Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.
Nghệ sĩ Trần Thái Sơn mở màn chương trình "Giữ lửa đam mê" - Ảnh: Nhà hát Chèo Việt Nam
Giữ liên hệ với khán giả
“Một năm trở lại đây mới được nghe nghệ sĩ hát trực tiếp”; “lâu lắm rồi mới được nghe bài Hề chèo, nghệ sĩ hát hay quá!”; rồi “rất mong một ngày gần nhất được tới Nhà hát Chèo Việt Nam, được thưởng thức trực tiếp các nghệ sĩ diễn hát chèo”... là những lời bình luận, tán thưởng của khán giả gửi tới chương trình trực tuyến “Giữ lửa đam mê”, vừa được ra mắt trên fanpage Nhà hát Chèo Việt Nam.
Không chỉ biểu diễn các làn điệu chèo như “Đào Liễu”, “Tò Vò”; “Hề Cu Cậu”, hát văn “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”, “Lời ru tình mẹ”, “Luyện năm cung”... theo nguyện vọng của khán giả, nghệ sĩ còn trò chuyện, trả lời câu hỏi của người yêu nghệ thuật. Cách xa về không gian vật lý, người biểu diễn và người xem đều ở trước màn hình, nhưng hình thức biểu diễn, giao lưu như vậy lại giúp nghệ sĩ và khán giả gần gũi hơn bao giờ hết. Ngay sau khi ra mắt, buổi diễn đã thu hút hàng chục nghìn lượt xem, bình luận, like, share, bày tỏ sự đón nhận của khán giả khi được trực tiếp nghe hát chèo khi ở nhà chống dịch; lại được nghe nghệ sĩ chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề...
Được chọn mở màn chương trình “Giữ lửa đam mê”, nghệ sĩ Trần Thái Sơn, Đoàn Nghệ thuật Truyền thống, Nhà hát Chèo Việt Nam chia sẻ: “Fanpage của Nhà hát Chèo Việt Nam có rất đông khán giả “ruột”, trước đây họ từng đến nhà hát xem nghệ sĩ biểu diễn, dõi theo các sự kiện hay video được chia sẻ trên đó. Minishow được tổ chức, vừa hát vừa tương tác với khán giả “ruột” và cả khán giả mới, nên trước buổi livestream tôi có chút hồi hộp, lo lắng. Tuy nhiên, cảm giác ấy tan biến khi được hát, được trò chuyện với mọi người. Tôi thấy rất vui và thú vị”.
Theo nghệ sĩ Trần Thái Sơn, trên sân khấu, nghệ sĩ được hỗ trợ với kịch bản, đạo diễn, bạn diễn, nhạc công, âm thanh, ánh sáng... trong khi livestream không có các yếu tố đó, nghệ sĩ phải tự biên tự diễn. “Tuy vậy, dù biểu diễn livestream hay trên sân khấu, nghệ sĩ đều phải nghiêm túc và chỉn chu. Thay vì nghe tiếng vỗ tay ở sân khấu, nghệ sĩ được mọi người khen ngợi, động viên bằng những dòng bình luận rất tích cực và ấm áp. Sau livestream và thấy khán giả thích thú đón nhận, mong chờ buổi diễn tiếp theo, tôi nhận thấy rằng, ngoài sân khấu, nghệ sĩ có thể tiếp cận khán giả bằng nhiều phương tiện, hình thức, nhưng phải chắt lọc các tiết mục hay và chất lượng để phục vụ khán giả. Vì đó là sứ mệnh của nghệ sĩ!”.
Tạo thương hiệu trên nền tảng trực tuyến
Dự kiến diễn ra vào 20 giờ Chủ nhật hàng tuần, “Giữ lửa đam mê” mỗi minishow sẽ là sự xuất hiện của một nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam. NSND Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát chia sẻ: “Trong tình hình dịch bệnh, nghệ sĩ cũng thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Chính phủ. Vì thế, chúng tôi đồng ý để Đoàn Thanh niên của Nhà hát thực hiện chương trình hàng tuần, giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ. Qua đó, nghệ sĩ có sân chơi, giao lưu với khán giả để giữ lửa đam mê, khi hết đại dịch lại bước vào các chương trình biểu diễn lớn; đồng thời động viên tinh thần người yêu nghệ thuật truyền thống trong mùa dịch”.
