Không phải ngẫu nhiên mà Giáo sư Phan Huy Lê lại đặt tên cho đứa con tinh thần của mình vừa mới ra đời cách đây không lâu là “Huế và triều Nguyễn”, cuốn sách do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với NXB Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2014.
Theo dặm dài lịch sử hơn 700 năm của mảnh đất này thì Huế luôn gắn chặt với triều Nguyễn bởi nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích thành lũy, cung đình lăng tẩm, phủ đệ, các giá trị văn hóa tiêu biểu và đặc sắc của triều Nguyễn. Chính từ những giá trị đó mà Cố đô Huế vinh dự đại điện cho Việt Nam được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993, và Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là Di sản phi vật thể thế giới năm 2003. Đây là hai Di sản thế giới (vật thể và phi vật thể) đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay, Huế là một thành phố di sản nổi tiếng, một trung tâm du lịch hấp dẫn của cả nước và thế giới.
Cuốn sách là kết quả của quá trình nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn gần 40 năm qua của GS. Phan Huy Lê. Trong tài sản hơn 400 công trình nghiên cứu khoa học đến thời điểm này của mình, Giáo sư đã dành một dung lượng lớn (thời gian, công sức, trí tuê và tình cảm) để nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Điều đó cho thấy Huế chiếm một vị trí không nhỏ trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và cả một góc riêng trong đời sống tình cảm của Giáo sư.
Với hơn 20 công trình nghiên cứu khoa học tập hợp trong cuốn sách, nổi bật và tiêu biểu là các bài Luận văn khoa học và phát biểu, giới thiệu của GS. Phan Huy Lê tham gia chủ trì các hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức và phối hợp tổ chức (dù bận công việc đến đâu, Giáo sư đều sắp xếp thời gian để tham gia chủ trì cùng đồng nghiệp trong nước và quốc tế như: Hội thảo về Tây Sơn năm 2001, họ Thân trong lịch sử Việt Nam năm 2004, phong trào Đông Du và hợp tác Việt - Nhật năm 2005, Phật Hoàng Trần Nhân Tông và 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, năm 2006..., Quảng Trị - Đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (tổ chức tại Quảng Trị, năm 2013), chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (tổ chức tại Thanh Hóa năm 2008)...
Đọc hết cuốn sách dày hơn 500 trang, người đọc dễ nhận thấy rằng tuy cách tiếp cận vấn đề xa - gần có khác nhau, mức độ dày - mỏng có khác nhau, nhưng phương pháp luận khoa học là nhất quán - Đó chính là cái nhìn lịch sử khách quan và biện chứng của GS. Phan Huy Lê khi nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Đặc biệt là những đề xuất nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, cởi mở về các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn của Giáo sư để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn, công bằng hơn, sáng tỏ hơn đối với triều Nguyễn. Đó là điểm mới khác biệt so với nhiều công trình khoa học từ lâu đã nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Cuốn sách là đóng góp khoa học đáng trân trọng và tâm huyết mà Giáo sư đã dành cho Huế.
Hòa chung không khi đầu xuân mới, các địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu lần thứ 17. Đây là hoạt động ý nghĩa của các văn nghệ sĩ những người yêu thơ trong dịp tết Nguyên Tiêu và chào mừng Ngày thơ Việt Nam.
Thông báo tuyển dụng nhân viên văn thư - lưu trữ
Trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh vui mừng xuân mới; hòa trong không khí Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17. Tối ngày 18/02 (14 tháng giêng năm Kỷ Hợi), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm Thơ Nguyên Tiêu Kỷ Hợi - 2019 với chủ đề “Sắc hoa biên cương”.
Sáng ngày 18/02 (14 Tháng Giêng năm Hỷ Hợi), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất .
Xác định được tầm nhìn và mục tiêu đi xa hơn cũng như những giải pháp "đột phá" về cơ chế và chính sách trong thời gian tới, đặc biệt là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên diễn ra ngày 16/2 đã mở ra cơ hội lớn cho các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong phát triển du lịch, trở thành những điểm đến có thương hiệu quốc tế; đưa du lịch của khu vực trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Sáng 16/02, tại Tử Cấm thành, Đại Nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện KHCN xây dựng Miền Trung tổ chức buổi lễ khởi công Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung.
Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 - 2018)
Cụ thể như sau:
Trong hai ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng Tết Kỷ Hợi (12 và 13/02), lễ hội đền Huyền Trân mang chủ đề “Ngưỡng vọng Tiền nhân” đã được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế).
Sáng 20/01, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Tết sum vầy 2019 – Phúc lợi Đoàn viên” năm 2019 cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Chiều ngày 6/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 và tình hình triển khai việc chuẩn bị đón tết Nguyên đán Kỷ Hợi trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 05/01/2019, Ban chấp hành Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2018 đồng thời tôn vinh các văn nghệ sĩ đã được các giải thưởng cấp quốc tế, khu vực cũng như nhà nước.
Chiều ngày 21/12, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2018.
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ gặp mặt toàn thể hội viên, nhằm ôn lại truyền thống của Liên hiệp Hội và cũng là dịp để giao lưu, động viên văn nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhân ngày truyền thống thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2018).
Chiều 8/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc trại sáng tác âm nhạc “Huế xưa và nay”.
Sáng ngày 11/6, Đại học Huế tổ chức khai mạc lớp đào tạo giảng viên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đây là chương trình trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Huế và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) năm 2018.
Chiều ngày 4/6, Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức kỳ họp bất thường để miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Văn Cao (nghỉ hưu theo chế độ) và miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Đinh Khắc Đính (chuyển công tác khác) và tiến hành bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Sáng 4/6, tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế diễn ra chương trình ra quân “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”.
Sáng ngày 04/6, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội đã tổ chức khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Thừa Thiên Huế 2018.
Chiều ngày 01/6, trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp với các họa sĩ Hiệp hội Mê Kông đã tổ chức triển lãm Mỹ thuật đương đại 2018.
Sáng ngày 01/6, vòng chung kết Hội thi “Chung tay cải cách hành chính năm 2018” đã diễn ra tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh.