Hoa và rượu

09:56 29/04/2010
THẠCH QUỲ1.Ở góc đường phố Lê Ngọa Triều có một quán rượu nép dưới bóng cây ngô đồng xum xuê như chiếc lọng xanh. Bên cạnh quán rượu là dãy hàng hoa. Hoa hồng, hoa cúc, hoa mi-mô-da cắm đầy trong các xô nhựa.

Ảnh: Internet

Cô Ngừ bán hoa, ông Tùng bán rượu. Ông Tùng nói với cô Ngừ:

- Lạ thật! Cô Ngừ nhoẻn cái môi son và nháy "đôi mắt chì than" ra vẻ tán đồng.

- Ừ lạ thật !

Lạ gì vậy? Cả ông Tùng và cô Ngừ đều nghiệm ra rằng cứ đúng ngày 25 tháng 9 thì họ được đón 3 người khách vừa mua rượu lại vừa mua hoa.

Người khách mặc áo vét tông, đeo cà vạt màu mận tím gọi một cút rượu, ông ta rót một chén, đăm đăm nhìn phía bên kia đường. Khoảng 15 phút, ông ta uống chén rượu, trả tiền cả cút, rồi đến chỗ cô Ngừ mua năm bông hoa hồng.

Người khách mặc chiếc áo dài màu cỏ úa mua đúng một chén rượu và một ít đậu phụng luộc. Ông ta ngồi tí tách bóc vỏ đậu rồi cho hạt vào trong một chiếc bao bóng. Cũng khoảng 15, 20 phút, ông ta trả tiền, rượu không uống, đậu phụng bỏ lại bàn. Ông này rẽ sang quán cô Ngừ mua năm bông cúc trắng.

Người khách thứ ba đi ủng, mặc quần bò. Ông này uống rượu tì tì. Thức nhắm "gì cũng được". Ông ta ngồi hàng giờ trong quán. Có điều là dù uống rượu thì mắt ông ta vẫn luôn hướng nhìn vào ngôi nhà trước mặt. Ông này cũng mua hoa. "Hoa gì cũng được". Ngôi nhà trước mặt là Trường Đại học năm tầng, sinh viên ra vào như bướm lượn.

2.
Cô Kiển là giáo viên dạy tiếng Anh trong trường đại học. Cô ở cùng đứa cháu 12 tuổi tên là Thùy trong khu tập thể nhà trường. Năm nay cô vừa đúng 50 tuổi. Nói mạn phép bạn đọc, đây là năm cuối cùng cô vừa "hết tháng". Những chuyện bông băng cổ điển hay hiện đại cô không cần nữa. Nhưng điện thoại vẫn réo luôn. Cô nằm trên đi văng đọc sách. Cô bảo cái Thùy mang ghi âm đến. Cô giảng giải:

- Nếu ai chúc mừng sinh nhật thì con bấm nút này: "Xin cảm ơn".

- Nếu ai chúc sức khỏe thì con bấm nút này: "Cám ơn, tôi vẫn khỏe".

- Nếu ai hẹn hò gặp mặt thì con bấm nút này: "Xin thông cảm, ban ngày tôi phải lên lớp, ban đêm tôi phải soạn và chấm bài. Rất trân trọng, chỉ tiếc là thì giờ eo hẹp".

- Nếu ai cứ cố tình hẹn gặp thì con bấm nút này: "Không hẹn trước được, nhưng nếu rỗi tôi sẽ ra trước cửa trường, chúng ta sẽ gặp nhau ở đó".

Ấy là chuyện một năm về trước, bây giờ thì cô đã chuyển vào Đà Lạt dạy ở trường Đại học nông nghiệp. Căn phòng cũ cô để lại cho cái Thùy. Cái Thùy vẫn cứ bấm nút y xì như khi cô ở nhà.

3.
Cái Thùy ôm một bó hoa tùm lum gồm 5 hồng, 5 cúc, 5 mimôsa đi ra phía hố rác.

Cô Ngừ hét to:

- Thùy! Đem hoa đến đây cô trả tiền cho!

Cái Thùy chạy đến chỗ cô Ngừ, đuôi tóc đập nhịp vào gáy nó.

- Cô trả cho con bao nhiêu?

