SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Buổi giới thiệu có sự tham dự của các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế, những thân hữu, người yêu thơ Từ Hoài Tấn.
Nhà thơ Từ Hoài Tấn, tên thật là Hồ Văn Hiền, sinh năm 1950, quê quán ở An Truyền (Làng Chuồn), Thừa Thiên - Huế, hiện sống tại TP. HCM. Ông bắt đầu sáng tác từ 1964 với những tác phẩm xuất hiện trên các tạp chí Văn, Khởi Hành, Ý Thức, Nghệ Thuật, Vấn Đề, Trình Bày, Tuổi Ngọc,… (trước 1975) và Văn, Thanh Niên, Văn Nghệ TP. HCM, Sông Hương,… cùng một số diễn đàn mạng sau 1975.
|
Tính đến nay, ông đã xuất bản nhiều tập thơ, trong đó có những tập in chung với nhiều tác giả. Có thể kể đến những thành công như Hành tinh phiêu lạc (thơ - NXB Thuận Hoá 2003) - Những dòng sông đêm (in chung cùng Viêm Tịnh, Nguyễn Miên Thảo, Lê Ngọc Thuận - NXB Thuận Hoá 2007) - Đi, đứng và chạy … với thời gian (thơ - NXB Hội Nhà Văn 2012).
Và nay, trong không khí Festival 2014, ông về thăm Huế, ra mắt tập thơ “Phục hưng tôi & em” còn nóng hổi.
|
Tập thơ “Phục hưng tôi & em” có thể nói là sự luyến tiếc dĩ vãng và lưu giữ một chặng thăng hoa đời thơ Từ Hoài Tấn. Ông tâm sự: “Đây là tuyển tập thơ của thời kỳ 1967-1974, được chọn lọc lại từ 3 tập thơ chéo tay còn giữ lại được qua bao nhiêu đổi thay của thời cuộc”. Tập thơ có 99 bài thơ, chia làm ba phần: Bão vọng, Hãy lay tình thức dậy và Ngợi ca mây trắng.
Buổi giới thiệu diễn ra trong không khí ấm cúng, thân mật. Các bạn văn Nguyễn Miên Thảo,Viêm Tịnh, Phạm Tấn Hầu, Võ Quê... đã chia sẻ những cảm nhận về tập thơ, những kỉ niệm một thời cùng Từ Hoài Tấn khi ông còn ở Huế, trong cái tuổi đôi mươi đầy hoài bão. Họ nói về thời niên thiếu cùng ông chủ trương các tập san thơ văn “ Cuồng Biển”, nhà xuất bản “Nội Dung” ở Huế và những người bạn một thời Mường Mán, Thái Ngọc San, Ngụy Ngữ. Mà như nhà thơ Từ Hoài Tấn chia sẻ là: “Những sáng tác thơ văn từ đó như một giai đoạn sung sức nhất của tuổi trẻ - những năm hai mươi của cuộc đời.”
Những người bạn yêu thơ Từ Hoài Tấn còn cao hứng đọc thơ ông, những bài họ đã thuộc. Nghệ sĩ Bảo Cường cũng góp mặt và tngâm thơ Từ Hoài Tấn để dành tặng mọi người.
Về thơ Từ Hoài Tấn, nhà phê bình Khổng Đức viết: “Thơ của Từ Hoài Tấn mang đầy bản chất thi tính “Poétique”., nhưng cái hay của bài thơ không phải ở đó mà chính là ở bản chất tồn tại. Tính tồn tại đó ẩn kín sau ngôn từ, theo Heidegger chính đó là chân lý nguyên thủy”.
Ở một góc độ khác, nhà thơ Vương Từ, người bạn thơ lâu năm của lại cho rằng: “Tôi đọc thơ Từ Hoài Tấn nhiều năm qua, giờ đọc vẫn thấy mới lạ trong cái xúc động nhiều chiều”.
Cũng vì thế mà nhà thơ Trần Hữu Dũng trong bài viết “thơ Từ Hoài Tấn: nỗi ám ảnh với thời gian” đã nhận định: “Từ Hoài Tấn có những bài thơ hào sảng, chất ngất chất sông nước miệt vườn... Một mảng thơ riêng với chất tươi mát, thấm đẫm đời sống dân dã”.
|
|
|
|
|
Trường Giang
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.
Sau gần 2 tuần diễn ra với không gian đặc sắc trải dài bên dòng Hương, chiều 14/02/2024, (mồng 5 Tết Giáp Thìn), tại khu vực trước trường Quốc Học Huế, UBND thành phố Huế tổ chức Bế mạc Hội Xuân Giáp Thìn - 2024.
Mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt ở bia Quốc Học Huế được lấy cảm hứng từ ấn "Quốc gia tín bảo", thiết kế tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng, như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa thông tin sẽ mở cửa đón cộng đồng nhân dân và du khách nội địa tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Chiều 03/2, tại Công viên Lý Tự Trọng, UBND thành phố Huế tổ chức lễ khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.
Sáng 02/2, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế tổ chức lễ khai mạc Festival Tết Huế và Chương trình tết Huế năm 2024.
Sáng 2/2 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn – 2024 chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số”.
Chiều ngày 1/2, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm tranh Mùa Xuân – Con giáp năm 2024.
Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018 - 2023).
Sáng 30/1, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế năm 2024 tổ chức họp báo để thông tin về mục đích, ý nghĩa và một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Tết Huế năm 2024.
Sáng ngày 29/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt hơn 1700 nhân sĩ, trí thức nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 28/1, UBND tỉnh tổ chức phát động phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" năm 2024. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Giám đốc WWF – Việt Nam, Văn Ngọc Thịnh; các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân.
Ngày 26/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.