cam go, thử thách khốc liệt trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dù trên cương vị công tác và trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, đồng chí Lê Đức Anh cũng luôn giữ vững ý chí, phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản, “hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”; bản lĩnh và sáng tạo, sắc sảo, quyết đoán và hành động quyết liệt trong mọi công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Lê Trường Lưu -  UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu chào mừng hội thảo


Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Đồng chí Lê Đức Anh trong quá trình hoạt động cách đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội tin tưởng giao phó nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt. Trải qua nhiều vị trí lãnh đạo, hoạt động ở nhiều cương vị khác nhau đồng chí Lê Đức Anh cũng không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Với công lao, cống hiến to lớn trong sự nghiệp cách mạng khó khăn, gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng vẻ vang và tự hào của Đảng, của dân tộc, đồng chí Lê Đức Anh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huân chương Quân công hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng nhất; Huy hiệu 80 năm tuối Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Đồng chí Võ văn Thưởng nhấn mạnh: Hội thảo khoa học hôm nay là một trong những hoạt động lớn, trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Lê Đức Anh (01/12/1920 - 01/12/2020).  Để Hội thảo đạt được mục đích, ý nghĩa đã xác định, Hội thảo cần tập trung thảo luận, khẳng định cuộc đời, sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng vẻ vang của đồng chí Lê Đức Anh gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa xã hội; làm rõ công lao, cống hiến to lớn của đồng chí Lê Đức Anh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt là đối với thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt và trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;  phân tích và làm sâu sắc hơn những quan điểm, tư tưởng của đồng chí Lê Đức Anh về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và bảo vệ đất nước; đấu tranh cách mạng, cũng như sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm giành lại độc lập, tự do dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phát triển khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là Quân đội Nhân dân vững mạnh toàn diện; củng cố quốc phòng; mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước; khẳng định những giá trị tinh thần và bài học kinh nghiệm từ cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú và cuộc sống bình dị của đồng chí Lê Đức Anh, góp phần giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, hun đúc niềm tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng của quê hương Thừa Thiên - Huế cho các thế hệ người Việt Nam, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay;

Thông qua kết quả Hội thảo, cần đẩy mạnh tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng cũng như tấm gương học tập, phấn đấu, rèn luyện, cống hiến của đồng chí Lê Đức Anh cho đất nước, cho dân tộc; đồng thời tổ chức thêm các hoạt động thiết thực để mọi tầng lớp Nhân dân hiểu thêm, hiểu rõ và tự hào về nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam.

Đại biểu tham dự Hội thảo


Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh: Thừa Thiên Huế là quê hương, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm thời thơ ấu của Đại tướng, cũng là nơi đã nuôi dưỡng, hun đúc tinh thần, ý chí cách mạng của đồng chí Lê Đức Anh. Suốt cuộc đời của mình, đồng chí đã luôn dành thời gian và tình cảm đặc biệt đối với quê hương. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng chí nhiều lần trở lại Thừa Thiên Huế và gợi mở giúp quê hương khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải không ngừng chăm lo cho đời sổng của Nhân dân, của đồng bào, chiến sĩ; phải đoàn kết, đồng lòng tích cực xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh.

Học tập và noi theo tấm gương của đồng chí Chủ tịch Nước, Đại tướng Lê Đức Anh, những năm qua, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế luôn đoàn kết, vượt qua những khó khăn, thử thách, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện. Đặc biệt, nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã nỗ lực phấn đấu, vững bước đi lên và đạt những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực. Những kết quả đó là tiền đề để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quang cảnh Hội thảo

 

 

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 10/6, Tạp chí Sông Hương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (1983-2023).

  • Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)

    Quý bạn đc thân mến.

    Bn mươi năm qua, đưc s quan tâm ca các cp lãnh đo tỉnh Tha Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).

     

  • Sáng ngày 24/5, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ ký kết phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • Sáng 24/5/2023, tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), sáng 19/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và TP. Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức khai mạc triển lãm "Nhật ký trong tù – Bảo vật Quốc gia” .

     

  • Sáng 19/5, tại Nghinh Lương Đình, đã diễn ra Lễ Mít tinh Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Sáng ngày 19/5, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. vững”

  • Trong khuôn khổ Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm”, sáng 17/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ rước hoa sen và dâng hoa, dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Đình làng Dương Nỗ đến Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Phú Dương, thành phố Huế.

  • Tối 16/5, tại Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm” chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

  • Chiều 16/5, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật “Công an Thừa Thiên-Huế - Vì bình yên cuộc sống” lần thứ II năm 2023. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở TT&TT, Sở VH&TT; Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh; đại diện các Phòng, ban Công an tỉnh và đông đảo văn nghệ sĩ.

  • Tối 12/05, nhân dịp kỷ niệm 155 năm sinh bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người mẹ Làng Sen”.

  • Tối ngày 5/5, tại sân khấu bia Quốc Học, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Lễ vinh danh và Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023.

  • Chiều 05/5/2023, tại công viên Tứ Tượng đã diễn ra Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghệ nhân, làng nghề. Các đồng chí Lãnh đạo thành phố Huế, đông đảo người dân và du khách đã đến xem, tìm hiểu nghi thức trang trọng này.

  • Nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, chương trình nghệ thuật “Tri ân dòng Hương” diễn ra tối 01/5 gồm nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và biểu diễn thuyền hoa nhằm tri ân, ca ngợi giá trị văn hóa mà sông Hương đã mang đến cho con người xứ Huế.

  • Tối 30/4, các nghệ nhân làng Vân Cù (Hương Toàn, Hương Trà) đã quảng diễn các công đoạn làm bún thủ công truyền thống, hoạt động diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động tại lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề bún”.

  • Tối 30/4, tại sân khấu trước trường Quốc học Huế, UBND TP Huế đã tổ chức chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa TP Huế và các thành phố hợp tác, kết nghĩa trong nước và quốc tế.

     

  • Chiều 30/4, trong khuôn khổ Lễ hội đường phố tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023, Đoàn nghệ thuật cà kheo thành phố Namur - Bỉ đã có màn biểu diễn đi cà kheo đặc sắc của mang đến không khí rộn ràng, vui tươi, đầy sắc màu cho đường phố Huế.

  • Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival  Nghề truyền thống Huế 2023, tối ngày 29/4, tại Công viên Thương Bạc – TP Huế, Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Huế đã tổ chức buổi khai mạc Lễ hội Ẩm thực với chủ đề "Tinh hoa nghề Bún".

     

  • Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế năm 2023, chiều 29/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội Quảng diễn đường phố, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân và du khách.

  • Tối 28/4, tại sân khấu Quảng trường trước trường Quốc Học đã diễn ra Lễ Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 – 2023. Đến dự có ông Hoàng Đạo Cương – Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Phan Ngọc Thọ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.