- Ba đồng!

- Trời! Cô bán cho người ta cả thảy là ba mươi ngàn mà cô chỉ trả cho con có ba ngàn!

- Cô không trả thì cháu cũng ném vào hố rác!

Cái Thùy năn nỉ cô năm ngàn. Ông Tùng nói:

- Ngừ! Mày trả cho nó năm ngàn !

Rồi ông gọi cái Thùy vào quán. Ông Tùng lần lượt hỏi:

- Cái ông "vét tông" là ai thế mày?

- Đó là người cô con đã từng yêu. Nhưng khi cưới, bởi lý do mẹ ông ấy không  đồng ý nên ông ấy không cưới!

Ông Tùng chửi:

- Mẹ kiếp! "Lý do" với "Lý trấu". Ông Tùng hỏi tiếp:

- Còn cái tay mặc áo dài cỏ úa?

- Ông ấy yêu cô con, yêu lắm ông ạ, năm nào ông ấy cũng đến cho con đủ thứ quần áo, giấy bút, sách vở....

- Còn cái tay mặc quần bò?

- Đó là bạn của cô con!

Cái Thùy đi rồi, ông Tùng rót rượu.

Ông Tùng gọi:

- Ngừ! Sang đây tao nói câu chuyện!

Cô Ngừ ve vẩy đi sang quán ông Tùng. Ông Tùng phán:

- Mày vào bảo cái Thùy, giữ nguyên máy điện thoại. Giữ nguyên cái ghi âm có lời cô Kiển.

Cô Ngừ ngước "đôi mắt chì than" bối rối nhìn ông Tùng. Ông Tùng hét:

- Ngu! Còn cái bóng cô Kiển, còn kẻ đến! Mày bán được hoa, tao bán được rượu! Hiểu không?

Huế 5/2000
(Trại sáng tác tạp chí Sông Hương)
T.Q
(137-07-00)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Có thể cô gái ấy đã trồi lên từ thủy cung do thủy triều xuống quá nhanh. Một nửa thân hình của cô từ dưới eo trở lên, hoàn toàn khỏa thân nhô ra khỏi mặt nước.

  • Mặt trời như còn ngái ngủ. Cùng với cánh cò trắng từ đâu bay về sáng nay, tôi bần thần chờ đợi một điều gì đó. Nó mong manh và đằm thắm theo về với cơn gió lạnh. Như mặt trời vẫn thập thò, như đường về mệt mỏi, như hàng cây đìu hiu. Vừa gần gũi tưởng có thể ôm giữ được mà cũng vừa cách xa vời vợi.

  • Hôm qua nghe đài, có một cái tên giống hệt người thân của mình đã mất tích trong chiến tranh. Rồi một tên khác, kế tiếp một tên khác với hòm thư toàn những chữ số. Hai anh em tôi nhìn nhau. Đã biết bao lần anh em tôi nhìn nhau như vậy. Từ khi con bé thiên thần kia còn chưa biết khóc vì buồn.

  • ITiệc có vẻ sắp tàn. Nàng đứng lặng lẽ gần cửa ra vào đưa mắt bao quát căn phòng rộng. Đèn chùm sáng trắng. Nhạc êm dịu trong phòng hôn lễ đã giúp nàng tự tin hơn khi bước chân vào có một mình với bộ đồ xoàng xĩnh đang mặc.

  • Bây giờ thì Hồng sắp được gặp chị. Người chị mà suốt những năm tháng đi xa, ở đâu Hồng vẫn luôn nghĩ tới. Cứ mỗi lần như thế, một tình cảm thân thương choán ngập tâm hồn Hồng.

  • - Mẹ nếm thử xem. Con cho thêm một tý đường nữa nhé.Tôi ngừng tay bên rồ rau sống xanh um cầm lấy thìa nước chấm nhấm nháp lắng nghe vị vừa chua vừa ngọt vừa bùi bùi tan ra trên đầu lưỡi: - Một thìa nhỏ nữa thôi con. Ngon rồi đấy.

  • Bác Hai đang ngồi trước mặt tôi, lặng im như pho tượng. Đôi mắt bác đăm đăm không chớp, nhìn về một cõi xa xăm mà tôi đoán chừng là ở nơi ấy chắc chắn có những kỷ niệm vui buồn về người em trai của bác, chính là cha tôi.

