Nhằm hưởng ứng Festival Huế 2018, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – Cơ quan đại diện tại Đà Nẵng phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử TT-Huế giới thiệu tập sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo 1957-1975, từ thực tiễn nhìn lại” tại Hội trường Đại học Huế, số 3 Lê Lợi vào lúc 8h30.
Phát biểu của Đại tá Lê Anh Dũng - Trưởng đại diện Nxb QĐND tại Đà Nẵng
Công trình biên soạn sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo 1957-1975, từ thực tiễn nhìn lại”, đến nay đã ra mắt độc giả được bốn năm, với năm lần in ấn phát hành được 4500 quyển.
Ông Đỗ Hằng - Đại diện Ban biên soạn cuốn sách phát biểu tại buổi lễ
Tại lần tái bản thứ tư, sách dày hơn 800 trang, do cựu cán bộ tù chính trị câu lưu Côn Đảo biên soạn có bổ sung, tu chỉnh. Sách tập trung ca ngợi phẩm chất cách mạng, tinh thần đấu tranh ngoan cường của tù chính trị câu lưu Côn Đảo trước các thủ đoạn tàn độc, dã man của nhà tù Mỹ-Ngụy; đồng thời đúc rút bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, binh-địch vận, tinh thần đoàn kết, bảo vệ đồng đội của các chiến sĩ cộng sản.
Bìa trước của công trình biên soạn "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957-1975), từ thực tiễn nhìn lại"
Theo PGS. TS. Đỗ Bang – Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cuốn sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo 1957-1975, từ thực tiễn nhìn lại” là một tài sản vô giá về cuộc đấu tranh cho lý tưởng cách mạng, tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc Việt Nam, là tượng đài chiến thắng sau gần hai thập niên đấu tranh một mất một còn, để khẳng định chân lý: “Chính nghĩa thắng bạo tàn.” Với giá trị to lớn về nguồn sử liệu và ý nghĩa chân chính của một thế hệ đã chiến đấu và hy sinh tại nhà tù Côn Đảo mà chắc chắn khó lặp lại trong tương lai, với nhà tù Côn Đảo, lịch sử Việt Nam chỉ diễn ra một lần nhưng đã đủ nói lên tất cả về giá trị phẩm chất cách mạng và ý chí bất khuất của một dân tộc “thà chết không chịu làm nô lệ.”
Hữu Đức
Hưởng ứng Festival Huế 2018, tại cà phê Nốt Trịnh trên đường Trịnh Công Sơn đã diễn ra chương trình nghệ thuật Vẽ Trịnh Công Sơn vào chiều 26/4/2018.
Sáng 25/4, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (3 Lê Trực, TP Huế)Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng các nhà sưu tầm cổ vật: ông Nguyễn Công Tuấn và ông Ngô Văn Trường (Tp. Hà Nội), ông Nguyễn Hữu Hoàng (Tp Huế) phối hợp tổ chức triễn lãm “Đồ sử ký kiểu thòi Lê-Trịnh, chúa Nguyễn và thời Nguyễn”.
Chiều 23/4, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2018 và Viễn thông (VNPT) Thừa Thiên - Huế đã phối hợp tổ chức lễ khai trương Trung tâm thông tin báo chí Festival tại số 01 Phan Bội Châu, Huế.
Sáng 23/4, tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2018 đã ký kết tài trợ với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Thừa Thiên- Huế - Nhà tài trợ Đồng, với số tiền tài trợ 1 tỷ đồng.
Sáng 20/4, tại UBND tỉnh, Ban Tổ chức Fesstival Huế và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tiến hành ký kết tài trợ cho Festival Huế 2018.
Chiều ngày 19/4, tại trụ sở UBND tỉnh đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tài trợ Festival Huế 2018.
Chương trình thực tế ảo “Đi tìm Hoàng cung đã mất” là dự án phim sử dụng công nghệ 4D do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty TNHH IV COM (thuộc Công ty UnderDog Studio-Hàn Quốc) đầu tư với kinh phí khoảng 2 triệu USD, do UnderDog Studio đầu tư. Chương trình sẽ chính thức khai trương sáng 27/4/2018 tại Đông điện Thái Hoà, Đại Nội Huế.
Sáng 19/4, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2018 và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tiến hành tổ chức lễ ký kết hợp đồng tài trợ Festival Huế 2018.
Festival Huế lần thứ X với chủ đề: “Di sản văn hóa, hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Huế từ ngày 27/4/2018 đến ngày 2/5/2018 với sự tham gia của 22 đoàn nghệ thuật đến từ 19 quốc gia.
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Festival Huế 2018, trong 3 ngày từ 24 đến 26/4/2018, huyện Quảng Điền sẽ tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 4.
Được xem là chương trình “đinh” của Festival Huế 2018, Văn Hiến Kinh Kỳ là một show diễn nghệ thuật tổng hợp do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dàn dựng và thực hiện. Đó là một chương trình kết hợp giữa nhiều yếu tố: hát múa, diễn xướng, hoạt cảnh, ngâm thơ, âm nhạc, hiệu ứng âm thanh, kỹ xảo màn hình led, hiệu ứng ánh sáng, khói màu, pháo hoa kỹ thuật cũng nhiều yếu tố cộng hưởng trong nghệ thuật sân khấu khác v.v.
Âm vọng sông Hương là chương trình nghệ thuật đầu tiên trong suốt 10 kỳ Festival được thực hiện trên một sân khấu chìm trên sông Hương với quy mô lớn nhất và phức tạp nhất.
Chiều ngày 4.4, Ban Tổ chức Festival Huế 2018 kí kết Hợp đồng Tài trợ với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam – Nhà tài trợ Vàng tại Festival Huế 2018.
Nhiều lễ hội, chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, quy mô lớn, độc đáo, hoành tráng sẽ diễn ra trong 6 ngày đêm diễn ra tại Festival Huế 2018.
Chiều ngày 06/3, Lễ ký kết hợp đồng tài trợ nhà vận chuyển chính cho Festival Huế lần thứ X-2018 đã được diễn ra tại Văn phòng UBND tỉnh.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế - Huế 2018 với chủ đề “Tinh hoa ẩm thực Huế” sẽ được tổ chức từ ngày 28/4/2018 đến hết ngày 02/5/2018.
Sáng ngày 01/3, Ban tổ chức Festival Huế 2018 tổ chức lễ ký kết hợp đồng tài trợ Festival Huế 2018 với Ngân hàng Nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Agribank).
Tin từ Ban Tổ chức Festival Huế 2018, đoàn múa sư tử Tomoyose và Choshitahaku, thuộc thành phố Yaese (tỉnh Okinawa) sẽ biểu diễn tại Festival Huế 2018. Đoàn sẽ biểu diễn, và giao lưu cùng với đoàn múa lân sư rồng Thái Nghi Đường (TP.Huế).