Chiều ngày 19/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu hai cuốn sách “Em còn gì sau chiến tranh” và “Biến cố 182010” của nhà văn Hà Khánh Linh.
Hai tác phẩm của nhà văn Hà Khánh Linh trong buổi giới thiệu sách
Nhà văn Hà Khánh Linh tên thật là Nguyễn Khoa Như Ý, quê ở thôn Niêm, làng Ưu Điềm, xuất thân trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở Huế. Năm 20 tuổi, đang học dở dự bị đại học Khoa Học Sài Gòn thì nhà văn quyết định bỏ học để gia nhập quân Giải phóng. Từ đó cho đến khi nghỉ hưu nhà văn đã từng đi dạy, làm phóng viên Đài phát thanh Giải phóng, Đài phát thanh Bình Trị Thiên, làm biên tập, Thư ký Tòa soạn rồi Phó tổng biên tập Tạp chí Sông Hương. Nhà văn đã có những năm tháng gian khổ ở chiến trường Trị Thiên, những chuyến đi thực tế ở Căm pu chia..., tất cả đã khiến chị có một vốn sống hết sức phong phú, rất cần thiết cho một nhà văn viết tiểu thuyết.
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tặng hoa chúc mừng nhà văn Hà Khánh Linh |
Đến nay nhà văn Hà Khánh Linh đã xuất bản 25 cuốn sách. Trong đó có 2 tập thơ, 10 tập truyện tự truyện và hồi kỳ, đặc biệt là có đến 13 cuốn tiểu thuyết. Là một trong những nhà văn có tác phẩm xuất bản nhiều nhất ở Huế.
Hai tiểu thuyết “Em còn gì sau chiến tranh” và “Biến cố 182010” in một lần trong năm 2015 cho thấy bút lực dồi dào của nữ nhà văn xứ Huế.
|
Chiếc chìa khóa nhà văn Hà Khánh Linh trao lại cho Tạp Chí Sông Hương |
Cuốn “Em còn gì sau chiến tranh” là thiên truyện “dẫn nguồn” nỗi đau từ quá khứ chiến tranh và nó thấm cả vào hiện tại khi đất nước vẫn đứng trước sóng gió để giữ vững hòa bình. Năm 2014, Tạp chí Sông Hương đã trích đăng chương III, và tiếp đó là VI chương cuối cùng của cuốn sách, nói về tinh thần chống ngoại xâm giữa những ngày kẻ bành trướng đại hán Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trong thềm hải phận Việt Nam.
|
Nhà văn Hà Khánh Linh trao tặng chìa khóa TCSH cho nhà văn Hofof Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương |
“Biến cố 182010”, một cái tên rất hiện đại lại viết về một câu chuyện rất thực, rất đời thường về đứa cháu Bình Nghi mà nhà văn rất mực yêu thương. Ngồn ngộn trong các trang sách là dòng chảy ắp đầy tình cảm giữa bà và cháu Bình Nghi. Biến cố 1.8.2010 chính là ngày tháng năm hai bà cháu bị bắt buộc xa nhau. Ở đó ta bắt gặp những ngày tháng nặng nề, tâm trạng khốn cùng của người bà khi cuộc sống không có Bình Nghi, và cả hai đã bị cắt đứt liên lạc. Đó là những mùa thu đau đớn, những mùa đông ảm đạm. Những chi tiết về đời sống của Bình Nghi đã qua, những đau khổ rã rời khi sống trong môi trường giáo dục trẻ một cách ích kỷ hẹp hòi của người lớn, và cả những ngày hạnh phúc ít ỏi, trong đó có những ngày em được theo bà đi thực tế sáng tác và chụp ảnh với cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vượt lên trên câu chuyện tình cảm trái ngang, đó là tiếng kêu thét về việc hãy cảm thong, thấu hiểu để những tâm hồn trẻ thơ được sống, để từ đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp mà chúng đáng ra phải có…
|
Nhà văn Lê Vũ Trường Giang phát biểu tại buổi giới thiệu sách |
Nhà văn Hà Khánh Linh ngày nào giờ chỉ còn cách gạt bỏ những đau đớn, nhức nhối, tìm kiếm, chắt chiu từng giọt thời gian để sáng tác. Vui với người trong truyện. Tạo ra nhân vật đồng điệu tâm hồn để chia sẻ với mình.
