Thầy Nguyễn Văn Tám - Giáo viên Vật Lý Trường THCS cùng 2 học sinh Nguyễn Hoàng Phi Long - HS lớp 8/1 và Hồ Văn Anh Kim - HS lớp 9/1... Trường THCS Điền Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nghĩ ra ý tưởng chế tạo mô hình “ Lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời”.
Đây là mô hình thiết thực. Góp phần cải thiện về nguồn nước ngọt cho cư dân và người lính hải đảo.
Trong căn nhà thầy Tám ở xã Điền Hòa, bên cạnh những thiết bị mang đi thi cấp quốc gia, vẫn còn những sáng kiến đạt giải cấp tỉnh của các em học sinh trường THCS Điền Hòa. Trong đó, ấn tượng nhất là thiết bị “biến nước biển thành nước ngọt” của hai em Nguyễn Hoàng Phi Long (lớp 8/1) và Hồ Văn Anh Kim (lớp 9/1).
Đứng bên sáng chế của mình, em Long “thuyết trình” về thiết bị lọc nước biển như một nhà vật lý thực thụ. Long tâm sự: “Em đã ấp ủ ý tưởng này từ lâu vì từ nhỏ đến lớn ở vùng đất Điền Hòa quê em luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt, người ta quý nước ngọt như lúa gạo. Nước giếng khoan thì cũng bị nhiễm phèn. Khi em nói ý tưởng này ra thì rất vui khi được bạn Anh Kim hưởng ứng và cùng chung một ý nghĩ như em nên hai đứa bắt tay vào làm.”
Ở vùng đất chua mặn nằm bên phá Tam Giang, có lẽ hình ảnh đôi quang gánh của mẹ gánh nước ngọt cứ đi về trong ký ức của mỗi em. Để không còn cảnh chắt chiu từng thau nước trên những trảng cát rát bỏng chân người, những học sinh nhỏ tuổi đã vận dụng kiến thức được học để suy nghĩ, sáng tạo.
Dưới sự chỉ dẫn tận tình của thầy Tám, hai em Long và Kim bắt tay vào làm thiết bị lọc nước biển với 500 nghìn đồng từ tiền dành dụm của những bữa sáng.
Nói về sáng kiến của mình, Long cho biết: Thiết bị của em gồm một gương cầu có bề mặt lõm, phản xạ được phần lớn ánh sáng chiếu tới và gắn cố định trên giá đỡ. Một bình dẫn chất lỏng dẫn nhiệt tốt.
Trên thành bình có ống dẫn 1(nước biển), ống dẫn 2 (nước ngọt sau khi lọc), ống dẫn 3 (phần nước mặn còn lại cho ra ngoài xử lý). Bình đựng đặt trước gương ở một vị trí thích hợp, sao cho khi ánh sáng mặt trời phản xạ, bình đựng có thể hấp thụ đủ năng lương nhiệt làm nóng nước. Gương cầu lõm và hệ thống được gắn cố định trên giá đỡ. Thời gian lắp đặt sản phẩm trong vòng một tuần.
Sản phẩm có điểm mới là sử dụng gương cầu lõm để tập trung năng lượng nhiệt từ mặt trời, đun nóng nước làm bay hơi và ngưng tụ. Thành phần nước sau khi lọc ta có thể dùng hệ thống làm sạch nước để tiêu thụ.
Thầy Nguyễn Văn Tám - Người trực tiếp trợ giúp, hướng dẫn cho những sáng kiến của các em - đánh giá: “Thiết bị lọc nước biển có thể vận dụng một cách tích cực vào thực tế đời sống phục vụ sinh hoạt của con người sống ven biển, đầm phá, hải đảo, ngư dân đánh cá xa bờ, lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển khi thiếu nước ngọt.”
Theo những nghiên cứu và tính toán của thầy Tám ở các nơi như vùng biển Trường Sa của Việt Nam, có 9 tháng nắng, lượng nước mưa dự trữ được không thể đủ dùng cho thời gian dài.
