TÂM VĂN
Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.
Minh họa: Nhím
Tôi hỏi, ông nói: Mấy năm ni, phong trào vận động học hành là có, xã cũng tích cực vận động người dân trong độ tuổi đi học ban đêm, nhưng chưa đủ độ chín, rứa mà họ bày đặt ra chuyện kiểm tra trình độ, buộc người học phải cậy người thi thế, cho đạt yêu cầu, cốt để báo cáo thành tích với trên, được công nhận phổ cập rồi thì tất nhiên là thôi dạy học, không phải dân dốt vẫn cứ lại hoàn dốt đó sao? Về vui với xã mà cứ băn khoăn. Chuyện đã hơn 30 năm, ông tôi đã qua đời trong năm đó mà lời ông nói tôi luôn giấu kín trong lòng.
Được nghe Nghị quyết, đọc báo, nghe đài, biết rồi đây các trường sẽ được quyền tự chủ tuyển sinh, tôi thật sự đâm lo nhiều hơn mừng cho nền giáo dục nước nhà. Mừng vì các trường đã có tên tuổi sẽ tuyển được học sinh giỏi cho mình. Riêng các trường tư thục cũng như công lập ở các tỉnh mới được thành lập trong các năm gần đây, thực lòng tôi vô cùng ái ngại. Theo đài báo thì vừa qua có trường bất chấp quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cứ tuyển cho đủ sinh viên, tổng điểm các môn thi đại học chỉ 02 điểm cũng tuyển, cứ đào tạo theo kiểu “CHÀY CỐI” này thì mầm họa quốc gia luôn còn treo lơ lửng.
Tôi cứ hình dung, người có chức quyền, giàu có thì mong cho con có mảnh bằng đại học dù là hư danh, rồi tìm cách đút lót, hối lộ để được vào làm việc ở các cơ quan công quyền, và tất yếu là hậu quả xấu khôn lường cho nền hành chính nhà nước. Người nghèo khổ thì cũng vì hư danh mà có người biến mại gia sản cho con mình có mảnh bằng đại học cho bằng chị bằng em, nhưng không dễ gì kiếm được việc làm, tương lai mờ mịt, như vậy là đã cùng cực mãi đeo cùng cực, cũng góp phần bần cùng hóa xã hội chúng ta.
Nói tới cái sự học chữ ai qua rồi mới biết, không có nghề chi khổ bằng. Những người học giỏi thì thích học, nghỉ một ngày, mất một giờ học là luôn nuối tiếc; người học không được thì coi sự học vất vả khôn cùng, lại rất ngại đến trường bởi thường bị chúng bạn xem thường, lại sợ bị thầy cô lục vấn. Cái mục đích cuối cùng của học chữ cũng chỉ nhằm để kiếm cơm, còn học nghề ai bảo không nuôi được miệng?
Ông cha ta có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”; thiết nghĩ, các bậc phụ huynh nên định hướng cho con em mình, liệu sức mà làm, “liệu cơm gắp mắm”. Nếu không đủ điều kiện cho con em học chữ hoặc giả con em mình học không được chữ nữa thì nên tôn trọng sự lựa chọn của bản thân nó, quyết cho đi học nghề, học giỏi nghề thì chắc chắn cũng có cuộc sống ấm no, gia đình vinh hiển.
Tôi đồng tình cao với hướng đào tạo phổ thông bắt buộc đến ngang lớp 9, sau đó phải chuyển hướng nghề nghiệp, phải sắp xếp lại các trường đại học, cương quyết loại bỏ các trường đại học không đủ điều kiện, không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có trường đại học.
Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời không có nghĩa là chỉ một con đường học lên đại học. Tôi nghĩ sinh viên đại học phải là những học sinh ưu tú, họ là nguồn nhân lực chất lượng cao cho một quốc gia, khi ra trường họ phải thực sự là bậc thầy của nhiều tốp thợ, như vậy họ phải là lớp người được tinh chọn cho đội ngũ làm thầy, mà thầy thường phải ít hơn thợ.
Hiện nay, chúng ta thấy tình trạng chung là khi kết thúc trung học phổ thông, tất cả đều khăn gói lên đường để dự thi và mong muốn được học ở một trường đại học, cao đẳng. Tùy theo năng lực, học sinh khá giỏi thì được học ở các trường danh tiếng, không được nguyện vọng một thì nguyện vọng hai, nguyện vọng ba. Số còn lại cũng nhận được giấy báo chào mời của rất nhiều trường ít danh tiếng và hầu như đa số đều được học ở bậc đại học, cao đẳng, cũng có nghĩa họ được đứng vào hàng ngũ làm thầy trong tương lai. Nhưng khổ nỗi, rất nhiều người trong số họ cũng ý thức được rằng, họ không xứng đáng được làm thầy, vì quá trình học họ không được tiếp cận những kiến thức tiên tiến, lại thiếu cơ sở thực hành, xa rời thực tế, không đáp ứng được nhu cầu cơ chế kinh tế - xã hội đang vận hành.
Xã hội rất cần những người thầy, nhưng cần có nhiều hơn những người thợ. Ai xây nhà cho ta ở, làm ghế bàn, may quần áo, các vật dụng… cho ta dùng. Ai cày sâu cuốc bẩm, lặn lội thân cò cho ta có rau, gạo, thịt, cá hàng ngày… Đều là những người thợ đó chứ. Đội ngũ những người thợ cũng đáng được tôn vinh, được xã hội trân trọng. Đừng nên ảo tưởng rằng, nhất thiết phải tìm cách đào tạo họ làm thầy, trong lúc họ có năng lực làm thợ hơn; Hãy để cho họ tự lựa chọn, hướng cho họ phát huy sở trường mới thực sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Nhiều trường đại học thiếu điều kiện, nhưng lại tuyển sinh và khuyến khích thế hệ học sinh ngồi nhầm chỗ là có lỗi với xã hội, lại có lỗi với sinh viên. Nếu cứ duy trì tình trạng này thì lời than của ông tôi mà tôi trích dẫn ở trên vẫn đang còn đúng.
Huế, tháng giêng, năm 2014
T.V
(SDB12/03-14)
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.
Không chỉ bị tàn phá bởi thời gian, nhiều công trình, di tích - nhất là các đình, chùa - còn bị biến dạng qua các công cuộc bảo tồn, trùng tu mà ở đó những người trông coi di tích và những người làm công đức tự cho mình quyền được can thiệp vào chuyên môn, còn chính quyền sở tại thì cấp phép trùng tu, tôn tạo một cách đại khái, dễ dàng, trong khi vai trò của các nghệ nhân lại chưa được coi trọng đúng mức.