Nhà văn tâm niệm: “Khi đau khổ, tuyệt vọng, một số người tìm đến chất gây nghiện, cuộc đỏ đen,... còn nhà văn thì tìm đến cây bút và trang viết. Sự hưng phấn của kẻ nghiện khác với sự thăng hoa trong tâm hồn nhà văn khi sáng tác là ở chỗ, một bên là tự tàn phá cuộc đời, hủy hoại nhân cách và làm khổ nhiều người, còn bên kia thì ngược lại”.
|
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê tại buổi giới thiệu sách |
Được biết: Năm 2014, tại hội nghị nhà văn các nước sông Mê Kông lần thứ 5 được tổ chức tại Siem Riep (Campuchia), tác phẩm “Nụ cười Apsara” của nhà văn Hà Khánh Linh đã được trao tặng Giải thưởng Văn học sông Mê Kông. Giải thưởng do Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Men Sam An trao tặng. Hà Khánh Linh là nhà văn đầu tiên của Thừa Thiên Huế vinh dự nhận giải thưởng này.
|
Đông đảo các văn nghệ sĩ đến tham dự buổi ra mắt sách |
Được biết: Năm 2014, tại hội nghị nhà văn các nước sông Mê Kông lần thứ 5 được tổ chức tại Siem Riep (Campuchia), tác phẩm “Nụ cười Apsara” của nhà văn Hà Khánh Linh đã được trao tặng Giải thưởng Văn học sông Mê Kông. Giải thưởng do Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Men Sam An trao tặng. Hà Khánh Linh là nhà văn đầu tiên của Thừa Thiên Huế vinh dự nhận giải thưởng này.
PV
Sáng ngày 23/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Khởi công Dự án đường Nguyễn Hoàng và Cầu vượt qua sông Hương, thành phố Huế.
Sáng ngày 21/12, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết cuộc thi viết “Thừa Thiên Huế trong tôi” dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 20/12, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế.
Chiều 18/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức tổng kết cuộc thi sáng tác ca khúc mới với chủ đề “Tôi yêu Huế” năm 2022.
Sáng 18/12, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 234 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
Chiều 09/12, Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại TT Huế, Hội Mỹ thuật TT Huế, trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức Triển lãm kỷ niệm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam.
Chiều ngày 9/12/2022, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị) - số 17 Lê Lợi, thành phố Huế, Gia đình Đại tá Hà Văn Lâu phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm hình ảnh tư liệu và giới thiệu tập sách về cuộc đời và sự nghiệp của “Nhà ngoại giao - Đại tá Hà Văn Lâu: Hồi ức cách mạng trong kỷ niệm”. Hoạt động diễn ra nhân kỷ niệm 104 năm Ngày sinh của Nhà Ngoại giao - Đại tá Hà Văn Lâu (9/12/1918 - 9/12/2022).
Ngày 6/12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học: “Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Bình – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 30/11, Đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì cuộc họp báo thông báo về kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trung tâm Festival Huế vừa tổ chức cuộc thi ảnh, video “Dấu ấn Festival Huế 2022” nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp, khoảnh khắc ấn tượng của các lễ hội xuyên suốt Festival Huế bốn mùa 2022 đến với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.
Tối 25/11, tại Ngọ Môn Huế đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Vũ khúc giao hòa”. Chương trình do Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế phối hợp với Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc thực hiện.
Ngày 24/11/2022, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã có thông báo kết quả tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế năm 2022.
Sáng ngày 14/11, Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế đã tổ chức kỷ niệm hai năm hoạt động của Hội. Tham dự có Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức Huế.
Chiều 23/11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế (25 Lê Lợi, TP. Huế), Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế đã tổ chức trưng bày, lấy ý kiến các phác thảo tượng về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Chiều 23/11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao (TP Huế) đã diễn ra triển lãm chuyên đề “Một số lễ hội dân gian Thừa Thiên Huế”. Hoạt động nhằm kỉ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2022). Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2022), chiều ngày 23/11, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã triển lãm mỹ thuật chủ đề “Làng cổ Phước tích qua góc nhìn của Mỹ thuật tạo hình”.
Chiều ngày 22/11/2022, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi ra mắt Hệ thống thuyết minh tự động và sản phẩm lưu niệm của bảo tàng nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Chiều ngày 18/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra buổi triển lãm “ Ngẫu Liên trên giấy” của họa sĩ Phan Hải Bằng.