Trong khuôn khổ chương trình Phát triển Không gian Văn hóa, sáng ngày 15/ 8, Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tập sách “Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo.”
Đến dự buổi ra mắt tập sách có đông đảo các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu văn học, các có quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn cùng những người yêu mến văn chương nói chung và quan tâm đặc biệt đến thơ Tân Hình thức nói riêng.
Đây là tập sách công phu, với gần 500 trang, bao gồm nhiều bài nghiên cứu về đặc trưng thi pháp của thơ Tân Hình thức nói chung và thực tiễn sáng tạo thơ Tân Hình thức ở Việt Nam nói riêng. Hai mươi ba tiểu luận có trong cuốn sách này là hai mươi ba góc nhìn khác nhau về thơ Tân Hình thức. Mỗi cách tiếp cận sẽ gợi mở những chiều hướng khác nhau, những truy vấn khác nhau về vai trò của thơ Tân Hình thức đối với diện mạo của thi ca thế giới và thi ca Việt Nam đương đại. Trong đó bao gồm các tiểu luận của nhiều nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng Việt Nam như Khế Iêm, Bửu Ý, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Quyên, Inrasara... và tiểu luận của các nhà nghiên cứu thế giới như William B Noseworthy, Frederck Feirstein, Angela Saunders...
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tại buổi giới thiệu sách |
Trong “Thay lời tựa”, mở đầu cho tập tiểu luận này, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, một trong những người đã không ngừng nỗ lực để cho thơ Tân Hình thức có mặt tại Việt Nam cho rằng: “Cuốn sách này có thể nói đã mang trong mình sự tâm huyết của những trái tim vì sự phát triển văn học nghệ thuật, sự ưu tư của nhiều sáng tạo, sự đa chiều thẳng thắn của các góc nhìn khoa học thấu triệt... Đây có lẽ là sự hội tụ đông đảo và nghiêm túc nhất cùng bàn luận về thơ Tân Hình thức từ trước đến nay.”
|
Giáo sư Bửu Ý tại buổi giới thiệu sách |
Tại buổi giới thiệu sách, giáo sư Bửu Ý cho rằng, việc cổ xúy cho những khuynh hướng sáng tạo mới đối với một nền nghệ thuật của một dân tộc là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt, ngày nay, trong môi trường thế giới phẳng thì sự tiếp nhận đối với những khuynh hướng sáng tạo mới là điều đương nhiên của một nền nghệ thuật. Trải lòng với bạn đọc, giáo sư Bửu Ý đã nói về những vấn đề về tự do sáng tạo của một nhà thơ, theo ông, thi sỹ là những kẻ tự do tuyệt đối, tự do theo đuổi không ngừng nghỉ những giấc mơ của mình, tất nhiên, những thi sỹ tiên phong bao giờ cũng là những người cô đơn, những kẻ bị hắt hủi ngay trong thời đại mà mình đang lưu trú, nhưng về sau, tên tuổi của họ sẽ được lưu truyền với những khái phá trước đó của họ...
Phần sau của công trình này bao gồm những bài thơ Tân hình thức tiêu biểu, trong đó có 15 bài thơ của ba nhà thơ Tân hình thức Mỹ, và 57 bài thơ thuộc về năm thế hệ những nhà thơ Tân hình thức Việt sinh từ những thập niên 1940 tới 1990 mà tiểu biểu là những nhà thơ như Nguyễn Đăng Thường, Chu Thụy Nguyên, Khế Iêm, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lý Đợi, Inrasara, Nguyên Quân, Phạm Thi Anh Nga, Trầm Phục Khắc...
|
Nhà văn Nguyên Quân tại buổi giới thiệu sách |
Cũng tại buổi ra mắt sách, nhà thơ Nguyên Quân, một người làm thơ Tân Hình thức tiêu biểu ở Huế đã có những trải lòng với bạn đọc về những suy tư, những kỷ niệm của anh khi bước vào làm thơ Tân Hình thức. Theo anh, một người làm thơ quan trọng nhất vẫn là tư tưởng nhưng không thể thờ ơ hay đứng ngoài các trào lưu mới. Người làm thơ có thể thực hành những kiểu dạng thơ khác nhau và mỗi hình thức thơ sẽ đưa đến cho nhà thơ những cuộc thăm dò khác nhau về đời sống, về nội tâm. Coi trọng về hình thức là điều thiết yếu của người làm thơ, bởi đơn giản hình thức luôn mang tính quan niệm, hình thức sẽ làm bệ phóng cho tư tưởng bay xa hơn.
Cũng trong tập tiểu luận này, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, một trong những nhà phê bình có kiến văn sâu rộng nhất hiện nay cho rằng: “Có thể rồi đây, thơ hậu hiện đại Việt Nam sẽ chọn được cho mình một thể thơ khác phù hợp hơn và, do đó, thành công hơn. Nhưng với tư cách là một thể thơ mang tính hệ hình mở đầu cho trào lưu thơ Hậu hiện đại ở Việt Nam thì tân hình thức mãi mãi còn được nhắc đến và biết ơn.”
|
Nhà giáo Bửu Nam tại buổi ra mắt sách |
Nhà giáo Bửu Nam, tại buổi giới thiệu sách đã có những gợi mở về những chương trình cần làm để cho việc quảng bá thơ Tân hình thức được rộng rãi hơn nữa. Trong đó, việc chú ý vào những cuộc thi thơ Tân Hình thức cần được thực hiện rộng hơn, và chuẩn bị tâm thế tiếp nhận dòng thơ không dễ tiếp nhận này cho bạn đọc là những việc rất quan trọng để có một sân chơi cho Tân Hình thức sâu rộng hơn trong công chúng.
|
Đông đảo bạn đọc tới tham dự |
Những năm qua, Tạp chí Sông Hương đã trở thành một trong những tạp chí hiếm hoi ở Việt Nam hướng tới quảng diễn những lối thực hành nghệ thuật mang tính tiên phong, là nơi để những người can đảm dò tìm cho mình những lối đi riêng, có thể đăng tải những thử nghiệm nghệ thuật mới mẻ, có chiều sâu về tư tưởng và có tính khai mở về hình thức thể hiện. Nỗ lực của Tạp chí trong việc quảng bá cho thơ Tân Hình thức hay rộng hơn là nghệ thuật Hậu hiện đại đã được những nhà chuyên môn có uy tín và những người viết có tâm huyết vì một nền nghệ thuật lành mạnh, dân chủ, nghiêm túc đã tin tưởng, cộng tác và đón đọc.
Người Sông Hương
Hòa chung không khi đầu xuân mới, các địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu lần thứ 17. Đây là hoạt động ý nghĩa của các văn nghệ sĩ những người yêu thơ trong dịp tết Nguyên Tiêu và chào mừng Ngày thơ Việt Nam.
Thông báo tuyển dụng nhân viên văn thư - lưu trữ
Trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh vui mừng xuân mới; hòa trong không khí Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17. Tối ngày 18/02 (14 tháng giêng năm Kỷ Hợi), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm Thơ Nguyên Tiêu Kỷ Hợi - 2019 với chủ đề “Sắc hoa biên cương”.
Sáng ngày 18/02 (14 Tháng Giêng năm Hỷ Hợi), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất .
Xác định được tầm nhìn và mục tiêu đi xa hơn cũng như những giải pháp "đột phá" về cơ chế và chính sách trong thời gian tới, đặc biệt là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên diễn ra ngày 16/2 đã mở ra cơ hội lớn cho các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong phát triển du lịch, trở thành những điểm đến có thương hiệu quốc tế; đưa du lịch của khu vực trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Sáng 16/02, tại Tử Cấm thành, Đại Nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện KHCN xây dựng Miền Trung tổ chức buổi lễ khởi công Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung.
Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 - 2018)
Cụ thể như sau:
Trong hai ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng Tết Kỷ Hợi (12 và 13/02), lễ hội đền Huyền Trân mang chủ đề “Ngưỡng vọng Tiền nhân” đã được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế).
Sáng 20/01, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Tết sum vầy 2019 – Phúc lợi Đoàn viên” năm 2019 cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Chiều ngày 6/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 và tình hình triển khai việc chuẩn bị đón tết Nguyên đán Kỷ Hợi trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 05/01/2019, Ban chấp hành Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2018 đồng thời tôn vinh các văn nghệ sĩ đã được các giải thưởng cấp quốc tế, khu vực cũng như nhà nước.
Chiều ngày 21/12, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2018.
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ gặp mặt toàn thể hội viên, nhằm ôn lại truyền thống của Liên hiệp Hội và cũng là dịp để giao lưu, động viên văn nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhân ngày truyền thống thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2018).
Chiều 8/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc trại sáng tác âm nhạc “Huế xưa và nay”.
Sáng ngày 11/6, Đại học Huế tổ chức khai mạc lớp đào tạo giảng viên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đây là chương trình trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Huế và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) năm 2018.
Chiều ngày 4/6, Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức kỳ họp bất thường để miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Văn Cao (nghỉ hưu theo chế độ) và miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Đinh Khắc Đính (chuyển công tác khác) và tiến hành bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Sáng 4/6, tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế diễn ra chương trình ra quân “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”.
Sáng ngày 04/6, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội đã tổ chức khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Thừa Thiên Huế 2018.
Chiều ngày 01/6, trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp với các họa sĩ Hiệp hội Mê Kông đã tổ chức triển lãm Mỹ thuật đương đại 2018.
Sáng ngày 01/6, vòng chung kết Hội thi “Chung tay cải cách hành chính năm 2018” đã diễn ra tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh.