Hải Bằng - thi sĩ lính

09:23 28/04/2010
MINH KHÔI…Hải Bằng là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày mới vào Việt Minh anh được phiên vào Trung đoàn 101 nổi tiếng vùng Trị Thiên, hành quân qua khắp các chiến khu Dương Hòa, Hòa Mỹ, Ba Lòng, Cam Lộ, Do Linh... Rồi anh sang chiến đấu tại mặt trận Lào, về Thanh Hóa… Trong lai cảo thơ của anh để lại còn có những trường ca chưa in như “Đoàn quân 325”, “Bài thơ rừng hoa Chăm pa”, “Lòng em theo tiếng khèn”…

Nhà thơ Hải Bằng - Ảnh: tienphong.vn

Nhà thơ Hải Bằng về cõi vĩnh hằng đã hai năm rồi mà bên tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng anh đang còn hưng phấn, đọc thơ, kể chuyện tiếu lâm ở đâu đó. Nhiều nhà thơ nhà văn Huế bảo rằng, Hải Bằng mất, làng văn Huế trống đi một khoảng lòng khó bù đắp. Vì ở đâu có Hải Bằng là ở đó có đọc thơ, tặng thơ, có cười vui, hờn giận, có mắng mỏ để rồi ôm nhau khóc. Có người nhận xét Hải Bằng đậm chất “mệ” (theo cách gọi những người trong Hoàng tộc cũ, vì nhà thơ Hải Bằng là chắt nội của vua Hiệp Hòa). Riêng tôi cứ nghĩ anh mãi mãi là tâm hồn trẻ nhỏ, bộc trực và nhạy cảm. Cười đấy khóc đấy, nhưng công việc thì đam mê, miệt mài, làm đến khô người vẫn không chịu buông bút. Đúng hơn phải gọi Hải Bằng là một thi sĩ lính. Chất lính trong anh đậm đặc, phát lộ từng ngày cả trong thơ và trong cuộc sống.

Lúc sinh thời ai nói cái gì sai lập tức bị Hải Bằng mắng, bất kể đó là ai. Một lần đi dự lễ cải táng hài cốt một nữ sĩ nổi tiếng từ Hà Nội về Huế, thấy ông phó chủ tịch mặc áo cộc tay sắp bước lên dâng hương, Hải Bằng đứng sau kéo ông lại, nghiêm mặt nhắc: “Người Huế đi dự tang lễ không ai mặc áo cộc tay cả, ông về thay áo đi rồi lên thắp nhang”. Một lần khác trong dịp chúc Tết văn nghệ sĩ, do ghét chất giao đãi của một vị quan tham khi ông này đến bưng ly rượu đến chúc Tết mình, Hải Bằng đọc ngay hai câu thơ: “Em ơi chớ rót rượu nồng/ Cái say cứ để tự lòng say lên!”. Chất lính trong Hải Bằng đậm đặc đến độ, anh coi mọi người đều thân thiết như trong đơn vị thời kháng chiến, nên ông thấy cái gì thích thì “tao hí” một cách hồn nhiên. Cuộc đời anh kiếm ăn từng bữa nuôi con vô cùng vất vả, nhưng thơ, tạo hình rễ cây thì anh giàu có vô cùng, ban tặng bạn bè thoải mái hàng ngày!


Chất thi sĩ lính Hải Bằng bộc lộ từ năm 1945, khi anh 15 tuổi, bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý của gia đình quan lại hoàng tộc để xin gia nhập Vệ Quốc Đoàn. Chỉ có tấm lòng cách mạng, lãng mạn cách mạng quyết liệt, mới từ giã cuộc sống riêng để cất bước lên đường dấn thân như vậy! Chính cái chất thi - sĩ - lính ấy đã làm cho anh một đời lao đao, khốn khổ. Nhưng cũng chính cái chất lính ấy tạc nên chân dung thơ Hải Bằng bộc trực, nhạy cảm, nhân từ và quyết liệt. Hải Bằng là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày mới vào Việt Minh anh được phiên vào Trung đoàn 101 nổi tiếng vùng Trị Thiên, hành quân qua khắp các chiến khu Dương Hòa, Hòa Mỹ, Ba Lòng, Cam Lộ, Do Linh... Rồi anh sang chiến đấu tại mặt trận Lào, về Thanh Hóa… Trong lai cảo thơ của anh để lại còn có những trường ca chưa in như “Đoàn quân 325”, “Bài thơ rừng hoa Chăm pa”, “Lòng em theo tiếng khèn”.

