Giữ đẹp sông Hương

15:17 10/04/2015

TRẦN KIÊM ĐOÀN 

Sông Hương vừa là cột mốc làm chứng vừa là biểu tượng cho dáng đẹp sương khói, “áo lụa thinh không” của lịch sử thăng trầm về hình bóng Huế.

Huế và sông Hương có nhau chẳng phải do tình cờ mà bởi sông Hương có đó từ thuở hồng hoang nên nhà Nguyễn mới chọn làm “kẻ chợ ven sông”. Người ta bỗng nhớ đến một câu viết mang tính khôi hài lịch sử lãng mạn của Blaise Pascal: “Giá như cái mũi của nữ hoàng Cleopatre ngắn hơn một chút nữa thì có lẽ bộ mặt của thế giới nầy đã thay đổi.” Bởi cái ý tưởng đầy tính giả định ngộ nghĩnh nầy sẽ nói về sông Hương, rằng: Giá như không có dòng sông Hương thì Huế có còn là Huế nữa không?! Tưởng tượng Huế không có dòng sông Hương tươi mát, quyến rũ chạy dài từ Trường Sơn tới cửa Thuận An thì Huế sẽ ra sao.

Sẽ có vô số câu trả lời, nhưng tất cả đều mang tính chất “ví thử”. Hiện thực là Huế có sông Hương; hay nói một cách công bằng tương tự là sông Hương có Huế. Huế không có sông Hương sẽ như cô bé nữ sinh Đồng Khánh mà không có mái tóc thề và sông Hương mà không có Huế thì như anh học trò Quốc Học suốt ba năm đẹp nhất đời mình mà chưa từng được quen một cô bé tóc thề học trường… bên nớ, bên ni.

Ba mươi năm ở Huế, tôi chưa một lần có ý nghĩ về sông Hương tách biệt với Huế. Ba mươi năm xa Huế, tôi thường nghĩ về sông Hương và Huế mỗi khi đi qua những dòng sông nổi tiếng của thế giới ở những thành phố du lịch mà mình có dịp ghé đến. Bởi bản chất của thương yêu là tâm lý muốn nắm giữ, sợ bị phôi pha theo thời gian và mất đi bởi hoàn cảnh. Tôi đã bắt gặp tâm lý ấy của chính mình khi lần đầu tới sông Seine. Khi chưa tới sông Seine bằng xương bằng thịt, sông Seine là thơ Appolinaire, là nhạc Dean Martin, là tranh Claude Monet; nhưng khi có dịp vốc nước sông Seine vỗ nhẹ lên mặt rồi mới nhận ra sông Seine chảy qua Paris là một lạch nước trôi xuôi giữa hai bờ bê tông đã được bàn tay dân gian biến thành lầu đài nguy nga tráng lệ. Thiên nhiên tạo ra những dòng sông mất hàng triệu năm, nhưng con người biến cải những dòng sông chỉ trong vòng vài ba thế kỷ. Dẫu cho sự biến cải đó ở mức độ nào - vũng nên đồi hay đồi nên vũng - thì bộ mặt thiên nhiên của những dòng sông vẫn bị mất đi nét tươi hồng nguyên thủy.

Qua những dòng sông nổi tiếng là “sông thiêng”. Tính chất thiêng liêng của một đối tượng vật thể là sản phẩm tâm lý của con người. Thế giới có chừng vài chục dòng “sông thiêng” nhưng dòng sông được sùng bái bậc nhất và được người dân bản xứ xem là “cửa nhà Trời” như sông Hằng ở Ấn Độ. Mặc dầu không nằm trong danh sách sông thiêng nhưng từ trong cảm nhận xuôi dòng vượt ra ngoài phân tích lý luận đối với anh “Huế kiều” xa xứ như tôi lại nhớ về sông Hương. Sông Hương đối với du khách là một cảnh đẹp thiên nhiên nhưng đối với những người con xứ Huế lại mang nhiều ý nghĩa bởi tâm lý… ta về “cảm” sông Hương trước khi nhìn hơn là nhìn sông Hương rồi mới cảm. Cái nhìn bằng đôi mắt tâm hồn khác với tầm nhìn vật lý. Sông Hương là dòng “sông thiêng” của Huế vì dòng sông đó có khi che chở như một bà mẹ hiền, có khi gần gũi như một người chị, thân tình như người bạn; nhưng cũng có khi nghiêm khắc với những lằn roi lũ lụt như một người thầy.

