Vào tối 10/02 (14 tháng giêng), cùng chung bầu không khí thơ Nguyên Tiêu của cả nước, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Đinh Dậu (2017) với chủ đề “Tiếng vọng mùa xuân”.
Tại đêm thơ, công chúng yêu thơ đã được nghe lại những bài thơ xưa đã đi vào lòng dân tộc, như bài Nguyên Tiêu của Hồ Chí Minh (nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm), Thưa mẹ, trái tim của Trần Quang Long (nghệ sĩ Văn Liêm diễn ngâm);
Nhà thơ Đông Hà - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà Văn TT-Huế đọc phát biểu khai mạc
Nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm bài Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nghệ sĩ Văn Liêm diễn ngâm bài Thưa mẹ, trái tim của Trần Quang Long
những bài thơ đã làm rung động bao thế hệ những người yêu thơ tại Huế như Cho anh tựa vào em của Lâm Thị Mỹ Dạ (nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm), Bảy màu mưa Huế của Nguyễn Văn Phương (nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm), Hoài niệm rong rêu của Nhất Lâm (nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm), Mùa hoa ngọc lan của Nguyễn Xuân Hoàng (nghệ sĩ Văn Liêm diễn ngâm);
Nhà thơ Ngàn Thương trình bày bài thơ Về Hóa Châu
Nhà thơ Triệu Nguyên Phong trình bày bài thơ Tuổi xuân với cánh hoa rừng
những bài thơ mới của các nhà thơ Huế được chính họ trình bày như Về Hóa Châu của Ngàn Thương, Tuổi xuân với cánh hoa rừng của Triệu Nguyên Phong, Với xuân của Trần Văn Liêm, Nắng của Đặng Văn Sử, Hôm qua Xuân đến thật rồi của Phạm Xuân Phụng, Yêu Xuân của Xuân Thảo, Xuân Việt Nam của Nguyễn Nguyên An, Gánh của Nguyễn Loan, Tình ca Sông Bồ của Đức Lợi, Khúc Xuân của Nguyễn Như Huyền, Nhạc Trịnh của Mai Văn Hoan, Lời ru ngọn lửa của Đức Sơn;
Nhà thơ Xuân Thảo trình bày bài thơ Yêu Xuân
Nhà thơ Nguyễn Nguyên An trình bày bài thơ Xuân Việt Nam
những bài thơ của các bạn học sinh, sinh viên như Xuân về của Nguyễn Văn Hậu (ĐHKH Huế), Yêu Huế của Nguyễn Phúc Minh Nhật (Quốc Học Huế).
Tác giả Nguyễn Phúc Minh Nhật trình bày bài thơ Yêu Huế
Tác giả Nguyễn Văn Hậu trình bày bài thơ Xuân về
Công chúng yêu thơ cũng đã được thưởng thức các ca khúc bất hủ Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao, Một mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải, Lời ru trên nương của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Ca sĩ Lan Anh thể hiện ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ
Trong chuỗi hoạt động của ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn đã kết nối với các Hội thơ, các Câu lạc bộ thơ trên địa bàn tỉnh tổ chức các chương trình thơ.
Nhà thơ Mai Văn Hoan trình bày bài thơ Nhạc Trịnh
Bên cạnh đó, cũng trong sáng cùng ngày, Hội Nhà văn TT-Huế đã tổ chức “Viếng mộ thi nhân”, thắp hương cho các thi nhân, các chí sĩ và các văn nghệ sĩ. Đây là hoạt động thường được tổ chức vào mỗi dịp Nguyên Tiêu của Hội nhằm tri ân các thế hệ đã đóng góp cho thi cả của tỉnh nhà và đất nước.