Lúc sinh thời, mỗi lần nhắc đến thời trai trẻ anh lại giở những trang bản thảo thơ đã nhòe mưa rừng và năm tháng, rưng rưng đọc cho tôi nghe. Rồi anh khóc giàn dụa nước mắt như một đứa trẻ. Thời chống Mỹ, anh gắn bó với vùng đất lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh. Bài thơ “Cồn Cỏ” là một trong những bài thơ hoành tráng nhất, xúc động nhất viết về đảo Cồn Cỏ anh hùng trong những ngày bão lửa. Năm 1965, bài thơ được giải thưởng báo Văn nghệ do nhà thơ Xuân Diệu làm chánh chủ khảo. Bài thơ được các chiến sĩ đảo trang trọng khắc treo lên phòng truyền thống cho đến tận hôm nay. Ở Huế sau ngày giải phóng tôi đã nghe anh đọc bài thơ “Cồn Cỏ” ở các buổi sinh hoạt thơ đến hàng trăm lần, mà lần nào cũng sục sôi, quyết liệt. Cả khi anh bị bệnh ung thư vòm họng vừa được chạy chữa, có đêm thơ khán giả yêu cầu, anh gầy như que củi, vẫn đứng lên đọc cả trăm câu thơ hùng hồn, sang sảng. Bài thơ đọc xong được cả hội trường vỗ tay rào rào tán thưởng nhiều lần, còn anh thì phải cấp tốc lên phòng cấp cứu bệnh viện. Tôi bảo anh: “Lần sau anh cứ đọc nho nhỏ, người ta đủ nghe là được, đọc to thế hại lắm”. Anh trừng mắt mắng tôi: “Cậu nhà thơ mà chẳng hiểu gì cả! Thơ nó buộc phải đọc như thế, không thể khác được. Thà chết vẫn phải đọc to như tiếng súng!” Đó là chất lính ròng Hải Bằng. Chất thi sĩ ròng Hải Bằng... Đảo nhìn lên trời rộng / Đá quật máy bay nhào / Đảo nhìn xuống biển sâu /Đá dìm tàu giặc Mỹ...

                        ... Đảo Cỏ xanh đảo Cỏ
                        Cồn gang dựng cồn gang..
                        ... Súng ngửng lên đầu gió
                        Đảo anh hùng - Việt Nam


Năm 1950, vừa tròn 20 tuổi, trong đợt theo bộ đội đi chiến dịch ở vùng Cam Lộ, Do Linh (Quảng Trị), Hải Bằng (lúc đó gọi là Văn Tôn) thấy trong đám xác chết của quân địch, có một nữ y tá người Pháp. Trong túi cô cứu thương còn có bức thư của bà mẹ cô từ Pháp gửi qua, nhắn con gái hãy trở về Pháp với mẹ. Xúc động trước thân phận người con gái bị bọn thực dân đẩy vào cuộc chiến tranh phi nghĩa, nhà thơ đã làm bài thơ dài “Gửi em nữ cứu thương người Pháp”. Bài thơ được chép tay, được học thuộc, lan truyền nhanh chóng trong các đơn vị bộ đội trên chiến trường Bình - Trị - Thiên và gây nên sự xúc động sâu sắc... Chiều nay tiếng súng anh ngừng nổ / Thấy xác em nằm trên đống cỏ khô / Đắp cho em màn trấn thủ / Ngậm ngùi anh đọc những dòng thư / Thư buồn mẹ nhắn em về nước… Bài thơ có tầm tư tưởng quốc tế lớn, có cách nhìn về chiến tranh rất nhân đạo và hiện đại. Thôi em nằm đó anh đi trận / Giết kẻ thù chung cướp nước anh / Đem lại ngày mai hai dân tộc / Một bình minh tươi sáng hơn.

Chất thi sĩ lính Hải Bằng trong bài thơ vào thời đó thật trung thực và mới mẻ. Đáng tiếc do cách nhìn thiển cận, cực đoan, ngay hồi đó bài thơ đã bị đưa ra mổ xẻ, phê phán, kiểm thảo tác giả với lý do “thương xót kẻ thù”. Vì thếbài thơ đáng quý ấy đã không được in vào các tập thơ kháng chiến, thế hệ trẻ sau này không được đọc. Ngay những đoạn tôi trích dẫn trên cũng từ trí nhớ của nhà thơ Nhất Lâm, một người lính Quảng Trị thời chống Pháp, đọc cho nghe.