Mười lăm năm trước, khi có lần đứng trên đồi Vọng Cảnh nhìn xuôi về sông Hương, tôi nhớ tới những dòng sông tự nhiên trở thành một hình thái sinh hoạt phố thị ven sông mà mình đã đi qua. Dòng sông “phố hội” gây một ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi trên đất Mỹ là River Walk tại thành phố San Antonio ở tiểu bang Texas. Xin nói về River Walk một chút để các nhà thiết kế sông Hương trong tương lai có chút hứng khởi mà về đây tham khảo. River Walk có nghĩa là đi bách bộ ven sông. Dòng sông San Antonio cũng nhỏ nhắn với dòng nước trong xanh, tươi mát, hiền hòa chảy qua thành phố như sông Hương. Khúc sông vào thành phố - hay thành phố được xây dựng nên bên hai bờ sông - trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng với nhiều công trình xây dựng mang tính kỹ thuật và nghệ thuật cao, đầy thu hút đại chúng. Nhà thơ Việt Thường đã dịch “River Walk” thành một tên lãng mạn là “Bước Giang Đầu”. Con đường ven sông và quanh gò nổi trên sông dài chỉ khoảng 6 km nhưng có đủ hầu hết mọi tiện nghi vật chất hai bên bờ: Nhiều khách sạn, hàng ăn, trung tâm giải trí, văn nghệ, nhà trưng bày, tàu thuyền du lịch trên sông… như một thành phố. Khách có thể đi quanh suốt ngày mà vẫn không cạn những thú vui muôn màu, muôn vẻ được thiết kế khá hoàn chỉnh hai bên bờ sông. Tưởng tượng nếu dọc sông Hương, có những thiết kế tương tự “Bước Giang Đầu” nầy, kéo dài từ đồi Vọng Cảnh, tới cuối Cồn Hến thì điều kiện sông núi thiên nhiên còn chiếm ưu thế gấp bội River Walk.

Qua trời Âu, hai mô thức quy hoạch, xây dựng và phát triển của hai dòng sông nổi tiếng là sông Seine ở Paris và sông Thames ở London. Đây cũng là những tài liệu sống thực mà những vị có trách nhiệm thiết kế dự án cho dòng sông Hương trong tương lai cần quan sát và tham khảo. Nói về quang cảnh thiên nhiên thì đoạn sông Seine chảy qua Paris đã bị hỏng, bởi những công trình kiến trúc và tầm cỡ của những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng lừng lẫy thế giới nằm hai bên bờ sông Seine. Tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà Notre Dame, viện bảo tàng Louvre, điện Elyseés và gần cả mấy trăm công trình lớn nhỏ đã biến sông Seine thành cái lạch nước đẹp đẽ, sang trọng nhưng có vẻ gì lạc hồn trong mắt nhìn tự nhiên của một dòng sông vì thiếu vắng cái bóng dáng mượt mà tươi tắn của thiên nhiên qua bốn mùa trời đất đổi thay.