Nhà thơ Đức Sơn trình bày bài thơ Lời ru ngọn lửa
Đêm thơ Nguyên Tiêu được tổ chức thường niên là dịp để những người yêu thơ, yêu văn học thưởng thức lại những bài thơ mà từ lâu đã đi vào lòng người, những bài thơ về Huế, về quê hương Việt Nam thân yêu, thưởng thức những sáng tác mới của các nhà thơ xứ Huế đồng thời nghe lại những giai điệu quen thuộc, nồng ấm trong không khí ngan ngát hương xuân.
Hữu Cao
Chiều ngày 06/07/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra cuộc triển lãm - trình diễn âm nhạc đương đại của Võ Hà Hạnh Nhân và các bạn trên nền 24 bức tranh sơn mài trừu tượng của cố họa sĩ Võ Xuân Huy.
Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
Chiều 28/06, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh, thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo thông tin về nội dung và thời gian tổ chức Kỳ họp thường lệ lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2024, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức Tọa đàm và Giới thiệu sách “Áo dài truyền thống – Hành trình trở lại” vào chiều ngày 25/06/2024.
Trong khuôn khổ Festival Huế 2024, Tuần lễ Áo dài cộng đồng sẽ là chuỗi hoạt động cuối cùng của Lễ hội mùa Hạ.
Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra những cuộc gặp gỡ thân mật của lãnh đạo ban ngành các cấp trong tỉnh.
Chiều 19/06, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trao giải Báo chí Hải Triều năm 2024 và tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí cho các nhà báo lão thành, nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 – 2024), đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy đã có buổi nói chuyện thân mật với đông đảo các văn nghệ sĩ của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội đồng nhân dân tỉnh đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào sáng 17/06, thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế xã hội, phát huy trí tuệ, dân chủ để xem xét thông qua các nghị quyết.
Đó là một trong số các các kết luận được ban tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vui mừng chia sẻ, trong cuộc họp báo tổng kết chiều 13/06, do UBND tỉnh tổ chức. Ước tính, 6 ngày đêm lễ hội đã thu hút trên 100.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tối 12/06, chương trình nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại Nội đã khép lại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024. Đọng lại trong giây phút giã bạn là rất nhiều luyến lưu. Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, ban tổ chức và người dân Thừa Thiên Huế đã để lại rất nhiều ấn tượng với du khách bốn phương cùng một mùa Festival thành công.
Sáng ngày 10/6/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giới thiệu sách và trao tặng quà cho học sinh mồ côi của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh – Phó giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trước khi sự kiện bắt đầu diễn ra, tại cổng Ngọ Môn, khán giả đã xếp hàng nối hàng khá dài ở cửa soát vé, cùng nhau tiến vào phía bên trong Đại Nội, đến gần điện Kiến Trung. Tâm trạng của hàng người ấy háo hức như đang hình dung sẽ được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc đặc sắc, thứ âm nhạc đã đi vào lòng người nhiều thế hệ của Trịnh Công Sơn.
Tối 9/6, 20 chiếc thuyền rồng thả hoa đăng trên sông Hương, như nối kết truyền thống và hiện đại trong niềm tin tâm linh. Lễ hội với ý nghĩa “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” và “hộ quốc an dân” thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa Phật giáo và đời sống con người.
Theo dòng sự kiện Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tể Huế 2024, lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã khai mạc và bắt đầu quảng diễn vào chiều 08/6; từ 16h00 - 18h00 tại các trục đường chính của Thành phố Huế.
“Dạo chơi vườn Huế” là cuộc triển lãm mỹ thuật tiếp theo trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, diễn ra trong một khu vườn - không gian xanh mát đầy sắc màu.
Trong đêm khai mạc tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tối 7/6. Điện Kiến Trung, Đại Nội trở thành một không gian ánh sáng với rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mãn nhãn, hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Mùa lễ hội đã chính thức bắt đầu.
Trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cũng đã hoan hỉ khai mạc triển lãm Văn hóa Phật giáo vào sáng ngày 07/06/2024, tại 15A Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 06/06/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị - 17 Lê Lợi Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Phú Lộc qua nghệ thuật Ký họa”. Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển”.