Ngắn dần đều chọn vấn đề khó, vấn đề cơ bản, yếu tính của văn học hiện đại/ đương đại để đối diện, luận bàn: cái nhìn trong sáng tạo, phê bình văn học hôm nay, bản lĩnh và bản sắc của người cầm bút, hướng đến một tư duy lý luận văn học động và mở, sự cách tân trong thơ, tác giả nữ và biểu đạt giới, người viết trẻ tự vẽ những đường bay… Sự đa diện đó của nội dung cuốn sách mở ra nhiều chiều kích, vừa cụ thể vừa khái quát trên nhiều lĩnh vực của văn học: sáng tác, tiếp nhận - nghiên cứu phê bình.
Vững vàng trong lý thuyết, đọc nhiều và đọc đa dạng, bao quát cả nền và đỉnh, cả trung tâm lẫn ngoại biên, quan tâm những người viết văn trẻ, quan tâm cả đời sống văn học trong học đường và văn chương mạng, ý thức về căn tính dân tộc, về khí quyển, thổ nhưỡng văn hóa Việt, tiếp nhận có chọn lọc thành tựu nghiên cứu về lý luận văn học Việt Nam và thế giới, vừa là nhà thơ vừa là nhà phê bình, đam mê và tỉnh táo…, Hoàng Đăng Khoa trình ra những tiểu luận có chiều sâu và khúc chiết, sinh động và tinh tế, thường đặt trong sự cộng sinh phê bình và sáng tác, trong “hoàn cảnh hậu hiện đại”, trong thế mở và động của tư duy lý luận văn học. Hoàng Đăng Khoa thực sự “song hành và đối thoại” với đọc và viết, đối thoại với thời gian và đối thoại với chính mình. Duy lý, duy mĩ và duy cảm, ba trong một. Với bản lĩnh tư duy độc lập, anh không sa vào đám đông, tránh được lối phê bình xu phụ, diễn - bình - tán… Tâm thế nhập cuộc, trên đường xa vừa đi vừa nhìn lại. Không áp đặt, diễn ngôn mở. Dị ứng với quan phương, với phê bình nửa vời, nhìn thấy mà chưa thấu. Anh thẳng thắn chỉ ra và phản biện, nói như Lê Đạt là “đối thoại chứ không đối thụi, tranh luận mà vẫn sang trọng”. Với 7 tập phê bình, tiểu luận, từ Gặp đến Ngắn dần đều, đã hiện lên rõ nét, đầy đặn gương mặt, phong cách và cá tính phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa.
Suy cho cùng, câu chuyện của văn chương là câu chuyện của cái nhìn và biểu đạt. Không phải ngẫu nhiên, Nghệ thuật của cái nhìn mở đầu cho cuốn sách. Đây là tiểu luận có dung lượng dài nhất trong Ngắn dần đều. Có thể nói, tiểu luận này thể hiện khá rõ tạng phê bình, cách nhìn và diễn ngôn của Hoàng Đăng Khoa. Nghệ thuật của cái nhìn như một lời cảnh báo về sự vô cảm, cực đoan, về hiện trạng văn bản tác phẩm ra đời bởi “cặp mắt lạnh tanh, nhìn gần, của thứ máu lạnh”.
Từ thực tiễn tiếp nhận thơ Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng nói riêng, thực tiễn tiếp nhận thơ cách tân nói chung, Hoàng Đăng Khoa phân tích luận bàn về tính khả dụng và giới hạn của lý thuyết tiếp nhận. Trên cơ sở đối chiếu/ tham chiếu giữa các hệ hình thơ, giữa truyền thống và hiện đại/ đương đại, bài viết nhấn mạnh sự khác biệt và đổi mới trong tiếp nhận là ở mối quan hệ: văn bản - người đọc. Chúng ta dễ dàng nhận ra độ trễ trong cách đọc, cách nhìn, kể cả sự lúng túng, chóng mặt, thậm chí quay lưng của không ít người đọc trước tròng trành và đứt gãy từ cái nhìn trong tư tưởng hệ hình, trong “hoàn cảnh hậu hiện đại”. Trong khi đó, với những ca khó như Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng, bên cạnh sự nỗ lực cách tân cần được ghi nhận, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận “thơ của họ cách tân không đồng bộ (nghĩa không theo kịp chữ, hình thức không đi liền với nội dung, hoặc ngược lại…), và không đồng đều (mức độ thành công ở mỗi bài/ câu không giống nhau)” dẫn tới sự tiếp nhận, đánh giá nhiều khi trái ngược, thậm chí đẩy về đầu mút của hai thái cực. Trong bối cảnh ấy, vai trò, trách nhiệm “song hành và đối thoại” của người làm phê bình văn học rất quan trọng. Trước thực tế “không có lý thuyết nào là toàn bích, độc tôn”, Hoàng Đăng Khoa gợi mở giải pháp: “cách hành xử khôn ngoan là tỉnh táo gạn đục khơi trong, đa dạng hóa lý thuyết tiếp nhận”. Thẳng thắn và chân thành, anh mở rộng đối thoại, gợi ra những kinh nghiệm, bài học cho nhiều phía: “Đối với tiếp nhận - phê bình, từ đây người ta có ý thức hơn trong việc nâng tầm đón nhận khi gặp thơ khó, thiết tạo cách đọc mới khi gặp thơ lạ, ứng xử với thơ bằng tâm thế không định kiến, bằng thái độ không phủ nhận sạch trơn… Đối với sáng tác, từ đây người ta táo bạo hơn trong cách tân, dũng cảm hơn trong thể nghiệm… Đối với lý luận thơ, từ đây người ta không đóng khung lý thuyết, không đông cứng thể loại, coi trọng vai trò hướng đạo của lý luận đối với sáng tác, tiếp nhận - phê bình”.
Các phương diện của hai tiểu luận trên đây, đã được tác giả luận sâu hơn trong các tiểu luận khác của tập sách: Hướng đến một tư duy lý luận văn học động và mở, Về phê bình văn học hôm nay, Văn chương và câu chuyện đi tìm nhân dạng… Sự liên kết ấy hình thành mạch diễn ngôn cộng hưởng, logic và cũng là một liên văn bản tạo nên Ngắn dần đều.
Mỗi thế hệ người cầm bút có vẻ đẹp riêng, ưu thế và cả hạn chế riêng. Đổi mới là tất yếu. Gần nửa thế kỷ qua, hiện đại hóa là một quá trình đã được khẳng định trong văn học dân tộc. “Đứng về phe cái khác”, cởi mở, dân chủ và trách nhiệm, Hoàng Đăng Khoa luôn có cái nhìn biện chứng, ý thức trước trang giấy trắng, để tạo ra “những tờ sạch”. Cổ vũ cho cái mới, cái khác…, nhưng anh không quá khích. Anh cũng cảnh báo chớ nên xét nét, vô tình tạo ra sự đối đầu giữa truyền thống với hiện đại. Người viết trẻ có đáng bị bắt bẻ, tên một tiểu luận, là một câu hỏi mở, trực diện, chia sẻ và đầy cảm thông. Đây là một đoạn trong bài viết ấy: “Mỗi thế hệ cầm bút thuộc về một môi sinh riêng, kiến tạo và sở hữu phông nền riêng, đường bay riêng, hệ giá trị riêng. Thế giới vạn trạng, văn chương muôn hình. Văn chương không có lối đi chung cho hai người. Nếu cứ cao đàm khoát luận để can gián bắt bẻ người viết trẻ, áp đặt chân lý lên họ, thì sẽ không tạo sinh được ‘một cuộc gặp gỡ’ nào cả, ngược lại, chỉ làm gia tăng sự xung đột đứt gãy thế hệ mà thôi”.
Trong thời chộn rộn, trong “thế giới phẳng”, khi văn học chuyển động giữa nhiều đường biên mong manh, đan chéo nhau, rất cần cái nhìn trách nhiệm, có lý có tình, khoa học và thực tiễn, liên tài và dự báo. Hơn nữa, “tất cả những người lớn đều từng là trẻ con, nhưng rất ít người trong số đó nhớ về điều đó”. Hoàng Đăng Khoa nhấn mạnh, “mấu chốt vẫn là câu chuyện tài năng”, những người viết trẻ “phải đương đầu và vượt qua các trở ngại khi tìm cách diễn đạt bản thân”. Với kiến văn sâu rộng, với cái nhìn cởi mở, kết hợp giữa lý luận văn học hiện đại/ đương đại và “cây đời xanh tươi” của thực tiễn văn chương, các tiểu luận của anh thường hướng về phía ánh sáng, chữ nghĩa tạo sinh trong thế của tay ga, trên hành trình “tự vẽ đường bay”, “vẫy vào vô tận”.
