Phòng chiếu phim tại Liễu Quán chật kín người xem
Phim chiếu ở Liễu Quán đầu tiên là Thu Vàng của đạo diễn Jan Tenhaven, kể lại câu chuyện có thật về 5 vận động viên tuổi trên cả xưa nay hiếm, từ 80 đến 100 tuổi, tham gia Thế vận hội thể thao hạng nhẹ cho người cao tuổi tại Lahti (Phần Lan). Những con người đã đi qua không biết bao nhiêu biến tấu cuộc đời, vẫn say đắm với thể thao. Một trong những vận động viên ném đĩa là ông Alfred đã 100 tuổi. Tuổi đã cao như thế, nhưng tham vọng của ông không vơi đi: “Tôi không thích giải nhì. Tôi thích giải nhất hơn”. Và ông đã ra sức luyện tập cho cuộc thi. Không chỉ riêng ông, nhiều vận động viên khác tuổi tác đã cao như thế cũng say mê tập luyện. Và câu chuyện tập thể thao của họ khiến cho người xem ngạc nhiên. Thứ nhất, lần đầu tiên công chúng Huế nhận ra rằng, 100 tuổi chưa hẳn đã là già, là không còn làm gì được. Thứ hai, người ta nhận ra rằng việc chiến thắng bản thân còn quan trọng hơn cả huy chương đem lại. Thứ ba, một nền điện ảnh có riêng hẳn một phim cho người già, với diễn viên 100 tuổi, đó là một nền điện ảnh đầy ắp chất nhân văn.
Đêm cuối cùng, công chúng Huế đến Liễu Quán để xem phim “Cá sấu ngoại ô 2”, phỏng theo một cuốn truyện thiếu nhi cùng tên khá thành công ở Đức. Những nhân vật chính là nhóm cá sấu gồm 7 thành viên thiếu niên thông minh, can đảm và rất thích phiêu lưu. Câu chuyện xoay quanh nhà máy, nơi bố mẹ Olli và Maria làm việc, sắp sửa phải đóng cửa: Không hiểu do đâu mà máy móc không hoạt động nữa và công việc đứng im tại chỗ. Giải pháp duy nhất đối phó với việc thất nghiệp đe dọa là chuyển nhà sang thành phố khác. Điều đó có nghĩa là băng nhóm của bọn trẻ phải giải tán. Chúng quyết định điều tra nguyên nhân của việc máy móc ngừng chạy: hai anh em sinh đôi nhà Boller đang làm việc trong nhà máy gần đây có những biểu hiện rất đáng nghi. Cả nhóm thống nhất với nhau sẽ theo dõi hai anh em nhà này và đã lần ra được mưu kế của họ, tuy nhiên, để có chứng cớ, các em phải dũng cảm đối mặt với những tình huống nguy hiểm. Tình tiết hấp dẫn, vui nhộn đã đưa khán giả từ tràn cười này đến tràn vỗ tay khác, đôi lúc thót tim lại vì lo cho sự an nguy của các bạn trẻ.
Bộ phim khắc họa nhân vật cậu bé Hannes và hai chị em Olli và Maria không ngại rủi ro quyết vạch trần các âm mưu thâm độc tìm cách trà trộn vào nhóm của họ cũng như việc vạch ra âm mưu của những kẻ phá hoại nhà máy nơi cha mẹ của họ đang làm việc. Cuối cùng sự dũng cảm, thông minh của nhóm cá sấu đã tìm ra sự thật, lật tẩy những kẻ phá hoại và đưa nhà máy đi vào hoạt động bình thường. Với 88 phút trình chiếu, bộ phim đã lôi cuốn đông đảo khán giả mọi lứa tuổi tại cố đô Huế mặc dù trong thể loại là Phim cho trẻ em (từ 6 tuổi), đủ biết công chúng Huế yêu thích xem phim Đức thế nào.
