Ngắn dần đều chọn vấn đề khó, vấn đề cơ bản, yếu tính của văn học hiện đại/ đương đại để đối diện, luận bàn: cái nhìn trong sáng tạo, phê bình văn học hôm nay, bản lĩnh và bản sắc của người cầm bút, hướng đến một tư duy lý luận văn học động và mở, sự cách tân trong thơ, tác giả nữ và biểu đạt giới, người viết trẻ tự vẽ những đường bay… Sự đa diện đó của nội dung cuốn sách mở ra nhiều chiều kích, vừa cụ thể vừa khái quát trên nhiều lĩnh vực của văn học: sáng tác, tiếp nhận - nghiên cứu phê bình.
Vững vàng trong lý thuyết, đọc nhiều và đọc đa dạng, bao quát cả nền và đỉnh, cả trung tâm lẫn ngoại biên, quan tâm những người viết văn trẻ, quan tâm cả đời sống văn học trong học đường và văn chương mạng, ý thức về căn tính dân tộc, về khí quyển, thổ nhưỡng văn hóa Việt, tiếp nhận có chọn lọc thành tựu nghiên cứu về lý luận văn học Việt Nam và thế giới, vừa là nhà thơ vừa là nhà phê bình, đam mê và tỉnh táo…, Hoàng Đăng Khoa trình ra những tiểu luận có chiều sâu và khúc chiết, sinh động và tinh tế, thường đặt trong sự cộng sinh phê bình và sáng tác, trong “hoàn cảnh hậu hiện đại”, trong thế mở và động của tư duy lý luận văn học. Hoàng Đăng Khoa thực sự “song hành và đối thoại” với đọc và viết, đối thoại với thời gian và đối thoại với chính mình. Duy lý, duy mĩ và duy cảm, ba trong một. Với bản lĩnh tư duy độc lập, anh không sa vào đám đông, tránh được lối phê bình xu phụ, diễn - bình - tán… Tâm thế nhập cuộc, trên đường xa vừa đi vừa nhìn lại. Không áp đặt, diễn ngôn mở. Dị ứng với quan phương, với phê bình nửa vời, nhìn thấy mà chưa thấu. Anh thẳng thắn chỉ ra và phản biện, nói như Lê Đạt là “đối thoại chứ không đối thụi, tranh luận mà vẫn sang trọng”. Với 7 tập phê bình, tiểu luận, từ Gặp đến Ngắn dần đều, đã hiện lên rõ nét, đầy đặn gương mặt, phong cách và cá tính phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa.
Suy cho cùng, câu chuyện của văn chương là câu chuyện của cái nhìn và biểu đạt. Không phải ngẫu nhiên, Nghệ thuật của cái nhìn mở đầu cho cuốn sách. Đây là tiểu luận có dung lượng dài nhất trong Ngắn dần đều. Có thể nói, tiểu luận này thể hiện khá rõ tạng phê bình, cách nhìn và diễn ngôn của Hoàng Đăng Khoa. Nghệ thuật của cái nhìn như một lời cảnh báo về sự vô cảm, cực đoan, về hiện trạng văn bản tác phẩm ra đời bởi “cặp mắt lạnh tanh, nhìn gần, của thứ máu lạnh”.