Cách đặt tên cho các bài viết, cũng như giọng văn tiểu luận thể hiện nội lực ngôn từ đa dạng, hàm súc và giàu chất thơ của tác giả cuốn sách. Mở đầu mỗi tiểu luận là một đề từ. Nếu tập hợp lại sẽ có nhiều câu thơ tự do giàu cảm niệm, vừa khơi gợi vừa dẫn dụ, ví như: người tình như bài thơ/ đọc một đời không hết, ý nghĩ như đại ngàn/ ngựa tung vó đi hoang/ rừng thăm thẳm chân trời tít tắp/ đường tự do có là đường cũ bao giờ, trong màn sống hư ảo/ không gì thực bằng giấc mơ… Văn tiểu luận của Hoàng Đăng Khoa có phong vị tùy bút, nhưng không tứ tán lan man, mà mạch lạc sáng rõ, chắc đặc kiệm lời. Có cái gì tự nhiên như hơi thở. Tự nhiên trong lặng lẽ.
Người chết ngang và đóa buồn nở dọc, tên một tiểu luận như khiêu khích sự tiếp nhận. Bài viết mang đến vẻ đẹp của nỗi buồn, giúp người đọc hiểu thêm lý do của thơ. Bởi vì, “điều đáng sợ không phải là buồn đau, mà là hoặc trơ lì ráo hoảnh, hoặc buồn đau không tận độ. Và những trang sách khiến người đọc khóc được là những trang sách đạt đạo trót đời”. Luận về nỗi buồn mà thấm thía bởi sự chân thành. Nhiều khi luận về nước mắt và yêu thương, tri thức bỗng trở thành yếu đuối. Đó là minh triết của trái tim, của chữ nghĩa thành thật. Có nhiều kiểu sống chết, vấn đề là “làm sao để cái sinh có thể lộng lẫy như đóa hoa mùa hạ, theo đó cái tử có thể lặng lẽ và đẹp đẽ như chiếc lá mùa thu, như cách nói mà nhà thơ Rabindranath Tagore từng xác quyết”.
Nghiêm cẩn trong học thuật, tâm cảm nghệ sĩ và lịch lãm trong văn hóa, văn chương, thông tuệ và khoáng hoạt, Hoàng Đăng Khoa thực sự mang đến những tiểu luận “động và mở”, có sức truyền cảm hứng tới cả người đọc và người viết.
Thì ra, tên sách Ngắn dần đều được Hoàng Đăng Khoa đặt chơi, liên quan đến việc các tiểu luận trong tập sắp xếp theo thứ tự dung lượng chữ từ dài đến ngắn. Đọc Ngắn dần đều, tôi lại thấy cuốn sách mở dần ra chân trời hy vọng vào một thế hệ phê bình văn học mới, trong đó có Hoàng Đăng Khoa.
Đêm đã chìm vào sâu lắng, tôi cứ hình dung phía ngôi nhà văn chương số 4 Lý Nam Đế, hoa đại cứ đổ bóng vào trang viết. Nói như nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ Can Yucel là, “hoa vẫn lặng thầm nuôi lớn nỗi cô đơn”.
L.A.P
(TCSH55SDB/12-2024)
VƯƠNG TRỌNG
Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.
PHẠM PHÚ PHONG
Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.
(Một đôi chỗ cần lưu ý)
CHU TRỌNG HUYẾN
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)
Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.
ĐỖ LAI THÚY
Khi mọi thần thoại gãy đổ, thơ chính là nơi thần linh trú ngụ. (Saint John Perse) |
Tôi không tiến đi đâu cả, Tôi là hiện tại. (Pablo Picasso) |
TRẦN THÙY MAI
(Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)
HỒ THẾ HÀ
Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng:
UÔNG TRIỀU
Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.
Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.
PHẠM PHÚ PHONG
Rừng sâu có trước các dân tộc,
sa mạc đến sau con người
(F.R.de Chateaubriand)
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.
VŨ THÀNH SƠN
Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.
THÚY HẰNG
Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.
ĐÔNG HÀ
Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng.
NGÔ MINH
Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.
NGỌC THẢO NGUYÊN
Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)