Vì thế, các thiết bị này có thể tận dụng năng lượng mặt trời ở những vùng có đặc tính nắng nóng kéo dài, “sản xuất” nước ngọt giúp người dân, cán bộ chiến sỹ trên đảo cũng như ngư dân đánh bắt dài ngày.
Với tính thiết thực của đề tài “Thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời" đã đạt giải 3 trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật dành cho thanh - thiếu niên và nhi đồng Thừa Thiên Huế lần thứ VII – năm 2014.
Đây là mô hình được ban tổ chức đánh giá cao về tính ứng dụng và là một trong những mô hình được ban tổ chức chọn để dự thi trong cuộc thi toàn quốc sắp tới.
Giúp người nông dân diệt...chuột
Ngày trước người nông dân chỉ:“ Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm". Thì ngày nay, họ còn trông mong làm sao không có chuột cắn phá hoại mùa màng .
Năm 2013, chứng kiến cảnh mất trắng hàng trăm hecta lúa vụ mùa ở miền quê Điền Hòa do chuột phá hoại mùa màng khiến thầy Tám và 2 em học sinh Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc - HS lớp 7/2 trường THCS Điền Hòa nảy sinh ý tưởng làm thiết bị bẫy chuột thông minh giúp nông dân bảo vệ mùa màng.
Để làm được mô hình này, hai chị em Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc mất gần 3 tháng từ suy nghĩ đến sáng chế. Nhìn bên ngoài, thiết bị bẫy chuột thông minh, có dạng hình hộp chữ nhật, bằng cách ghép nhiều tấm mica có độ bền cơ học cao.
Ngoài ra, còn có cửa chuột vào, chỗ để thả mồi, cửa xử lý chuột, đòn bẩy có trục là điểm tựa, tấm chắn bảo vệ làm bằng kim loại có mấu nhọn. Bên cạnh đó, để chuột vào được mà ra không được, chúng em sử dụng nguyên lý của đòn bẩy.
Em Nguyễn Thị Bích Kim kể: "Nếu gọi O là điểm tựa, O1 là vị trí mà chuột bắt đầu đi, O2 là vị trí chuột tác dụng. Khi chuột đi qua vị trí O2 thì đòn bẩy trở về trạng thái ban đầu (vì khoảng cách OO1>OO2), nên lúc này chuột bị nhốt vào trong không ra được, và cứ tiếp tục như vậy bởi quá trình này vẫn lặp lại cho những con chuột khác. Đến lúc chuột được nhốt đầy, ta lại đem xử lý".
Với thiết bị bẫy chuột thông minh này khả năng áp dụng của sản phẩm ở ruộng đồng, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, khu vực có rác thải, sinh hoạt gia đình, nhất là ở vùng quê nông thôn, rất hữu ích với bà con nông dân.
Sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tế của cuộc sống hàng ngày trong thời gian gần đây tại nhà các em học sinh, đem lại hiệu quả khá cao.
Có thể nói rằng, từ thực tiễn cuộc sống khó nhọc của bà con nông dân, ngư dân, những học sinh " trường làng" dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo trẻ đã sáng tạo ra những mô hình thiết thực, lý thú.
Điều quan trọng nhất quan trọng nhất khi nghĩ ra ý tưởng thiết kế những sản phẩm này đã giúp các em nắm bắt được những hứng thú say mê trong sáng tạo, học tập một cách bổ ích.
Theo GD&TĐ
Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kịp thời việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo Ưu tú năm 2014.
Sáng ngày 20/2, bà Thanh Huong Eva Nguyên Binh - Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam vừa nhận công việc nhiệm kỳ mới đã đến thăm trường THCS Nguyễn Tri Phương và giao lưu với các em học sinh học tiếng Pháp của trường.
Phòng trưng bày do Sở Giáo dục & Đào tạo TT-Huế đã tổ chức, và đã đón nhận 9 phòng Giáo dục và Đào tạo của các huyện, thị xã và thành phố Huế tham gia gồm: Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã Hương Trà, Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc; Phòng GD&ĐT huyện A Lưới, Phòng GD&ĐT huyện Nam Đông; Phòng GD&ĐT huyện Phú Vang, Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền, Phòng GD&ĐT huyện Quảng Điền và Phòng GD&ĐT thành phố Huế.
Ngày 20/2, 108 em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 của 9 phòng Giáo dục và Đào tạo của các huyện, thị xã và thành phố Huế sẽ bước vào Hội thi Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp cấp tiểu học năm học 2013 – 2014.
Hương Bình
(SHO). Hội thi giáo viên dạy Ngành học Mầm non lần thứ 8, năm học 2013 – 2014 đang diễn ra ở Nam Đông. 24 giáo viên đến từ 11 trường mầm non trên địa bàn huyện đã tham dự.
Hướng đến chào mừng kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2014), 39 năm ngày giải phóng TT-Huế (26/03/1975 - 26/03/2014), Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế đã tổ chức giải bóng đá sinh viên năm 2014.
Những ngày sau Tết, trong khi học sinh các trường đã bắt đầu bắt nhịp với không khí học tập thì ở huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế, các trường học vẫn còn thiếu vắng hàng chục học sinh.
Sáng 17.2, tại trưởng tiểu học Lê Lợi đã diễn ra lễ khai mạc kỳ thi học sinh giỏi bậc tiểu học thành phố Huế năm học 2013- 2014.
Năm nay, Đại học Huế sẽ tuyển mới 9 ngành do Hội đồng khoa học và đào tạo Đại học Huế họp và thông qua trên cơ sở hội đủ các tiêu chí xét tuyển mã ngành mới theo thông tư 54 của Bộ GD&ĐT.
Đại học Huế vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2014. Theo đó Đại học Huế sẽ tuyển 12.100 chỉ tiêu trong năm 2014.
Chiều 23/1, trường THCS Trần Cao Vân thành phố Huế tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Sở giáo dục -đào tạo TT- Huế vừa tổ chức hội thi Khoa học - kỹ thuật (Intel ISEF) học sinh trung học năm học 2013-2014 với những vấn đề thực tế, gần gũi với cuộc sống ,được thể hiện bởi sự sáng tạo của các em học sinh.
Xác định việc đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số là giải pháp hàng đầu trong chiến lược cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vì vậy, nhiều năm qua, bằng nhiều cách làm hay, thiết thực, chất lượng giáo dục huyện Nam Đông nói chung, con em đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Sáng 28/12, tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) đã khai giảng lớp học mang tên “Trường Đông Inha-Hue" về Vật lý lý thuyết lần thứ Hai.
Ngày 29/12/2013, tại Trường THPT chuyên Quốc Học, Trung tâm EUC đã tổ chức trao Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge (Đại học Cambridge) cho các học sinh đã có thành tích xuất sắc vượt qua kỳ thi do EUC tổ chức vào các ngày 20/10 và 16/11/2013.
Trong 2 ngày 17&18.12, ĐH Huế tổ chức Hội thảo tập huấn về Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu và Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Bỉ và đại diện các trường thành viên của ĐH Huế.
Sáng ngày 19/12, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi tiếp và làm việc với bà Karen Nicholas, Giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Australia. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan và trường Trung cấp Âu Lạc.
Từ ngày 17 - 19/12, ĐH Huế tổ chức hội thảo tập huấn “Hệ thống chuyến đổi tín chỉ châu Âu và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học” cho cán bộ thuộc ĐH Huế và các trường trực thuộc.
Ngày 9/12, Lễ trao học bổng cho các sinh viên nghèo vượt khó học giỏi của Đại học Huế đã diễn ra với sự tài trợ của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Hiệp hội kinh tế Nhật Bản.
Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV) và Tổ chức nhân đạo Hue Help phối hợp với Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế lần đầu tiên thực hiện dự án “Biết bơi để giảm nhẹ rủi ro thiên tai - Kỹ năng sống cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu” trong năm 2013.
Kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh năm 2013 vừa được Sở GD&ĐT tỉnh tổ chức tại Trường THPT Chuyên Quốc Học với 1.838 học sinh tham gia, gồm cả hệ chuyên và hệ phổ thông đã được sở GD & ĐT tỉnh công bố kết quả.