SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Buổi giới thiệu có sự tham dự của các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế, những thân hữu, người yêu thơ Từ Hoài Tấn.
Nhà thơ Từ Hoài Tấn, tên thật là Hồ Văn Hiền, sinh năm 1950, quê quán ở An Truyền (Làng Chuồn), Thừa Thiên - Huế, hiện sống tại TP. HCM. Ông bắt đầu sáng tác từ 1964 với những tác phẩm xuất hiện trên các tạp chí Văn, Khởi Hành, Ý Thức, Nghệ Thuật, Vấn Đề, Trình Bày, Tuổi Ngọc,… (trước 1975) và Văn, Thanh Niên, Văn Nghệ TP. HCM, Sông Hương,… cùng một số diễn đàn mạng sau 1975.
|
Tính đến nay, ông đã xuất bản nhiều tập thơ, trong đó có những tập in chung với nhiều tác giả. Có thể kể đến những thành công như Hành tinh phiêu lạc (thơ - NXB Thuận Hoá 2003) - Những dòng sông đêm (in chung cùng Viêm Tịnh, Nguyễn Miên Thảo, Lê Ngọc Thuận - NXB Thuận Hoá 2007) - Đi, đứng và chạy … với thời gian (thơ - NXB Hội Nhà Văn 2012).
Và nay, trong không khí Festival 2014, ông về thăm Huế, ra mắt tập thơ “Phục hưng tôi & em” còn nóng hổi.
|
Tập thơ “Phục hưng tôi & em” có thể nói là sự luyến tiếc dĩ vãng và lưu giữ một chặng thăng hoa đời thơ Từ Hoài Tấn. Ông tâm sự: “Đây là tuyển tập thơ của thời kỳ 1967-1974, được chọn lọc lại từ 3 tập thơ chéo tay còn giữ lại được qua bao nhiêu đổi thay của thời cuộc”. Tập thơ có 99 bài thơ, chia làm ba phần: Bão vọng, Hãy lay tình thức dậy và Ngợi ca mây trắng.
Buổi giới thiệu diễn ra trong không khí ấm cúng, thân mật. Các bạn văn Nguyễn Miên Thảo,Viêm Tịnh, Phạm Tấn Hầu, Võ Quê... đã chia sẻ những cảm nhận về tập thơ, những kỉ niệm một thời cùng Từ Hoài Tấn khi ông còn ở Huế, trong cái tuổi đôi mươi đầy hoài bão. Họ nói về thời niên thiếu cùng ông chủ trương các tập san thơ văn “ Cuồng Biển”, nhà xuất bản “Nội Dung” ở Huế và những người bạn một thời Mường Mán, Thái Ngọc San, Ngụy Ngữ. Mà như nhà thơ Từ Hoài Tấn chia sẻ là: “Những sáng tác thơ văn từ đó như một giai đoạn sung sức nhất của tuổi trẻ - những năm hai mươi của cuộc đời.”
Những người bạn yêu thơ Từ Hoài Tấn còn cao hứng đọc thơ ông, những bài họ đã thuộc. Nghệ sĩ Bảo Cường cũng góp mặt và tngâm thơ Từ Hoài Tấn để dành tặng mọi người.
Về thơ Từ Hoài Tấn, nhà phê bình Khổng Đức viết: “Thơ của Từ Hoài Tấn mang đầy bản chất thi tính “Poétique”., nhưng cái hay của bài thơ không phải ở đó mà chính là ở bản chất tồn tại. Tính tồn tại đó ẩn kín sau ngôn từ, theo Heidegger chính đó là chân lý nguyên thủy”.
Ở một góc độ khác, nhà thơ Vương Từ, người bạn thơ lâu năm của lại cho rằng: “Tôi đọc thơ Từ Hoài Tấn nhiều năm qua, giờ đọc vẫn thấy mới lạ trong cái xúc động nhiều chiều”.
Cũng vì thế mà nhà thơ Trần Hữu Dũng trong bài viết “thơ Từ Hoài Tấn: nỗi ám ảnh với thời gian” đã nhận định: “Từ Hoài Tấn có những bài thơ hào sảng, chất ngất chất sông nước miệt vườn... Một mảng thơ riêng với chất tươi mát, thấm đẫm đời sống dân dã”.
|
|
|
|
|
Trường Giang
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1975-2010.
Chiều ngày 10/10, tại Café sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh miền Trung Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức Tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê.