Sáng ngày 22/12, trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế - phát biểu tại buổi ra mắt sách
Nhà văn Nguyễn Quang Hà, tên thật là Nguyễn Trọng Trường sinh ngày 15/1/1941 tại Tỉnh Bắc Giang. Ông từng là giáo viên dạy cấp hai từ 1958-1967. Đầu năm 1967 ông giã từ bục giảng cùng 155 giáo viên và giáo sinh trường Sư phạm tỉnh Hà Bắc lên đường nhập ngũ đi chiến đấu ở chiến trường Thừa Thiên Huế... Và gắn bó với mảnh đất này từ đó cho đến bây giờ. Nguyễn Quang Hà viết đều cả thơ, tập truyện ngắn, ký sự và tiểu thuyết.
![]() |
Tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà |
Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Quang Hà đều viết về chiến tranh, viết về miền đất và con người xứ Huế - nơi ông đã sống, chiến đấu thời tuổi trẻ và bây giờ Huế là quê hương thứ hai của ông. Nhà văn Nguyễn Quang Hà nguyên là Tổng Biên tập tạp chí Sông Hương. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm như Thời tôi mặc áo lính (1990); Sông dài như kiếm (2002); Lang thang với Huế (987); Trái ngọt vườn cấm (1990); Kinh thành mến yêu (1988); Bạn bè một thuở (1984); Tiếng gà trên điểm chốt (1976); Tiếng thở dài của đất (2006) Cuối tuần trăng mật (1988); Thân Trọng Một, con người huyền thoại (2003); Tiểu thư bị bùa mê (1997); Vùng Lõm (2012).
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tặng lẵng hoa tươi thắm chúc mừng nhà văn Nguyễn Quang Hà |
Nhật ký Đông Sơn được thể hiện dưới dạng nhật ký của Trúc - tiểu đoàn trưởng “Chị Thừa I”, mật danh đơn vị nổi tiếng thuộc Thành đội Huế. Nhật ký bắt đầu ngày 2 tháng 7, kết thúc 23 tháng 10, trải qua ba tháng trời chiến đấu ác liệt. Nhân vật Trúc là lính đặc công quê miền Bắc, được Thành đội trưởng Thân Trọng Một cử về Đông Sơn, giúp quân dân ở đây đánh địch, phá các ý đồ quân sự. Nhân vật Quyền, chiến sĩ du kích giàu lòng yêu nước, quả cảm, cũng được nhà văn khắc họa thành công.
|
Giao lưu với nhà văn Nguyễn Quang Hà |
Nhật ký Đông Sơn bừng lên khí thế hừng hực của toàn đảng, toàn quân toàn dân Đông Sơn nhất tề đứng lên, đoàn kết chống lại kẻ thù ngày đêm giày xéo quê hương họ. Những cái kết có hậu, xán lạn chiến công đã mở ra như những trận đánh, chặn đứng âm mưu của địch Tổ chức phục kích bắn cháy 4 xe tăng địch ở Đông Sơn; giết Lê Nhuận ấp trưởng gian ác, giết quận trưởng Hồ Xuân Mai, đánh tan đồn Bòng Bòng của Trung đoàn xe tăng, cuối cùng bắt buộc địch phải cho dân Đông Sơn trở lại quê hương. Ý chí quật cường đã chiến thắng, minh chứng rõ nhất cho sức mạnh đoàn kết quân dân như một trong cuộc chiến trường kỳ, gian khó.
|
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê tham luận về tiểu thuyết Nhật Ký Đông Sơn |
Nhà văn Nguyễn Quang Hà cho biết địa danh Đông Sơn trong tác phẩm chính là xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) mà tác giả từng bám trụ ở đây thời chống Mỹ. Đông Sơn là vùng tạm chiếm nhưng phong trào du kích mạnh, lòng dân theo cách mạng. Mất Đông Sơn là nguy cho Huế và chiến cuộc chung ở mặt trận này.
|
Nhà văn Hà Khánh Linh |
Nhà văn Hồ Thế Hà nhận định: "Với tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, Nguyễn Quang Hà đã thêm một lần nữa chứng minh cho sức sống của thể loại, rằng tiểu thuyết về đề tài chiến tranh vẫn đang là mảnh đất để các nhà văn thể nghiệm và sáng tạo. Nó chưa bao giờ chịu hạ cánh và lặp lại trước chân trời mở của nhu cầu tiếp nhận quá khứ chiến tranh của độc giả - những người đồng hành với nhà văn để quyết định sự tồn tại và phát triển của tiểu thuyết".
|
Nhà thơ Ngô Minh |
Nhà thơ Ngô Minh nhận xét: “Cuốn sách như một bảo tàng lưu giữ những hình ảnh của cuộc chiến âm thầm mà vĩ đại của những người dân Đông Sơn”.
|
Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự buổi giới thiệu sách |
Thông qua ngòi bút đầy ắp chủ nghĩa nhân đạo, các chi tiết nghệ thuật và hiện thực nghiệt ngã của cuộc chiến, nhà văn Nguyễn Quang Hà đã nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại chiều kích đau thương và bộ mặt tàn khốc không thể quy giản của chiến tranh, phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh hùng đã thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh.
Phương Anh
Ngày 25/11, tại Trung tâm VHTT tỉnh, Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Triển lãm "Biên giới và Biển đảo Việt Nam.
Với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, Festival Nghề truyền thống Huế 2013 chú trọng giới thiệu các đặc trưng của những sản phẩm nghề truyền thống tinh xảo vốn là nhu cầu hấp dẫn của du khách, kết hợp tour du lịch làng nghề độc đáo.
Chiều 21/11 tại Nhà thi đấu Thể thao tổng hợp Hà Tĩnh đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá Futsal phong trào toàn tỉnh Hà Tĩnh cúp Huda năm 2012.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 2190 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 về việc Phê duyệt 23 công trình đạt giải Giải thưởng Sáng tạo khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI - năm 2012.
Đây là những dự án nằm trong chiến dịch ““Huda vì miền Trung yêu thương” của Công ty bia Huế.
Chiều 17/11, đoàn diễu hành xe đạp “đồng hành da cam, hữu nghị Việt - Hàn” trong hành trình xuyên Việt của mình, đã đến TT- Huế trong sự chào đón nồng hậu của người dân Cố đô.
Đây là dự án do Bộ Ngoại giao Đức tài trợ thông qua thông qua Hiệp hội Bảo tồn Di sản Văn hóa phi lợi nhuận E.V.Fulda Đức (GEKE/GCREP) với tổng kinh phí hơn 4 tỉ đồng và vừa được UBND tỉnh phê duyệt tiếp nhận ngày 14/11/2012.
Sáng 13/11, tại 24 đường Kim Long, phường Kim Long, thành phố Huế, dự án “Bảo tồn, trùng tu nhà thờ Diên Phước Trưởng Công chúa” đã chính thức được khởi công.
Kế thừa những đặc tính ưu việt của hệ thống giáo dục Singapore, cùng với việc tiếp thu những thành tựu nổi bật về khoa học chăm sóc và nuôi dạy trẻ của chương trình mới Việt Nam và Quốc Tế, Grassland - Thảo Nguyên Xanh đã chính thức từ hoạt động từ tháng 8/2011.
Ngày 12/11, tại Đại nội Huế, Hội thảo kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam – Nhật Bản đã được tổ chức do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Đại học Waseda (Nhật Bản) phối hợp với Hiệp hội Kiến trúc Nhật Bản thực hiện.
Sáng ngày 12/11/2012, tại trường THCS Chu Văn An (Huế), cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 năm 2012 đã chính thức được phát động với sự phối hợp giữa 6 đơn vị: Sở TT&TT, Sở GD&ĐT, Sở TN&MT, Cty TNHH XD & Cấp nước TT Huế, Bưu điện Tỉnh và Tỉnh Đoàn TNCS HCM
SHO - Hòa vào không khí của các chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 4/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu.
Sáng ngày 21/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Ngày 21/12, Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế khóa XI nhiệm kỳ 2010-2015 đã tổ chức họp phiên đầu tiên sau đại hội.
Sáng ngày 26/06, tại thị trấn Sịa, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.
Sáng ngày 14/5, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ IV đã tổ chức họp báo công bố Thể lệ của Giải thưởng.
Câu chuyện của ông bắt đầu đã không chỉ đề cập đến các nhà thơ Huế cùng thế hệ, mà còn những tên tuổi thơ Huế trước đó như các nhà thơ tiền chiến còn sót lại: Ưng Bình Thúc Dạ Thị và nhóm thơ “Hương Bình Thi Xã”, Bửu Kế, Phan Văn Dật; các nhà thơ “đàn anh” như Đỗ Tấn, Hải Nguyên, Minh Đức Hoài Trinh, Phong Sơn, Quách Thoại, Tạ Ký, Tốn Thất Quán, Trụ Vũ, Vũ Hân, Vũ Ngọc Trác.
Kế hoạch hoành tráng, dài hơi của Festival Huế 2008 đem lại cảm giác vừa háo hức, nhưng cũng vừa âu lo
Lễ hội Festival Huế 2008 sẽ được khai mạc vào tối 3-6. Ông Nguyễn Duy Hiền, giám đốc Trung tâm Festival, phó trưởng ban tổ chức Festival Huế 2008 cho biết:
Trên một số đòan tàu lăn bánh, trên các nhà ga lớn của cả nước, Festival Huế 2008 đang được quảng bá với nhiều hình thức: tờ rơi, đĩa hình, đăng quảng cáo trên cẩm nang đi tàu...