Từ thực tiễn tiếp nhận thơ Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng nói riêng, thực tiễn tiếp nhận thơ cách tân nói chung, Hoàng Đăng Khoa phân tích luận bàn về tính khả dụng và giới hạn của lý thuyết tiếp nhận. Trên cơ sở đối chiếu/ tham chiếu giữa các hệ hình thơ, giữa truyền thống và hiện đại/ đương đại, bài viết nhấn mạnh sự khác biệt và đổi mới trong tiếp nhận là ở mối quan hệ: văn bản - người đọc. Chúng ta dễ dàng nhận ra độ trễ trong cách đọc, cách nhìn, kể cả sự lúng túng, chóng mặt, thậm chí quay lưng của không ít người đọc trước tròng trành và đứt gãy từ cái nhìn trong tư tưởng hệ hình, trong “hoàn cảnh hậu hiện đại”. Trong khi đó, với những ca khó như Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng, bên cạnh sự nỗ lực cách tân cần được ghi nhận, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận “thơ của họ cách tân không đồng bộ (nghĩa không theo kịp chữ, hình thức không đi liền với nội dung, hoặc ngược lại…), và không đồng đều (mức độ thành công ở mỗi bài/ câu không giống nhau)” dẫn tới sự tiếp nhận, đánh giá nhiều khi trái ngược, thậm chí đẩy về đầu mút của hai thái cực. Trong bối cảnh ấy, vai trò, trách nhiệm “song hành và đối thoại” của người làm phê bình văn học rất quan trọng. Trước thực tế “không có lý thuyết nào là toàn bích, độc tôn”, Hoàng Đăng Khoa gợi mở giải pháp: “cách hành xử khôn ngoan là tỉnh táo gạn đục khơi trong, đa dạng hóa lý thuyết tiếp nhận”. Thẳng thắn và chân thành, anh mở rộng đối thoại, gợi ra những kinh nghiệm, bài học cho nhiều phía: “Đối với tiếp nhận - phê bình, từ đây người ta có ý thức hơn trong việc nâng tầm đón nhận khi gặp thơ khó, thiết tạo cách đọc mới khi gặp thơ lạ, ứng xử với thơ bằng tâm thế không định kiến, bằng thái độ không phủ nhận sạch trơn… Đối với sáng tác, từ đây người ta táo bạo hơn trong cách tân, dũng cảm hơn trong thể nghiệm… Đối với lý luận thơ, từ đây người ta không đóng khung lý thuyết, không đông cứng thể loại, coi trọng vai trò hướng đạo của lý luận đối với sáng tác, tiếp nhận - phê bình”.
Các phương diện của hai tiểu luận trên đây, đã được tác giả luận sâu hơn trong các tiểu luận khác của tập sách: Hướng đến một tư duy lý luận văn học động và mở, Về phê bình văn học hôm nay, Văn chương và câu chuyện đi tìm nhân dạng… Sự liên kết ấy hình thành mạch diễn ngôn cộng hưởng, logic và cũng là một liên văn bản tạo nên Ngắn dần đều.
Mỗi thế hệ người cầm bút có vẻ đẹp riêng, ưu thế và cả hạn chế riêng. Đổi mới là tất yếu. Gần nửa thế kỷ qua, hiện đại hóa là một quá trình đã được khẳng định trong văn học dân tộc. “Đứng về phe cái khác”, cởi mở, dân chủ và trách nhiệm, Hoàng Đăng Khoa luôn có cái nhìn biện chứng, ý thức trước trang giấy trắng, để tạo ra “những tờ sạch”. Cổ vũ cho cái mới, cái khác…, nhưng anh không quá khích. Anh cũng cảnh báo chớ nên xét nét, vô tình tạo ra sự đối đầu giữa truyền thống với hiện đại. Người viết trẻ có đáng bị bắt bẻ, tên một tiểu luận, là một câu hỏi mở, trực diện, chia sẻ và đầy cảm thông. Đây là một đoạn trong bài viết ấy: “Mỗi thế hệ cầm bút thuộc về một môi sinh riêng, kiến tạo và sở hữu phông nền riêng, đường bay riêng, hệ giá trị riêng. Thế giới vạn trạng, văn chương muôn hình. Văn chương không có lối đi chung cho hai người. Nếu cứ cao đàm khoát luận để can gián bắt bẻ người viết trẻ, áp đặt chân lý lên họ, thì sẽ không tạo sinh được ‘một cuộc gặp gỡ’ nào cả, ngược lại, chỉ làm gia tăng sự xung đột đứt gãy thế hệ mà thôi”.
Trong thời chộn rộn, trong “thế giới phẳng”, khi văn học chuyển động giữa nhiều đường biên mong manh, đan chéo nhau, rất cần cái nhìn trách nhiệm, có lý có tình, khoa học và thực tiễn, liên tài và dự báo. Hơn nữa, “tất cả những người lớn đều từng là trẻ con, nhưng rất ít người trong số đó nhớ về điều đó”. Hoàng Đăng Khoa nhấn mạnh, “mấu chốt vẫn là câu chuyện tài năng”, những người viết trẻ “phải đương đầu và vượt qua các trở ngại khi tìm cách diễn đạt bản thân”. Với kiến văn sâu rộng, với cái nhìn cởi mở, kết hợp giữa lý luận văn học hiện đại/ đương đại và “cây đời xanh tươi” của thực tiễn văn chương, các tiểu luận của anh thường hướng về phía ánh sáng, chữ nghĩa tạo sinh trong thế của tay ga, trên hành trình “tự vẽ đường bay”, “vẫy vào vô tận”.