Đêm cuối cùng (5/10), khán giả đông đến mức ban tổ chức phải tăng cường ghế ngồi ra ngoài hành lang khán phòng, nhưng vẫn không đủ chỗ, nhiều người đã phải đứng xem. Liên hoan phim Đức khép lại ở Huế nhưng đã lưu lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng Huế. Các phim đã đem lại cho dân cố đô một không gian văn hóa Đức đặc trưng, trong đó sự hài hước kiểu Đức khiến công chúng Huế thấy khá gần gũi với mình. Đời sống nước Đức với những cách thức văn hóa ứng xử, văn hóa tình cảm, chất nhân văn trong các câu chuyện... đã khiến công chúng Huế hiểu thêm về nước Đức hơn. Về phương diện khán giả, trong tiết trời mưa gió do ảnh hưởng các cơn bão số 5, số 6, số 7, thế nhưng rất đông công chúng đã đội gió đội mưa đi xem. 5 đêm chiếu phim ở Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh đã thu hút trên 5000 khán giả. Trong 2 đêm ở Liễu Quán, dù số ghế rất hạn chế, chỉ 200 ghế/buổi chiếu, nhưng công chúng đã đi đông hơn số ghế mà Ban tổ chức chuẩn bị. Nếu nói về Liên hoan phim Đức tại Huế, tất cả đã có thể gói gọn trong hai chữ : THÀNH CÔNG! PV |
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2023.
Chiều ngày 24/1, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ Tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024.
Sáng ngày 20/01, tại Hội trường A1, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge 2024 tổ chức chương trình tập huấn tham gia Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 cho cán bộ, giáo viên đầu mối phụ trách bộ môn Tin học của các trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế và học sinh của các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có mong muốn tham gia Cuộc thi.
Theo kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao đón năm mới Giáp Thìn tại thành phố Huế, huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Giải thưởng Travelers’ Choice Best of the Best Destinations (Điểm đến tốt nhất trong số những điểm đến tốt nhất do du khách bình chọn) của nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor đã vinh danh Huế ở vị trí thứ 8 trong số 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới 2024.
Ngày 20/1, Tại TP Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1994 - 2024).
Chiều ngày 18/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi Truyện ngắn với chủ đề “ Truyện ngắn Sông Hương 2024”.
Chiều ngày 18/1/2024, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải cuộc thi thơ với chủ đề “ Thơ Huế 2023”.
Chiều 17/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”.
Ngày 12/1, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Đồng chí Đại úy Trần Duy Hùng – Phó trưởng Công an phường Thủy Vân, TP. Huế đã dũng cảm hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.
Chiều ngày 10/11, Tạp chí Sông Hương phối hợp với họa sỹ Lê Hữu Long tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật với chủ đề “ Vọng Huế”.
Chiều ngày 10/1/2024, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh (Ban chỉ đạo 138 tỉnh) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.
Sáng ngày 07/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến tỉnh Thừa Thiên Huế bằng đường hàng hải năm 2024.
Tối 06/01/2024 (nhằm ngày 25/11 năm Quý Mão), tại Khu vực tượng đài Anh hùng Dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ ở núi Bân (phường An Tây), UBND thành phố Huế long trọng tổ chương trình nghệ thuật tái hiện Lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung nhân kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.
Sáng ngày 03/01, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh năm 2024. Tham dự hội nghị có Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4. Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các đồng chí UVBTV Tỉnh ủy; Lãnh đạo: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các Ban của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, các sở, ngành, địa phương.
Sáng ngày 03/01, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố kết quả khảo sát đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương (chỉ số DDCI) năm 2023. Theo đó, Kho bạc Nhà nước tỉnh đứng đầu nhóm các sở, ban, ngành; UBND huyện Nam Đông đứng đầu nhóm UBND cấp huyện.
Năm 2023, Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, tạo nền tảng đẩy nhanh tiến trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
mới, sáng ngày 01/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế chủ trì và phối hợp với Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Huế tổ chức “Chương trình chào đón khách du lịch đầu tiên đến Thừa Thiên Huế bằng đường hàng không năm 2024”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.