Có thể nói sông Hương là dòng sông sớm nhất, nếu không muốn nói là duy nhất, của Việt Nam có sự phát triển cả hai bên bờ Bắc và bờ Nam đồng thời và đồng đều bởi nhu cầu quân sự, hành chánh và xã hội do sự đô hộ của Pháp diễn ra từ năm 1884. Dòng sông cưu mang nỗi đau buồn “một sông hai nước… nhất giang lưỡng quốc” mà bờ Bắc là hoàng thành nhà Nguyễn và bờ Nam là nhượng địa của Tây với Tòa Khâm, Thừa Phủ, Mô Ranh… May thay, qua bao cơn biến động chìm nổi của lịch sử, mãi cho đến hôm nay dẫu đất nước đã trải qua bao lần thay da đổi thịt thì Huế và dòng sông Hương vẫn còn dáng cũ của thiên nhiên, sông nước và con người. Hai bờ sông Hương tuy được phát quang và xây dựng cho hợp với nhu cầu và đà tiến chung của toàn xã hội và đất nước, nhưng khung cảnh và sinh thái thiên nhiên vẫn còn sống động hai bên bờ từ Vọng Cảnh đến cửa Thuận An kéo dài hơn 30km.

Khi được hỏi ý kiến về những đề nghị cụ thể liên quan tới một dự án tương lai, nếu có, cho dòng sông Hương, tôi không biết nên đứng ở góc cạnh nào: Một bên là từ nguồn “lãng mạn sông Hương” của một người con xứ Huế; và bên kia là từ góc nhìn của một khách du lịch đã đi qua và nếm trải ít nhiều thực tế sinh hoạt với những dòng sông nổi tiếng từ Đông sang Tây. Phía lãng mạn thì muốn được giữ mãi dòng sông Hương như một nguồn “tiêu kim thủy” của khách vãng lai tài tử giai nhân với hình ảnh, màu sắc, âm thanh đầy nghệ thuật. Phía du khách thì muốn sông Hương trở thành một thế giới du lịch với những phương tiện sinh hoạt sinh động, lôi cuốn và kinh tế như River Walk ở Mỹ hay sông Thames ở Anh. Nhưng nhất định không thể “nhẫn tâm” để cho sự giàu sang vật chất và ưu thế của kiến trúc lịch sử, văn hóa biến dòng sông thiên nhiên thành một lạch nước nhân tạo tội tình như dòng sông Seine quặn mình chảy giữa lòng Paris của Pháp.

Đắn đo và cân nhắc mãi với những ý kiến chạy nhảy tung tăng chưa có điểm dừng của mình, tôi định tâm và tự bảo: “Tại sao không có con đường trung dung cho một sông Hương sẽ chuyển mình sang thế hệ con cháu với ngành du lịch đang sôi động toàn cầu: Nghệ thuật, kinh tế và văn hóa phải hòa nhập và bổ túc cho nhau trong thế giới du lịch ngày nay.”

Một ngày nào đó, khi lịch sử hôm nay đã lật qua nhiều trang, những người con xứ Huế và khách viếng Huế lênh đênh trên dòng sông Hương sẽ chuyện trò trao đổi về điệu hồn và dáng đẹp của sông Hương. Biển trời, lâu đài và núi non phải chuyển mình qua bao chặng đường khai phá của con người. Nhưng trên tất cả vẫn còn dáng cũ của sông Hương. Một ước mơ lãng mạn sẽ thành hiện thực khi con người và tạo vật không từ khước hay lạnh lùng chinh phục để khuất phục nhau. Sông Hương chỉ đẹp khi vẫn còn hiện hữu trong sự giao hòa.

Sacramento, đầu năm mới 2015
T.K.Đ  
(SDB16/03-15)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THÁI KIM LAN

    Nhân kỷ niệm 120 năm trường Quốc học Huế

  • Được sự cho phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, từ ngày 7/10/2016, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Viện Khảo cổ học mở hố thám sát thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế) với diện tích 22 m2.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Di tích lịch sử Đình Dương Xuân Hạ nằm ở khu vực thuộc làng cổ Dương Hóa, với bề dày lịch sử trên dưới 500 năm.

  • HOÀNG NGỌC CƯƠNG

    LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.

  • CAO THỊ THƠM QUANG

    Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.

  • TRẦN VĂN DŨNG   

    Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.

  • THANH HOA - LÊ HUỆ

    Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.

  • VÕ QUANG YẾN

    Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.

  • “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế,  từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.

  • PHẠM HỮU THU

    Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.

  • LÊ QUANG THÁI

    Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết. 

  • LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
    Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI

    Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.