Sáng ngày 08/10, tại UBND tỉnh, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Hà Nội- Huế- Sài Gòn: Dòng sinh mệnh dân tộc- nhìn từ các đô thị văn hiến”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 60 năm kết nghĩa của ba thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn.
Tại Hội thảo
Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Khoa Điềm, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ; GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam; PGS.TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh; GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh. Cùng hơn 150 đại biểu đến từ ba thành phố kết nghĩa (Hà Nội - Huế- TP. Hồ Chí Minh) và các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử trong nước và đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Vào tối ngày 8/10/1960, lễ kết nghĩa giữa ba thành phố lớn Hà Nội - Huế - Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh) được tổ chức trọng thể đúng vào dịp Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 950 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Việc kết nghĩa này có ý nghĩa chính trị sâu sắc, mở ra phong trào kết nghĩa giữa các địa phương hai miền Nam - Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cũng chính vì vậy, Huế và cá miền Nam luôn gắn liền với sự chi viện của Hà Nội và miền Bắc ruột thịt. Kết tinh cao đẹp của sự đoàn kết Hà Nội - Huế - Sài Gòn là thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta với chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Trong suốt 60 năm qua, Hà Nội - Huế - Sài Gòn càng gắn bó keo sơn, tình nghĩa. Mối quan hệ giữa Thăng Long với Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế đã hơn 700 năm và giữa Phú Xuân - Huế với Sài Gòn - Gia Định cũng hơn 320 năm. Với bề dày lịch sử của 3 trung tâm chính trị, văn hóa từng giữ vị trí hàng đầu của đất nước gắn bó trong một chính thể thống nhất là “cây một cội là con một nhà” có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực thực tiễn, không những là xu thế khách quan của lịch sử mà còn là tình cảm chính đáng của Nhân dân 3 miền, là sức sống mãnh liệt của dân tộc, trở thành động lực phát triển đất nước. Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh đã đoàn kết gắn bó, son sắt một lòng, cùng cả nước vượt qua bao khó khăn thử thách, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cùng với cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, giữa Đảng bộ, nhân dân ba thành phố kết nghĩa đã không ngừng nảy nở những tình cảm tốt đẹp, quan hệ gắn bó keo sơn và luôn được các thế hệ trân trọng gìn giữ và phát huy.
Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, trong dòng chảy lịch sử của 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, hơn 710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế và hơn 320 năm Sài Gòn - Gia Định, các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, phát triển đô thị của 3 địa phương mang tính tính quốc gia và quốc tế; mỗi một di sản, một sự kiện lịch sử của mỗi địa phương đều mang ý nghĩa đặc biệt trong sự giao thoa, tương hỗ, kế thừa của hành trình mở cõi và giữ nước của dân tộc ta. Hôm nay (8/10), đúng vào ngày kết nghĩa ba thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn 60 năm về trước, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh và Hội khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học "Hà Nội - Huế - Sài Gòn dòng sinh mệnh dân tộc - nhìn từ các Đô thị Văn hiến" với sự có mặt của các đồng chí nguyên Lãnh đạo Đảng, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử lớn có tên tuổi đến từ Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang tầm quốc gia và có ý nghĩa chính trị sâu sắc.
PGS TS Đỗ Bang cũng đã nhấn mạnh: “Không có Phú Xuân- Huế sẽ không có Đồng Nai- Gia Định-Sài Gòn thế kỷ XVII-XVIII, nhưng nếu không có trục kết nối và ly tâm của Thăng Long từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII sẽ không có Phú Xuân- Huế thế kỷ XVII- XVIII. Như vậy, mối quan hệ giữa ba trung tâm Hà Nội- Huế- Sài Gòn hình thành từ thời Trần đầu thế kỷ XIV, xác lập vào thời chúa Nguyễnthế kỷ XVII - XVIII, phát triển từ thế kỷ XIX, khi Huế là Kinh đô của cả nước và trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng quê hương, đất nước trong hơn thế kỷ qua. Đó là dòng chảy xuyên suốt của lịch sử Hà Nội- Huế- Sài Gòn liên quan đến sinh mệnh dân tộc”.
Hội thảo đã nhận được 29 tham luận chủ yếu làm rõ ba nội dung: Hà Nội - Huế - Sài Gòn với sứ mệnh dân tộc trong quá trình lịch sử, Mối quan hệ Hà Nội - Huế - Sài Gòn trong quá trình lịch sử, Những giá trị đặc trưng của ba Đô thị Văn hiến Hà Nội - Huế - Sài Gòn.
Hội thảo đã nhận định, mối quan hệ Hà Nội- Huế-Sài Gòn trong lịch sử vừa là mối quan hệsinh thành, hỗ trợ, tương tác mang tính đạo lý và lợi ích sống còn; vừa làquan hệ đẳng cấp quyền lực. Mối quan hệ đẳng cấp quyền lực tuy có xung đột, mâu thuẫn trong cấp lãnh đạo, chỉ huy, nhưng chỉ nhất thời khi đất nước chia cắt thế kỷ XVII-XVIII giữa Thăng Long- Phú Xuân và 1954-1975 giữa Sài Gòn- Hà Nội.
Bản chất vấn đề là Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một,vì do cùng một cội nguồn lịch sử và cùng một sứ mệnh lịch sử trong đó có sứ mệnh đấu tranh thống nhất đất nước.