Chất thi sĩ lính Hải Bằng còn thể hiện trong một câu chuyện thơ cảm động xảy ra cách đây gần 50 năm. Năm 1952, chiến sĩ văn nghệ Văn Tôn đang ở chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị), thuộc Phòng Chính Trị phân khu Bình Trị Thiên. Hai người bạn thân cùng làm văn nghệ là Văn Tôn và Trần Quốc Tiến (sau này là họa sĩ) được phân công về Trung đoàn 95 theo mùa chiến dịch, tức phải xa chiến khu. Để kỷ niệm thời gian được rừng che chở, hai người hẹn nhau làm mỗi người một bài thơ, bỏ vào cái hũ sành nút lại rồi đem chôn xuống rừng Ba Lòng gọi là làm tin. Bây giờ đã 50 năm rồi, không biết thơ trong cái hũ có còn không.

Còn câu chuyện cảm động mà Hải Bằng kể gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Tháng 7 -1989, ngày lập lại Hội văn nghệ Quảng Trị (sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên), trong đêm sương Thành Cổ Quảng Trị Bải Bằng, Trần Quốc Tiến hai người bạn cùng chôn thơ ở rừng Ba Lòng ôm lấy nhau, nức nở đọc những câu thơ nửa thế kỷ chôn dưới đất. Đêm đó tôi đã không cầm được nước mắt trước cái tình thơ cao cả, lãng mạn đẹp của đời lính. Thơ để in ra, để đọc lên, để chép tặng, chuyện thơ đem chôn để tặng rừng thì Hải Bằng là thi sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện! Bài thơ được anh chép lại kiểu tự xuất bản bằng vi tính để tặng bạn bè, chứ đến bây giờ vẫn chưa in thành sách. Bài thơ dài 100 câu, gọi tên là “Trăm năm rừng cũ”... Chiều hôm nay ta tròn hai mươi tuổi / Xa quê hương lên lãng mạn với rừng / Súng chuyền tay gác tháng năm chờ đợi / Trên đỉnh đèo ta bước giữa không trung. Mới 20 tuổi mà đã nghĩ đến cháu chắt trăm năm sau: Cháu chắt ơi! Cố là Tôn- thi sĩ / Của rừng xanh từ độ ấy trăm năm / Hãy nối đuôi để lo bồi thế hệ / Cho kiếp sau thơ chẳng phai tàn. Chiến khu mang tuổi đời ta đó / Tiếng từ quy chia gió chạnh đêm dài / Tiếng mang nai, tiếng cọp gầm man rợ / Tiếng lá cành- Sương rụng buốt hai vai.. Và khổ kết thật cảm động:

                        Áo bạc năng rồi nhờ ai miếng và
                        Để cho ta yên giấc dưới mồ sâu
                        Thơ ta đây, nếu còn xanh sắc lá
                        Xin núi rừng cho trổ bóng ngày sau

Mỗi lần lên thăm mộ anh trên núi Tam Thai - Huế, dưới tán rừng thông vút gió, tôi như nghe tiếng anh đang đọc những câu thơ gửi con cháu, gửi rừng năm mươi năm trước. Haỉ Bằng ơi, chất trẻ thơ, chất thi sĩ lính trong anh còn đọng mãi trong tâm khảm bạn bè và người yêu thơ như bóng rừng đã trổ.

Huế, 6- 2000
N. M
(137-07-00)



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Duy nhất chỉ thơ mới đứng cùng bình diện với triết học và suy tư triết học
                                        Heidegger
    Con người, sống trên đời, như một thi sĩ
                                        Heidegger

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ tình, tình yêu là kẻ chiến thắng sau cùng. Chứ không phải lý trí, đạo đức, chính trị hay lịch sử. Bao giờ và ở đâu cũng thế.
    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại

  • PHAN ĐÌNH DŨNG   

    Từ hai cuốn sách: Những người thân trong gia đình của Bác Hồ, Bác Hồ gặp chị và anh ruột; soi vào những bài thơ của Bác, chúng ta có dịp nghiền ngẫm thêm về những tình cảm riêng/chung của Người.

  • NGUYỄN XUÂN HÒA

    Thảo Am Thi Tập của Nguyễn Khoa Vy không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật.

