Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Tại Hội thảo
Hội thảo “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” được tổ chức vào thời điểm vừa tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định: Giá trị VHNT Hà Nội – Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng, là những giá trị tiêu biểu, nền tảng của văn hóa Việt Nam. Mỗi thành phố đều xây dựng và tạo nên gương mặt VHNT riêng, bản sắc riêng, đa dạng, muôn vẻ trên nền tảng văn hóa dân tộc, văn hóa Việt Nam. Chính từ những bản sắc riêng, đặc điểm riêng đã tạo nên bức tranh tổng thể của văn học nghệ thuật Việt Nam.
![]() |
Trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tổ chức hội thảo. |
“Có thể nói trong dòng chảy của VHNT Việt Nam nói chung thì VHNT 3 thành phố luôn giữ và phát huy vai trò của mình là dòng chủ lưu trong tồn tại và phát triển. Điều này được minh chứng bằng những đóng góp qua các sản phẩm sáng tạo VHNT từng giai đoạn lịch sử, mang ý nghĩa văn hóa cũng như ý nghĩa xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước”, NSND Trần Quốc Chiêm nhấn mạnh.
Đời sống văn học, nghệ thuật 3 thành phố ngày càng sôi động, có nhiều chuyển biến tích cực, đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại và sâu sắc hơn về phương thức thể hiện. Đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, đề tài về công cuộc đổi mới đất nước, nhất là các vấn đề lớn, phức tạp, nóng bỏng của đời sống xã hội được phản ánh chân thực, sinh động hơn trong các loại hình văn học, nghệ thuật. Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao, có sức lan tỏa sâu rộng trong nước và trên thế giới đã ra đời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần hình thành nên nguồn lực và động lực nội sinh để phát triển đất nước.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại hội thảo. |
Hội thảo đã đánh giá các ưu điểm, thành tựu, các ý kiến, tham luận cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, bất cập của VHNT 3 thành phố 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, từ việc sưu tầm nghiên cứu, phát triển văn nghệ dân gian, định hướng phát triển âm nhạc, nâng cao chất lượng văn chương, đặc biệt là văn học trẻ, rồi hoạt động mỹ thuật, sáng tạo nghệ thuật trong cơ chế thị trường...Đồng thời đề xuất định hướng, giải pháp xây dựng, phát triển VHNT trong giai đoạn mới.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế cho Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội. |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: “Nền văn học chúng ta hướng đến là góp phần cùng Đảng, Nhà nước xây dựng đất nước Việt Nam phát triển. Theo đó, chúng ta cần xây dựng một nền VHNT vì nhân dân, vì dân tộc, vì nhân bản. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng, song chưa mấy ai trong chúng ta bằng lòng với những gì đã làm được bởi yêu cầu của cuộc sống, của khát vọng vươn tới cái đẹp, cái tốt lành của VHNT còn ở phía trước đòi hỏi văn nghệ sĩ chúng ta không ngừng nỗ lực mới đạt được.”
Trong khuôn khổ chương trình, sáng 21/3 tại Nhà khách Quốc hội, số 27 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hà Nội – Huế - TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”. Triển lãm trưng bày 90 tác phẩm của các nghệ sĩ nhiếp ảnh ba tỉnh – thành phố. Các tác phẩm phản ánh những thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của 3 trung tâm văn hóa chính trị lớn của đất nước.
![]() |
Cắt băng khai mạc triển lãm |
Mỗi tác phẩm là một khoảnh khắc mà ở đó tác giả đã đưa người xem đến với những cảnh sắc thiên nhiên, di sản, cuộc sống, con người ở mỗi vùng đất. Đó là vẻ đẹp của mái đình cổ, điệu múa dân gian xưa, hội vật đầu xuân, hội đua ghe, hội đu nhún, đu tiên, những nghệ nhân nghề làm miến, làm tò he, làm hoa giấy…; Đó là những nét đẹp của đô thị hiện đại hiện hữu trong hình ảnh của những tòa nhà, ga tàu điện ngầm, du thuyền, múa đương đại…; Đó là vẻ đẹp những di sản như cầu Thê Húc, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); bến Nhà Rồng, chùa Pháp Hoa (TP. Hồ Chí Minh), cầu Trường Tiền, điện Kiến Trung trong Hoàng thành Huế…
![]() |
Các đại biểu, văn nghệ sĩ chụp hình lưu niệm tại nhà tù Hỏa Lò |
Tối 20/3, đoàn đại biểu đã tham gia Chương trình “Đêm linh thiêng” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.
Phương Anh
(Tổng hợp)
Chiều 30/6, tại TP Huế đã diễn ra Hội nghị đối thoại giữa Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương với đoàn viên, thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Huế trong kỷ nguyên số".
Sáng ngày 30/6, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh tổ chức Họp báo thông báo về kỳ họp lần thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Sáng 28/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức diễn ra với môn thi đầu tiên Ngữ Văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Đây cũng là môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi này.
Chiều ngày 27/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế ( Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng – TP Huế), họa sĩ Đặng Mậu Tựu phối hợp vơi Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Triển lãm ““Aotearoa – Một miền mây trắng”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế.
Tối 23/6, tại đảo Bồng Lai – hồ Tịnh Tâm (TP Huế), Sở Du lịch phối hợp với công ty TNHH LAATA Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và một số doanh nghiệp khác ở trong và ngoài tỉnh đã tổ chức Lễ Khai mạc “Ngày hội Sen Huế 2023 – Sen tô sắc Huế”.
Chiều 23/6, tại công viên Bùi Thị Xuân (TP Huế) đã diễn ra diễn tập chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quy mô cấp tỉnh trên sông Hương. Đến dự có ông Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vừa qua, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức các hoạt động, Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023) vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2023, kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen.
Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2023), sáng ngày 21/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Chiều 20/6, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt báo chí và trao giải báo chí Hải Triều lần thứ IV – 2023 nhân Kỷ niệm 98 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).
Sáng ngày 20/6, Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), Đại diện Ban Giám đốc Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Tối ngày 17/6, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố Đô Huế, 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Sáng 17/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Sở Văn hoá và Thể thao, Hội thư pháp Truyền thừa của Đài Loan tổ chức khai mạc triển lãm “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – Thơ vua Thiệu trị qua Thư pháp Truyền thừa của Đài Loan”.
Nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới, chiều 16/6, tại Trường lang Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Diễn xướng Cung đình Huế qua tác phẩm Mỹ thuật".
Sáng 16/6, tại Hiển Lâm Các - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm (1993-2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003-2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay với chủ đề " Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương trên tạp chí văn nghệ”.
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số báo đầu tiên, tối ngày 10/6, tại Nhà kèn Công viên 3/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đêm thơ hoạ với chủ đề “Sông Hương – Một dòng thơ”
Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số đầu tiên (1983 – 2023) và chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chiều 10/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Về miền Di sản”.
Sáng ngày 10/6, Tạp chí Sông Hương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (1983-2023).
Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)
Quý bạn đọc thân mến.
Bốn mươi năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).