AN ĐÔNG
Chào Festival Nghề truyền thống Huế lần V
Vậy là Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V sắp diễn ra. Không thể so sánh với các kỳ Festival Huế được tổ chức vào các năm chẵn về quy mô cũng như sự đa dạng, nhưng Festival Nghề truyền thống đã góp vào dòng chảy của văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một bản sắc rất độc đáo với tất cả sự ngưỡng vọng và tôn vinh những giá trị đặc sắc hun đúc từ nền văn minh lúa nước đã có từ cách đây hơn 4000 năm.
Với ý nghĩa đó, Festival Nghề truyền thống đã được tổ chức và đã trở thành một “thương hiệu” rất riêng và có sức thu hút đông đảo du khách khắp mọi miền về vùng đất Cố đô. Festival Nghề truyền thống Huế đã góp phần cùng với Festival Huế để xây dựng Huế trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Từ những bỡ ngỡ ban đầu…
Năm 2005, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ I đã chính thức khai mạc trong sự háo hức đón nhận của du khách và người dân Huế. Háo hức là vì lần đầu tiên đã có một Festival chuyên đề được quảng bá, được tổ chức trong một không gian rất thơ mộng: không gian Huế, với những đền đài lăng tẩm hòa mình trong khung cảnh thiên nhiên hết sức hữu tình. Lần đầu tiên ấy, Ban tổ chức đã chọn nghề thêu và chằm nón để giới thiệu và tôn vinh. Và có lẽ những người trong Ban tổ chức cũng là những người “lên ruột” nhất, bởi vì nếu “cuộc chơi” này thất bại, hay nói cách khác, Festival không thành công, sẽ lấy gì đảm bảo có thể tổ chức được lần sau? Vậy mà rồi những chương trình nghệ thuật đặc sắc, những lễ hội tôn vinh nghề, những không gian thao diễn nghề của những người thợ, những nghệ nhân… như có một sức thu hút mê hồn đối với mọi người. Từ “đến để xem cho biết” dần dần đã chuyển thành nỗi ngạc nhiên và những tiếng trầm trồ thán phục trước những đôi bàn tay tài hoa, những sản phẩm độc đáo. Đến lễ hội, mọi người được tận mắt chứng kiến sự thăng hoa của những cảm xúc trong tranh thêu của gia đình nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh; bộ sưu tập trang phục cung đình, nón sơn từ thế kỷ XIX của nhà nghiên cứu, phục chế trang phục cung đình Trịnh Bách; bộ sưu tập áo dài thêu với họa tiết vô cùng sang trọng, quý phái nhưng cũng rất duyên dáng của 2 nhà thiết kế Minh Hạnh - Vũ Thu Giang… cùng hàng trăm tác phẩm tranh thêu, nón lá… tiêu biểu của các vùng miền.
Bên cạnh đó, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ I cũng đã tạo được sự cộng hưởng từ giới văn nghệ sĩ. Nhiều cuộc triển lãm diễn ra, đáng chú ý nhất là tác phẩm sắp đặt “Dưới giàn thiên lý” của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh và Lê Thừa Tiến, gồm 1.000 bộ chuông gió bằng nón và chiếc nón khổng lồ được kết từ 460 chiếc nón đã khiến người dân, du khách ngẩn ngơ và thán phục.
Có thể nói Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ I đã thành công tốt đẹp và đó cũng là lúc Ban tổ chức “thở phào nhẹ nhỏm”. Tất nhiên, trong quá trình tổ chức, không thể không có những “hạt sạn nhỏ” như: sự phối hợp giữa các đơn vị tổ chức còn chưa đồng bộ, công tác bảo đảm an toàn cho các tác phẩm trưng bày ngoài trời còn chưa được đảm bảo tuyệt đối, tình trạng mua bán chèo kéo du khách… Thế nhưng, cái “được” lớn nhất của Festival này chính là đã tạo được niềm tin, sự đồng thuận cao để tiếp thêm sức mạnh cho quyết tâm tổ chức các kỳ Festival chuyên đề lần sau.
…Đến sự chuyên nghiệp
Nối tiếp thành công của Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ I, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ II được tổ chức từ ngày 8-10/6 năm 2007, với chủ đề “320 năm Phú Xuân Huế, nghề truyền thống - bản sắc và phát triển’’ đã quy tụ hơn 200 nghệ nhân, những bàn tay vàng của 3 nghề truyền thống: đúc đồng, chạm khắc và kim hoàn của 13 làng nghề nổi tiếng đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ III diễn ra từ ngày 12/6 - 14/6/2009 với chủ đề “Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển”. Các nghề truyền thống được tôn vinh lần này gồm nghề gốm, pháp lam và sơn mài. Nghệ nhân và các làng nghề được tôn vinh trong một không gian trữ tình, khoáng đãng bên bờ sông Hương, với hệ thống nhà rường và cảnh sắc đậm đà nét Huế. 150 nghệ nhân đến từ 15 làng nghề truyền thống nổi tiếng của đất nước: Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà, Hạ Thái, Phước Tích, Thanh Hà, Châu Ổ, La Tháp, Bầu Trúc, Gọ, Tương Bình Hiệp, Thuận An, Thủ Dầu Một… đã trưng bày sản phẩm, giới thiệu kỹ thuật và các công đoạn, quy trình sản xuất độc đáo của các nghề và làng nghề…
Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ IV - 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” được khai mạc vào tối 30/4 và bế mạc vào tối 3/5/2011, tôn vinh nghề ẩm thực và cây cảnh. Festival được tổ chức theo ba khu vực tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội và bên bờ sông Hương. Về ẩm thực, góp mặt tại Festival lần này là các không gian “Ẩm thực Đất phương Nam”; “Không gian ẩm thực Bắc Bộ”; “Ẩm thực Huế”; “Ẩm thực cung đình” và “Ẩm thực dân gian”. Bên cạnh không gian văn hóa ẩm thực, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ IV-2011 còn là nơi giới thiệu các loại cây cảnh trên khắp các vùng miền trong cả nước với sự tham gia của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, các Hội sinh vật cảnh và nghệ nhân của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Dương, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế…
Và đến hẹn lại lên, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 5 năm 2013 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, được tổ chức tại Tp. Huế từ ngày 27/4 đến 1/5/2013. Festival nghề chủ đề lần này sẽ tôn vinh một lúc nhiều nghề, chủ yếu ở lĩnh vực thủ công mỹ nghệ truyền thống, hứa hẹn góp phần thúc đẩy phát triển nghề và làng nghề với phát triển du lịch với nhiều hoạt động bất ngờ, kỳ thú thu hút du khách và người dân địa phương.