  • LÊ KIM PHƯỢNG

    Với thi sĩ Cao Quảng Văn, thơ là cảm xúc thăng hoa tuyệt đỉnh và nếu văn chương có đích, thì thơ là tuyệt đích của tâm hồn. Ở chốn đó, sáng tạo ra đời. Vì vậy, thưởng thức thơ không thể không bằng cảm xúc từ trái tim của người đọc: “Thơ là tiếng nói từ trái tim đập vào trái tim”.

  • LTS: Nhà thơ Ngô Minh, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1949; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên thân thiết của Sông Hương. Sau cơn tai biến nặng từ trưa 26 tháng 11 năm 2018, nhà thơ đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 3 tháng 12 năm 2018. Nhà thơ được an táng tại Khu nghĩa trang phường Hương Long, thành phố Huế (sau lưng chùa Thiên Mụ).
    Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia quyến và bạn đọc, xin đăng bài viết dưới đây của nhà thơ Đông Hà, như là nén nhang tưởng nhớ, vĩnh biệt một người thơ…

                Ban Biên tập

  • HỒ THẾ HÀ

    Hoàng Diệp là thơ nổi tiếng với thi tập Xác thu (Nxb. Nam Kỳ, Hà Nội, 1937) trước khi trở thành nhà phê bình, nghiên cứu văn học.

  • PHAN VĂN NAM    

    Sau các tập thơ Cùng đi qua mùa hạ (Nxb. Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb. Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, tác giả Đinh Thị Như Thúy tiếp tục ra mắt tập thơ mới Trong những lời yêu thương (Nxb. Hội Nhà văn, 12/2017).

  • VĂN THÀNH LÊ    

    1.
    Có thể nói Trần Đăng Khoa là trường hợp lạ của văn đàn Việt. Giữa thời đại cả nước lo ra đồng chạy ăn và ra trận đánh giặc, cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, cậu bé Khoa cùng những cô bé/cậu bé 9 - 10 tuổi khác như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Trần Hồng Kiên… “đã đi lạc” vào thơ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    Nhiều người đến dự buổi giới thiệu Tự truyện “Mạ Tui” do Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức không biết Nguyễn Viết An Hòa (NVAH) là ai, nhưng khi Ban Tổ chức cho hay đó là bút danh trên Facebook (Fb) của thầy giáo Nguyễn Viết Kế, thì đều vui vẻ thốt lên: “À…”.

  • ĐỖ LAI THÚY

    Lý thuyết hệ hình là một hệ pháp nghiên cứu sự phát triển. Văn học Việt Nam, do những đặc điểm riêng thuộc của mình, không phát triển nối tiếp như ở các nước phương Tây, mà gối tiếp như những làn sóng, con trước chưa tan thì con sau đã tới, hay đúng hơn vừa là nối tiếp vừa là gối tiếp.

  • SƠN CA 

    Mất mát, tận cùng của mất mát. Cô đơn, tận cùng của cô đơn. Thực tại “vặn xoắn con người đến mức cảm giác không còn hình hài”.

  • NGUYỄN THANH TÂM    

        …đi về đâu cũng là thế… 

  • GIÁNG VÂN

    LGT: Tháng 4/2018, Nxb. Europa (Hungary) đã dịch và ấn hành tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, (Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội, 2011). Tập thơ gồm 24 bài cũ và 14 bài mới, được in song ngữ Việt - Hung với 2000 bản. Lễ ra mắt tập thơ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Liên hoan sách Quốc tế Budapest, với sự có mặt của nhà thơ Trương Đăng Dung và hai dịch giả: Giáp Văn Chung và Háy János cùng đông đảo bạn đọc Hungary. Tập thơ đã được giới chuyên môn và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ngay trong lễ ra mắt, toàn bộ số sách mang đến đã được bán hết.

  • HỒ THẾ HÀ

    Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất sắc trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống và trang thơ của ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải mã ở tất cả các cấp độ thi pháp với giá trị độc sáng riêng của chúng. Người đến sau khó có những phát hiện gì thêm từ thế giới chỉnh thể nghệ thuật ấy.

  • NGUYỄN THÀNH NHÂN

    Khi nhắm mắt trong phút chốc, xung quanh tôi thoắt nhiên rực rỡ nắng, tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, chỉ mới mười ba tuổi đầu và đang cố gắng đuổi theo người con gái ấy.” 

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
    Nhân 17 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Văn Bổng (11/7/2001 - 11/7/2018)    

    Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký có giá trị… (Nhà thơ Hữu Thỉnh).