Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.
Dọn bớt rau muống trên hồ Tịnh Tâm
Nói nhiều mà chưa được nghe
Bắt đầu câu chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Thiện Hùng – một trong những hộ dân trực tiếp tham gia trồng sen trong hồ Tịnh – có vẻ nản: “Nói mãi rồi đã được ai nghe đâu. Nói nữa thì cũng vậy thôi”. Hướng tầm mắt ra giữa hồ, ông Nguyễn Thiện Hùng buồn buồn: “Mấy cây sen loe ngoe nớ là sản phẩm còn lại của chúng tôi sau 3 lần thả đó. Mỗi lần thả sen, hết cả bạc triệu. Mấy mùa trước còn trông được nửa vụ, riêng năm nay thì mất trắng, không được đồng nào”.
Hồ Tịnh Tâm (hồ Tịnh) là một trong những di tích cảnh quan được kiến tạo dưới triều Nguyễn và được xem là một trong 20 cảnh quan đẹp nhất xứ Thần Kinh. Hồ Tịnh nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Hồ là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam những năm thuộc thế kỷ 19 với sự bài bố cầu kỳ, hết sức tinh mỹ, hài hoà với thiên nhiên. Nổi bật là những cánh hoa sen được trồng giữa lòng hồ, đến mùa, sen nở rộ dưới mặt hồ tạo nên những sắc màu lung linh và huyền ảo đến nao lòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị Huế, những sắc màu lung linh và huyền ảo ấy đang lụi dần trước áp lực của nguồn nước xả thải ô nhiễm.
Năm 2012, từ hoang tàn phế tích, việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đưa Trung tâm Văn hoá Tịnh Tâm vào hoạt động đang từng bước đánh thức danh thắng này. Trung tâm Văn hoá Tịnh Tâm chính thức được khai trương nhân Festival Huế 2012 với mục đích khai thác giá trị di sản triều Nguyễn, tạo sản phẩm du lịch mới cho Huế; đồng thời, mong muốn khôi phục lại sen Tịnh nức tiếng một thời.
“Để có được mùa sen thắng lợi năm 2012, chúng tôi đã đầu tư kinh phí rất lớn để nạo vét hồ trong khu vực được kinh doanh. Nhờ đó, mùa sen năm ấy đã kịp cho dịp Festival Huế. Tuy nhiên, vì khả năng tài chính có hạn nên chúng tôi không thể thực hiện việc này thường xuyên. Trong khi, nguyên nhân chính khiến sen hồ Tịnh không thể sống nổi là do nước quá ô nhiễm dồn về từ các ống cống xả thải. Thậm chí, nhiều người dân quanh khu vực vẫn còn coi Tịnh Tâm như túi rác, vô tư phóng sinh ốc – kẻ thù của sen, xuống hồ và thả vàng mã chưa hoá” – anh Đào Hoàng Nam, chủ đầu tư Trung tâm Văn hoá Tịnh Tâm, cho biết.
Cần quy trình toàn diện
Mặc dù rất tha thiết góp phần phục hồi lại được sen Tịnh và mong muốn biến vị trí đắc địa đến trong mơ cũng khó thấy của Tịnh Tâm thành một điểm sáng văn hoá lành mạnh, điểm đến thú vị cho du khách…, nhưng với thực trạng hiện nay, anh Nam lo sẽ là lực bất tòng tâm với màu sen mát dịu. “Sen lớn lên từ bùn nhưng nước quá bẩn thì sen sẽ không sinh tồn được. Chúng tôi chỉ là đơn vị kinh doanh nhỏ không thể năm nào cũng đầu tư lượng kinh phí lớn cho việc này. Việc tốt nhất mà bây giờ chúng tôi có thể làm là thường xuyên thuê người vệ sinh thực bì quanh hồ, thả cá, gìn giữ không gian lành mạnh cho khu vực và chờ dự án dài hơi của cấp trên” – anh Nam nói thêm.
Theo ông Lê Công Sơn – Trưởng phòng Cảnh quan môi trường (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô – BTDTCĐ Huế), hồi sinh sen Tịnh không phải là chuyện không thể làm được, nhưng quan trọng là phải có đủ tiền để tiến hành một quy trình toàn diện nhằm giải quyết vấn đề nước ô nhiễm ở đây. Tịnh Tâm phải có hệ thống xả thải tách biệt, không đi vào hồ thì may ra mới giải quyết được triệt để vấn đề này. Hiện nay, do chưa có khả năng về kinh phí nên Trung tâm BTDTCĐ Huế cũng chưa thể thực hiện việc vệ sinh lòng hồ Tịnh và trồng sen ở đây. Trước mắt, chỉ mới tạm giao cho người đấu thầu mở dịch vụ ở trong khu vực làm. “Sen Tịnh phát triển tốt là nhờ có tầng đáy. Do ô nhiễm nguồn nước, lượng nước xả thải từ các cống sinh hoạt trong khu vực lại liên tục dồn về, tầng đáy lâu ngày không được xử lý nên sen không thể đứng được. Với thực trạng này, chúng ta cần phải có sự đánh giá, nghiên cứu bài bản, toàn diện, có giải pháp đồng bộ và quy trình cụ thể thì mới cải thiện được tình hình cho sen Tịnh” – ông Sơn nhấn mạnh.
TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, thông tin thêm: “Đến nay vẫn chưa có dự án về hồ Tịnh Tâm được phê duyệt nên trong tương lai gần, chưa thể làm gì có quy mô ở đây. Trước mắt, chúng tôi có chủ trương tạo điều kiện cho tư nhân khai thác không gian này để chống hoang phế, chống tệ nạn xã hội và bảo vệ di tích. Trên đảo Bồng Lai đã làm khá tốt mô hình này. Đối với đảo Phương Trượng, dự định tiếp tục tạo điều kiện cho Trường đại học Nghệ thuật Huế tổ chức các hoạt động phù hợp, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Trong thời gian tới, nếu Trường đại học Nghệ thuật Huế không sử dụng thì chúng tôi sẽ giao cho tư nhân, kèm điều kiện bảo vệ hồ nước xung quanh, dọn dẹp thực bì và chăm sóc để sen có thể mọc trở lại”.
Theo Thừa Thiên Huế Online
mới, sáng ngày 01/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế chủ trì và phối hợp với Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Huế tổ chức “Chương trình chào đón khách du lịch đầu tiên đến Thừa Thiên Huế bằng đường hàng không năm 2024”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sáng 1.1, Ban tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện lễ Ban sóc triều Nguyễn tại quảng trường Ngọ Môn - Huế và công bố chương trình Festival Huế 2024.
Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2024 sẽ diễn ra từ 20 giờ 00 ngày 31/12/2023 đến 00 giờ 30 ngày 01/01/2024 tại Ngã 6 đường Hùng Vương, thành phố Huế với chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn.
Chiều 27-12, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Hoàn gia lý".
Chiều 27/12, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, TP. Huế, Ban tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” đã thông tin đến các cơ quan báo chí một số nội dung về Hội thảo.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Trong những năm qua, trước những thực tế an ninh trật tự ngày càng phức tạp đang diễn diễn ra, Ban Chỉ huy Công an xã Thủy Phù chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác vận động người dân tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, đồng thời đơn vị đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tích cực giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền công an xã. Có thể nói, Công an xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế là điểm sáng của mô hình công an xã chính quy, họ xứng đáng là những người hết lòng, tận tùy vì bình yên cuộc sống hôm nay.
Sáng ngày 27/12, Liên Hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Tôn vinh văn nghệ sĩ và Trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2023.
Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy".
Chiều 21/12, tại Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế). Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức Triển lãm ảnh Văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN năm 2023.
Vừa qua, trang web Taste Atlas chuyên về ẩm thực nổi tiếng thế giới đã công bố danh sách "Những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023 - Best Food Cities in the World" nhằm vinh danh nền ẩm thực địa phương của các điểm đến. Thành phố Huế vinh dự được đánh giá xếp hạng thứ 28 trong các thành phố có các món ăn ngon trên thế giới.
Tối 16/12, tại Nhà Kèn Huế, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình ca nhạc "Tác phẩm mới 2023".
Tối ngày 15/12, tại Phủ Nội Vụ Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế tổ chức Chương trình nghệ thuật "Tình Huế ngày đông". Đây là sự kiện khép lại Festival Huế mùa đông 2023.
Sáng ngày 15/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khai mạc trưng bày, triển lãm tư liệu Hán - Nôm năm 2023.
Sáng ngày 14/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Khai mạc Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng”.
Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Mùa lễ Giáng Sinh năm 2023 và năm mới 2024, sáng nay 14/12, Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc mừng Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế.
Chiều ngày 12/12, tại Tạp chí Sông Hương, Ban Sơ khảo đã có cuộc họp tổng kết vòng Sơ khảo cuộc thi “Thơ Huế 2023”.
Tối 12/12, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Huế by light - The live show”.
Sáng ngày 10/12/2023, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan tổ chức chào đón đoàn khách từ Du tàu Diamond Princess cập Cảng Chân Mây.
Chiều tối ngày 11/12, tại Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm mừng ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2023). Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.
Tối ngày 08/12, tại quảng trường Ngọ Môn – Đại Nội Huế đã diễn ra chương trình nghệ thuật Khai mạc Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 với chủ đề “Giai điệu bốn mùa”.