Các nghệ nhân và làng nghề của Huế như gốm sứ, thêu, mộc, đúc đồng, mây tre, sơn mài, pháp lam… sẽ sánh đôi với các “bàn tay vàng” ở các làng nghề Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Giang, Nam Định, Ninh Thuận, Bình Dương…
Có thể khẳng định, càng ngày Festival Nghề Truyền thống Huế càng trở thành một “thương hiệu” đi song song với các kỳ Festival Huế. Sức lôi cuốn của nó ngày càng mạnh mẽ. Một thành công khác của Festival chuyên đề là ngoài việc góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, đây còn là cơ hội cho những nghề, những làng nghề có điều kiện phục hồi và phát triển như nghề diều Huế, hoa giấy Thanh Tiên, các mặt hàng pháp lam mỹ nghệ, các tác phẩm mỹ thuật trên chất liệu pháp lam phối hợp hài hoà với chất liệu sơn mài, làng nón Đốc Sơ - Hương Sơ...
Tuy vậy, không khó để nhận ra rằng sau mỗi mùa Festival, Huế lại gần như trở về với cái tĩnh lặng vốn có của nó. Có người nói vui rằng nếu cứ năm lẻ tổ chức như thế này thì năm hay bảy năm nữa Huế tìm đâu ra nghề để tổ chức Festival? Một câu nói đùa nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn. Mục đích cuối cùng mà Festival Nghề truyền thống muốn đạt được là có thêm nhiều sản phẩm để phục vụ cho khách du lịch. Song đã bốn mùa lễ hội đi qua mà hiệu quả của nó chưa được như mong đợi. Đó là cái khó mà Huế đang gặp phải, khi bản thân nhiều làng nghề vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Và câu trả lời thì vẫn chờ trách nhiệm của các cấp các ngành của tỉnh và Tp. Huế.
A.Đ
(SDB8/3-13)
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, vào lúc 6 giờ, ngày 1/5 tại bờ sông Hương, công viên trước trường Hai Bà Trưng đã diễn ra lễ khai mạc Hội đua thuyền trên Sông Hương.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4 và ngày Quốc thế lao động 1/5 của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 30/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
Nếu là một người hoài cổ hẳn bạn sẽ chọn lựa cách nói này: Lạc vào không gian Festival nghề truyền thống Huế 2013 như lạc vào giữa nghìn xưa. Đi dọc theo bờ con sông Hương thơ mộng, trải dài trên đường mang tên của một thi nhân, chúng ta sẽ cảm tưởng như chính mình đang chạm vào nghìn xưa, đang nghe những tiếng thì thầm của tiền nhân vọng về trong từng thớ gỗ, từng mảnh đất nung, từng tấm lụa thêu diệu kỳ....
Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.
Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.
Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.
Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.
Tại thống Festival Nghề truyền Huế 2013, lần đầu tiên một cặp đèn pháp lam khổng lồ và hết sức độc đáo đã được trưng bày tại khu vực công viên Tứ Tượng (TP.Huế).
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.
THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC
Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội thảo “Nghề và làng nghề truyền thống Huế với phát triển du lịch” đã được tổ chức vào sáng ngày 28/4/2013.
SỬ KHUẤT
Có thể nói, những sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những dấu ấn văn hóa của Huế, góp phần sáng tạo nên những di sản Huế cả về phương diện vật thể và phi vật thể.
Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.
Tối 27-4, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V năm 2013 đã diễn ra với một chương trình nghệ thuật đẹp mắt và giàu bản sắc Huế.
Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.
180 gian hàng đến từ 28 tỉnh thành
Một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam (TLLNVN) vừa được khai mạc tối 26/4 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.
Tại Festival Nghề truyền thống Huế năm nay, nghệ nhân Lê Văn Kinh tham gia triển lãm tranh thêu tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Tp. Huế với 17 tác phẩm về các chủ đề thắng cảnh xứ Huế, thắng cảnh ba miền và một số bức tranh thêu điển tích truyền thống. Có thể kể đến những tác phẩm như: Kỳ Đài Huế và Thể Nhơn môn, chùa Linh Mụ và tháp Phước Duyên, cầu Trường Tiền, Khuê Văn Cát, ngư ông, mục đồng... Triển lãm kéo dài từ 27/4 - 1/5/2013.
NGUYỄN LÊ THU HIỀN
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo tới mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên làng làm ra nó.
LÊ VĂN LÂN
Nhân dịp Festival Nghề truyền thống Huế 2013 (27/4 - 1/5/2013)
Không quy mô và hoành tráng như các kỳ Festival diễn ra vào các năm chẵn, nhưng các kỳ Festival nghề truyền thống luôn hấp dẫn đối với du khách cũng như người dân xứ Huế.
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.