  • Cuối năm, Đài truyền hình liên tục thông báo gió mùa đông bắc tràn về, miền Tây Bắc nhiệt độ 00C, khu vực Hà Nội 70C...

  • Tôi tạm xa Hà Nội một tuần. Cũng chẳng biết là phải xa hay được xa nữa. Bố mẹ phái: - Cho con Hạ đi ăn giỗ!

  • Tặng anh Hữu Ngọc, anh Đoàn, Lành - Ngọc Anh. Tưởng nhớ chị TâmHảo không có giấy mời. Có thể những người bạn cũ của anh ở Huế cũng đã nghỉ hưu cả rồi, hoặc giả họ bận trăm công ngàn việc nên cũng chẳng nhớ anh ở đâu mà tìm... Song điều ấy không quan trọng.

  • Chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, nhận tấm thẻ thương binh, tôi trở về quê nhà. Để bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, tôi dã dành tất cả số tiền chính sách nhận được mở một quầy sách báo. Khách hàng của tôi khá đông.

  • Ông Biểu đột ngột nằm xuống. Tưởng như mọi cái đâu vào đấy. Như linh cảm trước, cuối năm con hổ, ông Biểu đã sắm cỗ áo quan dạ hương thơm nức. Xe cộ cần bao nhiêu chẳng có. Mọi thứ nếu muốn, chỉ sau một tiếng “alô” là tha hồ.

  • - Mẹ nếm thử xem. Con cho thêm một tý đường nữa nhé.Tôi ngừng tay bên rổ rau sống xanh um cầm lấy thìa nước chấm nhấm nháp lắng nghe vị vừa chua vừa ngọt vừa bùi bùi tan ra trên đầu lưỡi: - Một thìa nhỏ nữa thôi con. Ngon rồi đấy.

  • Nó tỉnh dậy. Sương lành lạnh, thời tiết thật khắc nghiệt, ban ngày trời nắng như thiêu như đốt. Khẽ co ngón tay, một cảm giác đau buốt suốt từ đỉnh ngón chạy vào tim, xương sống như có luồng điện chạy qua. lạnh toát.

  • Chuyện kể rằng ở xóm Đồng có một gia đình hiếm con lắm, chữa mãi đến năm chồng 45 tuổi, vợ 40 tuổi mới có mang.

  • Khúc sông lặng lẽ như thói quen của nó vẫn lặng lẽ vào mùa thu nước kiệt. Bây giờ, dòng chảy chỉ còn là một dải nông lờ, xuống đến tận mép nước mới nghe được tiếng chảy róc rách như tiếng nói thầm.

  • “Ai cũng biết rằng tạo hóa sinh ra đất, nước, cây cỏ, chim muông, thú vật... và con người. Động vật có trước con người có sau. Như vạy họ là tiền bói của con người. Đã không thờ kính tiền bối, lại làm điều ác với họ, con người phải gánh chịu lấy hậu quả. Âu đó cũng là lẽ trời...!”

  • Chủ nhật, tôi đến thăm một người bạn quen nhưng không thân lắm ở bên kia Cầu Kho, phía Tây Bắc thành phố. Đã dăm bảy năm nay tôi không gặp anh, mặc dù đã biết anh chuyển về dạy ở Đại học Nông Lâm khá lâu.

  • Truyện ngụ ngôn của TRIỀU NGUYÊN

  • Truyện ngắn “Sóng ngoài khơi” đã tránh được gần như tất cả những trò “dỏm” của nhiều người cầm bút hôm nay: Viết về tình dục với cung cách ồn ào như thể đây là món tân kỳ về tư tưởng và nghệ thuật nhưng thật ra chỉ cho thấy thói a dua thời trang và sự thiếu hiểu biết về văn chương đương đại. Với một bút pháp tinh tế, thông minh, và kiềm chế, “Sóng ngoài khơi” đã thể hiện được bản lãnh văn chương của một tác giả trẻ khi đụng tới đề tài nằm ngoài kinh nghiệm bản thân như Khánh Phương. PHAN NHIÊN HẠO