Cách đặt tên cho các bài viết, cũng như giọng văn tiểu luận thể hiện nội lực ngôn từ đa dạng, hàm súc và giàu chất thơ của tác giả cuốn sách. Mở đầu mỗi tiểu luận là một đề từ. Nếu tập hợp lại sẽ có nhiều câu thơ tự do giàu cảm niệm, vừa khơi gợi vừa dẫn dụ, ví như: người tình như bài thơ/ đọc một đời không hết, ý nghĩ như đại ngàn/ ngựa tung vó đi hoang/ rừng thăm thẳm chân trời tít tắp/ đường tự do có là đường cũ bao giờ, trong màn sống hư ảo/ không gì thực bằng giấc mơ… Văn tiểu luận của Hoàng Đăng Khoa có phong vị tùy bút, nhưng không tứ tán lan man, mà mạch lạc sáng rõ, chắc đặc kiệm lời. Có cái gì tự nhiên như hơi thở. Tự nhiên trong lặng lẽ.
Người chết ngang và đóa buồn nở dọc, tên một tiểu luận như khiêu khích sự tiếp nhận. Bài viết mang đến vẻ đẹp của nỗi buồn, giúp người đọc hiểu thêm lý do của thơ. Bởi vì, “điều đáng sợ không phải là buồn đau, mà là hoặc trơ lì ráo hoảnh, hoặc buồn đau không tận độ. Và những trang sách khiến người đọc khóc được là những trang sách đạt đạo trót đời”. Luận về nỗi buồn mà thấm thía bởi sự chân thành. Nhiều khi luận về nước mắt và yêu thương, tri thức bỗng trở thành yếu đuối. Đó là minh triết của trái tim, của chữ nghĩa thành thật. Có nhiều kiểu sống chết, vấn đề là “làm sao để cái sinh có thể lộng lẫy như đóa hoa mùa hạ, theo đó cái tử có thể lặng lẽ và đẹp đẽ như chiếc lá mùa thu, như cách nói mà nhà thơ Rabindranath Tagore từng xác quyết”.
Nghiêm cẩn trong học thuật, tâm cảm nghệ sĩ và lịch lãm trong văn hóa, văn chương, thông tuệ và khoáng hoạt, Hoàng Đăng Khoa thực sự mang đến những tiểu luận “động và mở”, có sức truyền cảm hứng tới cả người đọc và người viết.
Thì ra, tên sách Ngắn dần đều được Hoàng Đăng Khoa đặt chơi, liên quan đến việc các tiểu luận trong tập sắp xếp theo thứ tự dung lượng chữ từ dài đến ngắn. Đọc Ngắn dần đều, tôi lại thấy cuốn sách mở dần ra chân trời hy vọng vào một thế hệ phê bình văn học mới, trong đó có Hoàng Đăng Khoa.
Đêm đã chìm vào sâu lắng, tôi cứ hình dung phía ngôi nhà văn chương số 4 Lý Nam Đế, hoa đại cứ đổ bóng vào trang viết. Nói như nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ Can Yucel là, “hoa vẫn lặng thầm nuôi lớn nỗi cô đơn”.
L.A.P
(TCSH55SDB/12-2024)
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
(Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)
VŨ TRỌNG QUANG
Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:
GIÁNG VÂN
Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.
LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.
Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.
Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.
Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.
TRẦN HOÀI ANH
NGUYỄN VĂN MẠNH
Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng
MAI VĂN HOAN
Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.
Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.
Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
NHƯ MÂY
Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trích Tự truyện “Số phận không định trước”
Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.
NGÔ MINH
Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.
NGUYÊN HƯƠNG
Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.
GIÁNG VÂN
Cầm trên tay tập thơ với bìa ngoài tràn ngập những con mắt và tựa đề “Khúc lêu hêu mùa hè”(*), một cái tựa đề như để thông báo về một cuộc rong chơi không chủ đích, và vì vậy cũng không có gì quan trọng của tác giả.
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG
Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.
KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH (1966 - 2016)
MAI VĂN HOAN