Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Tại Hội thảo
Hội thảo “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” được tổ chức vào thời điểm vừa tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định: Giá trị VHNT Hà Nội – Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng, là những giá trị tiêu biểu, nền tảng của văn hóa Việt Nam. Mỗi thành phố đều xây dựng và tạo nên gương mặt VHNT riêng, bản sắc riêng, đa dạng, muôn vẻ trên nền tảng văn hóa dân tộc, văn hóa Việt Nam. Chính từ những bản sắc riêng, đặc điểm riêng đã tạo nên bức tranh tổng thể của văn học nghệ thuật Việt Nam.
![]() |
Trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tổ chức hội thảo. |
“Có thể nói trong dòng chảy của VHNT Việt Nam nói chung thì VHNT 3 thành phố luôn giữ và phát huy vai trò của mình là dòng chủ lưu trong tồn tại và phát triển. Điều này được minh chứng bằng những đóng góp qua các sản phẩm sáng tạo VHNT từng giai đoạn lịch sử, mang ý nghĩa văn hóa cũng như ý nghĩa xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước”, NSND Trần Quốc Chiêm nhấn mạnh.
Đời sống văn học, nghệ thuật 3 thành phố ngày càng sôi động, có nhiều chuyển biến tích cực, đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại và sâu sắc hơn về phương thức thể hiện. Đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, đề tài về công cuộc đổi mới đất nước, nhất là các vấn đề lớn, phức tạp, nóng bỏng của đời sống xã hội được phản ánh chân thực, sinh động hơn trong các loại hình văn học, nghệ thuật. Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao, có sức lan tỏa sâu rộng trong nước và trên thế giới đã ra đời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần hình thành nên nguồn lực và động lực nội sinh để phát triển đất nước.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại hội thảo. |
Hội thảo đã đánh giá các ưu điểm, thành tựu, các ý kiến, tham luận cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, bất cập của VHNT 3 thành phố 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, từ việc sưu tầm nghiên cứu, phát triển văn nghệ dân gian, định hướng phát triển âm nhạc, nâng cao chất lượng văn chương, đặc biệt là văn học trẻ, rồi hoạt động mỹ thuật, sáng tạo nghệ thuật trong cơ chế thị trường...Đồng thời đề xuất định hướng, giải pháp xây dựng, phát triển VHNT trong giai đoạn mới.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế cho Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội. |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: “Nền văn học chúng ta hướng đến là góp phần cùng Đảng, Nhà nước xây dựng đất nước Việt Nam phát triển. Theo đó, chúng ta cần xây dựng một nền VHNT vì nhân dân, vì dân tộc, vì nhân bản. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng, song chưa mấy ai trong chúng ta bằng lòng với những gì đã làm được bởi yêu cầu của cuộc sống, của khát vọng vươn tới cái đẹp, cái tốt lành của VHNT còn ở phía trước đòi hỏi văn nghệ sĩ chúng ta không ngừng nỗ lực mới đạt được.”
Trong khuôn khổ chương trình, sáng 21/3 tại Nhà khách Quốc hội, số 27 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hà Nội – Huế - TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”. Triển lãm trưng bày 90 tác phẩm của các nghệ sĩ nhiếp ảnh ba tỉnh – thành phố. Các tác phẩm phản ánh những thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của 3 trung tâm văn hóa chính trị lớn của đất nước.
![]() |
Cắt băng khai mạc triển lãm |
Mỗi tác phẩm là một khoảnh khắc mà ở đó tác giả đã đưa người xem đến với những cảnh sắc thiên nhiên, di sản, cuộc sống, con người ở mỗi vùng đất. Đó là vẻ đẹp của mái đình cổ, điệu múa dân gian xưa, hội vật đầu xuân, hội đua ghe, hội đu nhún, đu tiên, những nghệ nhân nghề làm miến, làm tò he, làm hoa giấy…; Đó là những nét đẹp của đô thị hiện đại hiện hữu trong hình ảnh của những tòa nhà, ga tàu điện ngầm, du thuyền, múa đương đại…; Đó là vẻ đẹp những di sản như cầu Thê Húc, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); bến Nhà Rồng, chùa Pháp Hoa (TP. Hồ Chí Minh), cầu Trường Tiền, điện Kiến Trung trong Hoàng thành Huế…
![]() |
Các đại biểu, văn nghệ sĩ chụp hình lưu niệm tại nhà tù Hỏa Lò |
Tối 20/3, đoàn đại biểu đã tham gia Chương trình “Đêm linh thiêng” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.
Phương Anh
(Tổng hợp)
Sáng ngày 9/1, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, gia tộc họ Phùng, văn nghệ sỹ, trí thức và những người yêu mến đã tổ chức đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và vợ là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm về an táng tại nghĩa trang Thanh Thủy Thượng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế theo di nguyện của nhà thơ.
Chiều ngày 06/01/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ và gặp mặt cơ quan báo chí nhân dịp đầu năm mới 2011 nhằm thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch 2011 và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đảng và đón Tết nguyên đán Tân Mão.
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.