Một trong những giá trị đặc trưng của ba đô thị Hà Nội, Huế, Sài Gòn đó là giá trị văn hiến. Chính giá trị văn hiến đã kết nối bền chặt tình cảm và sứ mệnh của nhân dân của ba địa phương, đại diện cho ba miền đất nước đã đi đến việc Kết nghĩa của ba thành phố 60 năm trước.
Nguyên Phương
Chiều ngày 17/12, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với New Space Arts Foundation tổ chức buổi ra mắt tập sách“Cổ tích tàu không số” của nhà thơ Ngô Minh tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế (15 Lê Lợi, Tp. Huế).
“Đào tạo chuyên ngành âm nhạc dân tộc học tại Học viện âm nhạc Huế” là chủ đề Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Học viện Âm nhạc Huế tổ chức, diễn ra trong hai ngày 15 và 16/12, tại số 1, Lê Lợi, Huế.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2011), chiều 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật phối hợp với Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh “Mười Mười Hai” diễn ra tại 26, Lê Lợi, Huế.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2011), chiều ngày 10/12, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thừa Thiên Huế năm 2011.
SHO - Nhân kỷ niệm 9 năm ngày mất của Nhà thơ Tố Hữu, tối ngày 9/12, tại hội trường trung tâm huyện Quảng Điền, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Điền tổ chức đêm thơ “Quê mẹ của ta ơi”.
Sông Hương kỳ này dành một số lượng khá nhiều trang cho các bài viết trong chuyên đề Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911 – 12/12/2011) và 70 năm ra đời tác phẩm Tôi đi học. Bạn đọc sẽ trôi vào miền hoài tưởng về những kỷ niệm của thời thơ ấu, những cảm nhận tinh tế của những người học trò xưa về “Tôi đi học” thông qua các bài viết của Thái Kim Lan, Đông Hương, Võ Quang Yến, Nguyễn Đặng Mừng, Đặng Tiến.
Tối ngày 27/1, ba họa sĩ Cố đô Huế là Đặng Mậu Tựu, Phan Thanh Bình, Lê Văn Nhường phối hợp với Gallery Phương Mai khai mạc phòng triển lãm tranh với chủ đề "Màu mưa Huế", diễn ra tại số 129B Lê Thánh Tôn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
SHO - Chiều ngày 26/11, Tạp chí Sông Hương và nhóm bạn bè thân hữu đã tổ chức buổi giới thiệu tuyển tập thơ văn "Người trẻ dáng nâu" của cố nhà thơ Nguyễn trung Bình nhân 2 năm ngày anh đi xa (2009-2011).
SHO - Sau cuộc hành trình thành công vang dội xuyên suốt Đông Nam Á, Liên hoan phim khoa học dành cho trẻ em và thanh thiếu niên lần này đã đến với Việt Nam.
SHO - Trong hai ngày 18 và 19/11, các hoạt động hội thảo, triển lãm và trình diễn nghệ thuật của ba nghệ sĩ đến từ châu Âu và các nghệ sĩ Việt Nam đã diễn ra sôi nổi tại Đại học Nghệ Thuật Huế (Số 10 Tô Ngọc Vân – Tp. Huế).
SHO - Sáng ngày 18/11, tại trụ sở Liên Hiệp Các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (16 Lê Lợi) đã diễn ra lễ trao tặng thưởng văn chương của Hội Hữu nghị San Francisco – Tp. Hồ Chí Minh cho nhà văn Trần Thùy Mai.
SHO - Từ ngày 14-19/11, Ba nghệ sĩ Paul Schwer, Barney Steel và Thomas Feuerstein đến từ châu Âu sẽ có những hoạt động nghệ thuật tại Huế thông qua sự trình diễn và hội thảo về những ý tưởng mới, cũng như khuyến khích đối thoại về các lĩnh vực sắp đặt, nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa và nghệ thuật video.
SHO - Tối ngày 6/11, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Hội nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT - Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức đêm tổng kết, bế mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2011.
Sáng ngày 04/11, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2011, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Tạp chí Sông Hương vừa phát hành trên toàn quốc số 273, tháng 11.2011.
SHO - Chiều ngày 1-11, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Nhật Bản - vương quốc của những nhân vật biểu trưng và hoạt hình” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 7 Lê Lợi, TP Huế).
SHO - Sáng ngày 19/10, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng báo chí văn nghệ và nghiệp vụ biên tập, quảng bá tác phẩm VHNT trên báo chí VHNT tỉnh, thành phố” khu vực phía Bắc, diễn ra tại thành phố Lạng Sơn.
SHO - Sáng ngày 16/10, tại số 6 Lê Lợi, Huế, Hội bảo tồn di sản chữ Nôm đã trao giải thưởng thường niên Balaban năm 2011 cho ông Phan Anh Dũng, chuyên viên phần mềm Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế.
Ngày 06/10,UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Thông báo số 263/TB-UBND về Kết luận của ông Ngô Hòa - Phó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh về việc thành lập Bảo tàng Văn hóa Huế tại buổi làm việc với Thành ủy và UBND thành phố Huế.
SHO - Hai đêm cuối 4 và 5/10, Liên hoan phim Đức tại Huế chuyển địa điểm chiếu từ Trung tâm Văn hóa Thông tin về Trung tâm Văn hóa Liễu Quán - Huế. Khán giả Huế vẫn tiếp tục đội mưa đến với phim Đức.