Trưởng phòng Tổ chức biểu diễn, Nhà hát Chèo Việt Nam Vũ Hương Lan cho biết, ý tưởng tổ chức chương trình đến rất bất ngờ. “Mùa dịch vừa rồi, Nhà hát ít hoạt động. Năm nay lại đánh dấu sự kiện lớn của Nhà hát - 70 năm ngày thành lập, nên bộ phận truyền thông đưa ra nhiều phương án để tăng tương tác với khán giả thông qua fanpage. Ví dụ như đăng tải link một số vở diễn đã quay truyền hình, một số bài hát lẻ do nghệ sĩ Nhà hát biểu diễn hoặc một số bài viết chuyên sâu về những tác phẩm chèo đã trở thành mẫu mực. Trước đó, chúng tôi cũng có hoạt động giới thiệu gương mặt nghệ sĩ thông qua hình ảnh hoặc video clip do chính nghệ sĩ biểu diễn. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn thay đổi để đạt hiệu quả tốt hơn. Chính nhờ cuộc nói chuyện với nghệ sĩ Trần Thái Sơn về ý tưởng biểu diễn livestream trên fanpage Nhà hát, tôi cùng ekip thực hiện chương trình đã nhanh chóng bắt tay vào việc. Từ khi hình thành ý tưởng tới ngày đầu tiên ra mắt chương trình, chúng tôi có đúng 3 ngày chuẩn bị”.
Chương trình mới ra mắt đã nhận được sự đón nhận của khán giả, khiến những người thực hiện cũng bất ngờ. Chị Hương Lan bày tỏ: “Chúng tôi không nghĩ chương trình được khán giả quan tâm, hưởng ứng như vậy. Trước đây, Nhà hát phát trực tiếp nhiều chương trình biểu diễn, cũng nhận được sự ủng hộ rất nhiều từ khán giả. Nhưng lần livestream này, tôi thực sự bất ngờ bởi sự tương tác quá lớn. Bên cạnh yếu tố chuyên môn, cá nhân tôi cho rằng đây cũng là dịp để nghệ sĩ mạnh dạn xuất hiện trước công chúng. Qua chuỗi minishow này, hy vọng khán giả sẽ biết đến nhiều gương mặt nghệ sĩ và tài năng của họ”.
Không chỉ giới thiệu đội ngũ nghệ sĩ trẻ, dự kiến, chương trình sắp tới còn giới thiệu các thế hệ nghệ sĩ của Nhà hát Chèo Việt Nam với những chia sẻ kinh nghiệm về nghề cho các thế hệ sau và có thể chương trình sẽ có sự xuất hiện của những người đã góp sức để chèo được giữ gìn, phát triển. “Dù có nhiều khó khăn để tổ chức làm sao cho hấp dẫn khán giả, chúng tôi vẫn nỗ lực với mong muốn sẽ duy trì chương trình trong thời gian dài, đưa “Giữ lửa đam mê” trở thành thương hiệu trên nền tảng trực tuyến của Nhà hát Chèo Việt Nam” - chị Vũ Hương Lan nói.
Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.
Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.
Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.
“Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.
Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.
I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.
Thăng Long - Hà Nội, thủ đô, trái tim của cả nước, qua ngàn năm phát triển, đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của cả dân tộc.
Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.
Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...
Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.
Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.
Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.
(Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)
Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.
Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.
Gần đây, khi Đảng ta chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với đội ngũ trí thức thì trong dư luận cũng đã kịp thời có những phản ứng cộng hưởng. Điều mà chúng tôi lĩnh hội được gồm 3 câu hỏi tưởng chừng như "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại không hẳn thế. Nó vẫn mới, vẫn nóng hổi vì sự tuyệt đối của qui luật vận động cũng như vì tính cập nhật, tính ứng dụng của đời sống. Chúng tôi xin được nêu ra và cùng bàn, cùng trao đổi cả 3 vấn đề.
Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...
Ở Huế ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” để dùng chung trong nhà. Người Huế rất trọng học vấn, rất trọng sự hiểu biết nên rất trọng sách. Vì vậy, họ cất sách rất kỹ. Họ thường cất sách để làm kỷ niệm riêng tư cho mình về sau đã đành mà họ còn cất sách để dành cho đám đàn em con cháu của họ trong gia đình, dùng mà học sau nầy. Người Huế nào cũng đều cùng một suy nghĩ là ở đời, muốn vươn lên cao thì phải học và đã học thì phải cần sách. Đối với họ, sách quý là vậy. Lễ giáo Khổng Mạnh xưa cũng đã đòi hỏi mỗi người Huế thấy tờ giấy nào rớt dưới đất mà có viết chữ Hán “bên trên” là phải cúi xuống lượm lên để cất giữ “kẻo tội Trời”! Người xưa cũng như họ, không muốn thấy chữ nghĩa của Thánh hiền bị chà đạp dưới chân.